Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các đoàn thể trong DN cũng như với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
Thứ hai, tiếp tục phổ biến, tuyên truyền kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chung, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tạo chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế chính sách nội bộ phù hợp với các quy định mới của pháp luật và điều kiện thực tế, ổn định và tăng cường hệ thống quản lý môi trường các cấp, phát triển lực lượng làm công tác môi trường chuyên sâu trong DN, đủ năng lực đảm bảo nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới
Thứ tư, huy động các nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường, chi tối thiểu 1,5 – 2% doanh thu sản xuất cho công tác bảo vệ môi trường trực tiếp (1 - 1,5% cho Qũy môi trường tập trung của DN để đầu tư các công trình môi trường, 0,5-1% cho công việc bảo vệ môi trường thường xuyên); Huy động vốn từ hợp tác quốc tế, xã hội hóa, vốn đầu tư khác để di dời cơ sở sản xuất, di dời dân cư, đầu tư công nghệ…
Thứ năm, tổ chức thực hiện công tác này trong DN theo hướng tổng thể, đồng bộ, đầu tư đủ, có trọng tâm, giải quyết gọn và dứt điểm từng vấn đề, từng khu vực đảm bảo hiệu quả.
Thứ sáu, quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên tiến phù hợp với điều kiện của DN. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên…