Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhà thơ Xuân Diệu và những tác phẩm của ông

2 trả lời
Hỏi chi tiết
7.880
12
4
Thùyy Dungg
24/10/2019 21:51:39

Được mệnh danh là ” Mới nhất trong các nhà thơ mới”, Xuân Diệu là tiếng thơ thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới, đồng thời mang đậm bản sắc riêng. Trước hết, nó hiện ra trong hình tượng một cái tôi cực mãnh liệt, cái tôi ấy bám riết lấy trần gian, chạy đua với thời gian, lúc nào cũng thèm yêu khát sống, với triết lý:Làm sao sống được mà không yêu- Không nhớ không thương một kẻ nào”, Với chủ trương “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối-Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Vì thế, lúc nào cái tôi cũng khát khao tận hưởng và tận hiến ngay trên thiên đường trần thế này. Đồng thời nó hiện ra trong một giọng điệu sôi nổi, bồng bột,vồ vập cuống quýt, cả khi vui lẫn khi buồn.
Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên đó là cái nhìn tình tứ, nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình. Cụ thể là những sự vật, hiện tượng, cảnh sắc thiên nhiên đều trẻ trung, xuân sắc và gợi cảm. Vạn vật đều tình tứ “Vạn vật nức xuân tâm”,”Tình thổi gió màu lên xuân phấp phới”. Mà cảnh vật thường được quy chiếu về vẻ đẹp của những giai nhân, tình nhân và thành những cặp đôi. Ví như vàng trăng :”Trăng đi từ viễn xứ-Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” (Lời kĩ nữ), hay mùa thu đến “Đây mùa thu tới, mùa thu tới-Với áo mơ phai dệt lá vàng”( Đây mùa thu tới), hoặc con đường :” Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu”-Lả lả cành hoang nắng trở chiều”( Thơ Duyên),…

Thơ Xuân Diệu cũng rất tiêu biểu cho tinh thần lãng mạn ở chỗ mỗi tiếng thơ như một cơn lũ cảm xúc tuôn chảy ào ạt. Câu này gọi câu kia, hình ảnh này trong hình ảnh khác trong một hơi thở dồi dào, trào cuốn. Tuy nhiên, mỗi thi phẩm của Xuân Diệu đều có một cấu tứ khá chặt chẽ. Không chỉ giãi bày cảm xúc, phơi trải tâm tình một cách đơn thuần,thi sĩ còn nêu ra những quan niệm, những triết lý. Quan Niệm về tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu, về thời gian, về trần gian, về thi ca, thi sĩ, về sắc đẹp, cái đẹp,…Mỗi quan niệm và triết lý ấy đều được triển khai một cách hệ thống, lớp lang thành một mạch luân lí song hành với mạch cảm xúc. Cả hai mạch này thường xuyên quyện chặt với nhau, xuyên thấm vào nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
Bé mèo cute^^
24/10/2019 21:51:40
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Nhiều người đã viết về ông và nhiều nhất là về thơ tình của ông. Nhưng trong thơ tình của Xuân Diệu, những đối tượng nào được ông yêu thì hình như chưa có ai bàn đến. Trong khi, đó lại chính là điểm hứa hẹn nhiều chuyện thú vị.
Cảm giác ngậm ngùi mỗi lần nói đến chuyện tình yêu đã xuất hiện trong thơ Xuân Diệu ngay trước năm 1945, lúc Xuân Diệu còn là một thanh niên. Lúc đó, khi nhìn những người đẹp, ông đã chua chát tự nhủ thầm:
Ta thấy em xinh khẽ lắc đầu
Bởi vì ta có được em đâu.
Cũng có khi ông trách móc:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai.
Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc
Lá khoai không ướt đến da ngoài.
 
Những cảm giác như vậy xuất hiện nhiều lần trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói là mặc dù rất đa tình, Xuân Diệu ít khi được thoả mãn. Lý do chính của tình trạng này có thể làm nhiều người kinh ngạc: Xuân Diệu là một người đồng tính luyến ái.
Ở Hà Nội, trong giới quen biết với Xuân Diệu, hình như đã có nhiều người biết chuyện này. Tuy nhiên, ít ai dám công khai nói ra, có lẽ vì sợ cái uy thế của Xuân Diệu và của Huy Cận. Người đầu tiên dám đề cập đến chuyện này một cách công khai chính là Tô Hoài trong cuốn Cát bụi chân ai xuất bản năm 1993 tại Hà Nội. Tô Hoài kể, trước năm 1945, ông được gặp Xuân Diệu vài lần, lần nào cũng diễn ra cái cảnh:
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.
Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. (tr. 168-69)
Cũng trong cuốn hồi ký này, Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để tỏ tình, âu yếm. Các bạn trai của ông rất sợ, vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng lẽ như tờ. (tr. 171)
Mặc dù Tô Hoài đã được Xuân Diệu vuốt tay và nhìn đắm đuối trước năm 1945 như ông đã kể, nhưng hình như ông cũng chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cho nên đêm đầu tiên ghé lại khu văn nghệ sĩ ở căn cứ địa Việt Bắc, ông đã an nhiên ngủ lại trong căn nhà này chung với Xuân Diệu.
Trong đoạn hồi ký trên, Tô Hoài có nhắc đến chi tiết: Xuân Diệu nức nở nói về 'tình trai' của mình. Tình trai là tình giữa hai người con trai với nhau. Chữ 'tình trai' gợi cho chúng ta nhớ, trong tập Thơ thơ, tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1938 của Xuân Diệu, có một bài thơ nhan đề là ‘Tình trai’ như sau:
Bài thơ viết về chuyện hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine của Pháp nhưng qua đó ngụ ý của Xuân Diệu là nói đến chuyện của mình. Yêu bạn trai, ông quên cả chuyện “ngó môi son với áo màu”, tức là phụ nữ. Mối tình trai này tha thiết đến độ “Thây kệ thiên đường và địa ngục / Không hề mặc cả, họ yêu nhau.”
Từ trước đến nay, đọc bài thơ trên, ít ai chú ý đó là bài thơ tả mối tình của một người đồng tính luyến ái. Người được tác giả gọi bằng em một cách tha thiết lại là một người con trai. Nhà thơ yêu người con trai đó và ghen tức trước viễn tượng là một ngày kia người con trai sẽ lấy vợ “Ta biết ngày mai em có vợ.”
Sau này, có thời gian Xuân Diệu sống hẳn với một thanh niên tên là Hoàng Cát. Ông làm bài ‘Đời anh em đã đi qua’ tả lại quãng đời hạnh phúc này:
 
Đời anh em đã đi qua
Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời
Hiểu làm sao hết, em ơi
Bốn năm kỳ diệu đất trời nhờ em
Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim
Khóm cây, con mắt ngày đêm đón mừng.
Khi Hoàng Cát đi bộ đội rồi phải rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam, Xuân Diệu làm bài thơ đưa tiễn đầy nước mắt nhan đề là ‘Em đi’ với lời đề “Tặng Hoàng Cát”.
Hoàng Cát đi rồi, Xuân Diệu buồn vô cùng. Trong bài ‘Đời anh em đã đi qua’, còn có một đoạn cuối nói đến nỗi buồn trống vắng người yêu của Xuân Diệu:
 
Từ đây anh lại trong đời
Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm
Giường kia một bóng anh nằm
Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều.
 
Xin nhắc lại là Hoàng Cát, người được Xuân Diệu gọi là 'em', em Cát,người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai thì tình cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Nếu chúng ta đừng để ý đến chuyện đồng tính luyến ái của nhà thơ thì đây là một bài thơ tình rất mực đằm thắm. Nó góp một tiếng nói tương đối đẹp vào kho tàng thơ tình vô cùng giàu có của Xuân Diệu.
Nhà thơ Huy Cận Một vấn đề khác cũng rất quan trọng là: ai cũng biết người bạn thân nhất của Xuân Diệu là Huy Cận. Chúng ta không thể không thắc mắc: nếu Xuân Diệu là người đồng tính luyến ái, vậy thì Huy Cận là người như thế nào?
Chúng ta nên biết là Huy Cận có hai đời vợ, mà người vợ trước không ai khác hơn là chính em gái ruột của Xuân Diệu. Tuy nhiên, cái chuyện Huy Cận có vợ, một hay hai đời vợ cũng vậy, không có ảnh hưởng gì đến cái kết luận có thể có: ông cũng là một người đồng tính luyến ái, hoặc ít nhất là lưỡng tính luyến ái (bisexual).
Bài thơ tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau. Ở Việt Nam, đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta hãy để ý kỹ: cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc trong bài thơ này lại thấp thoáng những dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn như chuyện ‘ân ái’: 'Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường'; rồi ‘đôi lứa’: 'Còn đâu đôi lứa chuyệän canh sương', Rồi chuyện ‘nệm là hơi thở’, ‘da là chăn ấm’, rồi chuyện ‘xương cọ vào xương’, v.v... Đọc kỹ bài thơ, chúng ta thấy ngay tính chất không bình thường của nó. Có lẽ, cùng với bài ‘Tình trai’ và bài ‘Em đi’ của Xuân Diệu, bài ‘Ngủ chung’ này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu nhất cho chuyện đồng tính luyến ái trong thơ Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo