Dân cư và vấn đề di dânVấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Hà Nội có sự gia tăng dân số đột ngột. Theo điều tra của các nhà xã hội học, mỗi ngày có hàng trăm người đủ các thành phần trí thức đến công nhân, nông dân đủ mọi lứa tuổi ở khắp các địa phương đổ về Thành phố. Ngoài bộ phận dân nhập cư từ nông thôn đến, ven ngoại thành còn là nơi giãn dân của nội thành. Với chính sách chỉnh trang đô thị, các huyện ngoại thành đã tiếp nhận thêm một bộ phận dân cư từ các quận nội thành chuyển ra.
Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội khi đô thị hoáCùng với quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế vùng của nông thôn ven đô sang đô thị. Đến nay kinh tế các huyện ngoại thành đã phát triển bắt nhịp theo xu hướng chung là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Hiện nay, tại các huyện ngoại thành Hà Nội, theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội năm 2011 số cơ sở sản xuất là 11.220 cơ sở, tăng hơn 1.509 cơ sở so với năm 2005 (10.691 cơ sở), số khu công nghiệp tại 5 huyện ngoại thành là 20 trong tổng số 38 khu công nghiệp tại Hà Nội.
Biện pháp:
- 1. Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường;
- 2. Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo nhiều việc làm đô thị ổn định, bền vững cho mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đô thị;
- 3. Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh;
- 4. Trình độ quản lý phát triển đô thị đủ mạnh và bền vững;
- 5. Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao;
- 6. Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững;
- 7. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững;
- 8. Lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch đô thị;
- 9. Huy động sự tham gia của cộng đồng người dân đô thị trong công tác qui hoạch, phát triển và quản lý đô thị;
- 10. Hợp tác, phối hợp điều hành Vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển.