Tác dụng của phân ủ
Đối với xác bã thực vật: như vỏ cà phê, dây thanh long, rơm, thân lá cây bắp, gốc rạ,… những thứ này chưa phải là phân bón và cần ủ để có thể chuyển hóa chất hữu cơ thành chất mùn giúp cây hấp thu được, tăng độ tơi xốp cho đất để hệ rễ và củ phát triển.
Đối với phân chuồng: trong phân chuồng vốn đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật này thường có trong đường ruột của động vật và trong tự nhiên, nhưng chúng hoạt động không mạnh. Bởi vậy cần có thời gian rất lâu để có thể ủ cho phân chuồng bị hoai mục hoàn toàn
Khi ủ phân đúng cách: nhiệt độ đống ủ và các vi sinh cơ lợi sẽ tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh, phân mất mùi khó chịu, các chất cao phân tử như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột, pro tê in, mỡ... bị phân hủy thành các chất có cấu tạo phân tử nhỏ hơn nên cây dễ hấp thu hơn
Tại sao nên làm phân ủ ?
Trong phân hữu cơ thường có các vi khuẩn, vi nấm, các loại ký sinh trùng gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng không những vậy mà các vi sinh có thể bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp cho người, gia súc.
Ở vùng trồng lúa gốc dạ ngập trong bùn gây ra các tình trạng ngộ độc hữu cơ cho đất do các chất khí độc sinh ra ở trong quá trình phân hủy gốc dạ
Trong vỏ cà phê tươi còn chứa nhiều chất đường, nông dân rải vỏ cà phê lên bề mặt hố trồng có thể làm cho cây cà phê và hồ tiêu dễ bị nhiễm bệnh. Chất đường có trong vỏ cà phê có thể là một môi trường thuận lợi và là thức ăn cho các loài nấm hại có thể phát triển mạnh
Trong phân chuồng có chứa những mầm bệnh không tốt cho cây, gây hại cho cây hoặc có thể mầm bệnh sẽ phát triển sau một thời gian khi bón phân chuồng tươi vào đất, đã có rất trường hợp trồng gừng bị thối củ, vàng lá, chết nhanh khi cây mới mọc 20 đến 25 cm,vườn cà phê bị vàng, lá trầm trọng sau khi bón phân chuồng tươi khoảng 1 năm.