Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm Nhận về nhân vật Thúy Kiều qua 12 câu thơ

Cảm Nhận về nhân vật Thúy Kiều qua 12 câu thơ(chị em Thúy kiều)
  Kiều càng sắc sao mặn mà 
So vừ tài sắc lại là phần hơn 
   Làn thu thủy nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
  Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một họa đành đòi hai 
   Thông minh vốn sẵn tính trời 
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm 
   Cung thương lau bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
   Khúc nhà tày lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
2 trả lời
Hỏi chi tiết
194
0
0
Đỗ Dũng
25/10/2019 18:05:06
Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:
"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"
Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:
"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới, đành phải dở dang, Kiều đau khổ biết mấy, nhưng đành ngậm ngùi trao lại cho em. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"
Từ "khi" được lặp lại ba lần gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu nặng giữa Kiều với chàng Kim, nhớ đến những kỉ niệm đẹp của hai người. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề" những kỉ niệm đẹp đẽ ấy trở nên sống động hơn trong lòng Kiều. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
An ❥~Hạ
25/10/2019 18:46:49
Nhắc tới Thúy Kiều, ai cũng nghĩ ngay đến một người con gái bạc mệnh với số phận bi kịch phải mười lăm năm lênh đênh trôi dạt giữa cuộc đời. Thế nhưng, sắc đẹp cùng tài năng của nàng cũng luôn được người ta nhắc tới "mười phân vẹn mười", khó có ai có thể bì kịp. Có thể nói Nguyễn Du đã thật ưu ái cho nàng bởi ông đã dùng hết tài năng cùng ngòi bút tinh tế của mình để dựng lên bức chân dung đẹp đẽ nhất của nàng với vẻ đẹp cốt cách cùng tài năng hơn người. Tất cả những điều đó được thể hiện thật rõ qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ngay ở phần đầu tiên "Gặp gỡ và đính ước" của tác phẩm khi Nguyễn Du giới thiệu về gia đình, thân thế cũng như cuộc sống đầu đời của nàng. Đoạn trích là những lời thơ ca ngợi vẻ đẹp cùng tài năng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, đặc biệt là Thúy Kiều.
Gia đình Thúy Kiều gồm hai chị em nàng, điều đó được Nguyễn Du giới thiệu ngay từ những dòng thơ đầu tiên. Cả hai đều là những thiếu nữ xinh đẹp, rạng ngời, uyển điệu như cành mai chớm nở, trong trắng như gió tuyết đầu mùa. Cả hai nàng tuy khác nhau về dáng dấp, tính cách nhưng đều là những người con gái có tài sắc vẹn toàn "mười phân vẹn mười" khiến cho ai nhìn cũng phải say đắm. Thúy Vân - người con gái mang vẻ đẹp như vầng trăng tròn đầy với khuôn mặt đoan trang, tròn trịa mà phúc hậu cùng làn da trắng như tuyết, mái tóc như suối nước mềm mại. Người xưa vẫn luôn chuộng những người con gái như thế, vừa có nét phượng mày ngài, khuôn mặt tròn đầy như mặt trăng vừa có làn da trắng, môi đỏ hồng. Khuôn mặt xinh đẹp với vẻ phúc hậu say lòng người, Thúy Vân còn là người con gái với vẻ đoan trang, hiền hậu, bởi mỗi tiếng nói thốt lên đều như tiếng ngọc ngân vang. Quả là một người con gái xinh đẹp, dịu dàng khiến cho người khác phải vấn vương.
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"
Nếu như theo lẽ thường tình, Thúy Kiều vốn là chị, đáng ra Nguyễn Du phải đặt nàng lên trước Thúy Vân để đặc tả thì mới hợp lý. Vậy mà ở đây, Nguyễn Du lại đặc cách miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều, phải chăng đây là nghệ thuật đòn bẩy, tả mây nẩy trăng, Nguyễn Du muốn dùng vẻ đẹp của Vân để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều? Chẳng thế mà ông viết:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai"
Vẻ đẹp của Kiều đột nhiên xuất hiện sau những câu thơ thật hay miêu tả về Thúy Vân. Ở đây, Nguyễn Du đã khéo léo lồng vào trong câu thơ một sự so sánh thật nhẹ trước vẻ đẹp của hai nàng. Nếu như Vân xinh đẹp, "trang trọng khác vời" nhường ấy thì Kiều - chị của Vân lại "càng sắc sảo mặn mà" xinh đẹp hơn bội phần. Không chỉ về "sắc" đẹp mà còn cả "tài" hoa nữa: "so bề tài sắc lại là phần hơn". Những tính từ so sánh với độ tăng "càng", "lại" càng khiến người đọc có thêm những suy tư về nét đẹp của Kiều. Vẻ sắc sảo, mặn mà cùng tài sắc của Kiều còn hơn Thúy Vân một bậc, vậy không hiểu Kiều đẹp đến nhường nào?
Để miêu tả về Kiều, trước tiên, Nguyễn Du đã miêu tả thật rõ vẻ đẹp ngoại hình của Kiều. Đó là một vẻ đẹp vừa mang nét sắc sảo của trí tuệ hơn người, vừa có nét mặn mà, đằm thắm ở sâu thẳm tâm hồn. Vẻ đẹp ấy đầu tiên ánh lên trên gương mặt với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng:
"Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Đây quả là lời thơ thật đẹp miêu tả lại ánh mắt cùng gương mặt xinh đẹp của nàng. Nguyễn Du đã chọn để miêu tả ở đây bằng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất, để dựng lên trước mắt chúng ta một dung mạo thực sự "mười phân vẹn mười" của Kiều. Một gương mặt với ánh mắt trong vắt, yên tĩnh, nhẹ nhàng, biêng biếc như làn nước mùa thu. Liệu có chăng ánh mắt nào đẹp và dịu dàng hơn ánh mắt ấy? Đôi mắt của một trang mĩ nhân tuyệt mĩ mà chỉ cần một ánh mắt nhìn thôi cũng đã khiến ta xao xuyến rồi. Không như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết toàn bộ gương mặt thì ở Thúy Kiều, ông lại chỉ tả điểm, lấy điểm để tả diện. Như chúng ta vẫn thường nói, "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" của một con người, vậy nên ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả thật tinh tế đôi mắt của Kiều. Đôi mắt ấy vừa đẹp dịu dàng lại phảng phất nỗi buồn thăm thẳm của mùa thu. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn đặc tả đôi lông mày của Kiều như một nét núi mùa xuân "nét xuân sơn". Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, cuốn hút lạ thường. Và chỉ qua hai điểm đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy được một tâm hồn vừa trong sáng vừa có chiều sâu của nàng Kiều. Ở đây, có thể thấy rằng, Nguyễn Du đã sử dụng một loạt những hình ảnh ước lệ của thiên nhiên như "thu thuỷ, xuân sơn" để miêu tả vẻ đẹp trong sáng của Kiều.
Vẻ đẹp của Kiều đã vượt ra khỏi những nét đẹp chuẩn mực thông thường của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có phải vậy chăng nên "hoa ghen, liễu hờn" trước sắc đẹp của nàng:
"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành"
Hoa, liễu - hai loài vật vốn luôn được dùng để miêu tả vẻ đẹp của một người con gái. Ở đây, nó cũng được dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Thế nhưng, vẻ đẹp ấy chẳng những đẹp mà còn rạng rỡ, "thắm" đượm hơn cả sắc hoa khiến cho nó cũng phải ghen tỵ, và cành liễu kia cũng phải "hờn" tủi trước vẻ yểu điệu, xinh đẹp của Kiều. Nghệ thuật nhân hóa được Nguyễn Du khéo léo sử dụng trong câu thơ trên vừa để diện tả vẻ đẹp của Kiều vừa để ẩn dụ vào trong đó một sự hờn trách, ghen tỵ, đố kị của thiên nhiên, cuộc đời với nàng. Có chăng, chính ở đây, Nguyễn Du đã báo hiệu cho Kiều rằng cuộc đời nàng sẽ phải chịu đựng sự gian khổ, đau đớn bởi thiên nhiên vạn vật đã chẳng đồng lòng mà bao dung nàng? Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên nhẹ nhàng chịu "thua", chịu "nhường" nhịn trong hòa bình, thì vẻ đẹp của Kiều lại khiến cho trời đất "ghen, hờn" tức tưởi! Quả đúng là số phận nàng sẽ chẳng êm đềm, chảy trôi!
Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ nói quá "nghiêng nước nghiêng thành" để chỉ vẻ đẹp của nàng. Thành ngữ này dựa vào điển cố khi xưa sắc đẹp yêu kiều của người con gái đã khiến cho quân vương say đắm đến mức mất nước, vậy nên sau này, người ta mới dùng điển cố này để gợi tả vẻ đẹp của giai nhân. Vậy mới nói, Nguyễn Du đã thực sự đã dùng những từ ngữ đẹp nhất để miêu tả sắc đẹp của Kiều và chứng tỏ đó là một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ "khuynh quốc khuynh thành".
Vẻ đẹp về ngoại hình của Kiều được Nguyễn Du dựng lên chỉ bằng đôi ba câu ngắn ngủi. Bằng nghệ thuật lấy điểm tả diện, cùng những hình ảnh thơ ước lệ, ông đã vẽ lên bức họa chân dung nàng Kiều với vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế. Vẻ đẹp của nàng quả giống bức tranh thủy mặc có núi, có nước trời thu, vừa trung hòa, êm dịu, lại vừa đằm thắm, thiết tha.
Sắc đẹp của Kiều kiêu sa nhường ấy, khiến người ta khen ngợi không ngớt thì tài năng của nàng cũng khiến họ phải trầm trồ tới mức thán phục rằng:
"Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"
Nếu như khi miêu tả Vân, Nguyễn Du chỉ chú trọng vào vẻ đẹp của nàng thì ở Thúy Kiều, người ta thấy ông không chỉ ưu ái Kiều về vẻ đẹp mà còn đặc tả thật kĩ tài năng của nàng. Sắc đẹp của nàng đẹp tựa nhường ấy, chim sa cá lặn là thế, nhưng tài năng của nàng còn nổi bật hơn. Người xưa vẫn thường quan niệm rằng tài năng của người con gái phải đủ cầm - kì - thi - họa, nhưng không mấy ai có thể được toàn tài ở bốn lĩnh vực này. Có chăng thì chắc hẳn người con gái ấy phải qua khổ luyện, gian truân từ bé mới đạt được thành tựu ấy. Thế nhưng với Kiều, tài năng của nàng là một tuyệt tác có một không hai ở đời, tất cả tài năng của nàng đều là thiên phú. Bất kì ở lĩnh vực nào, nàng cũng nổi bật cũng toàn tài. Nàng đã đạt đến mức lý tưởng về tài năng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Từ khả năng vẽ tranh "thi họa" đến khả năng làm thơ, ngâm thơ "đủ mùi ca ngâm", tất cả đều khiến người khác phải trầm trồ, thán phục. Thế nhưng, nổi bật nhất trong tài năng của nàng là khả năng đàn hát, thi ca. Tài năng ấy của nàng đã vượt xa mọi người "làu bậc ngũ âm", thậm chí vượt xa những người con gái tài giỏi khác một bậc "ăn đứt hồ cầm một chương". Và khúc nhạc "bạc mệnh" của nàng sáng tác ra khi cất lên khiến ai ai cũng phải cất lòng sầu thương, đau đớn. Đó là khúc nhạc để nói lên một tâm tư đa cảm, một trái tim sầu muộn, một cuộc đời éo le. Khúc nhạc ấy có chăng sau này đã vận vào cuộc đời giông bão của nàng? Tuy vậy, phải nói, tài năng của nàng quả thật khiến người ta bội phục muôn phần.
Thế nhưng, ở đây, có vẻ như Nguyễn Du cũng khéo léo lồng vào đó một ẩn ý rằng cuộc đời của nàng sẽ não nề, "não nhân" tựa như khúc nhạc "bạc mệnh" của mình. Bởi sắc đẹp, tài năng của nàng đều vượt trội người thường, khiến cho cả trời xanh cũng phải đem lòng đố kỵ.
Tóm lại, Nguyễn Du đã thành công dựng lên bức chân dung của Thúy Kiều về cả sắc đẹp lẫn tài năng. Một vẻ đẹp tuyệt mỹ khiến cho trời xanh đố kị, một tài năng vượt trội khiến cho ai cũng phải thán phục, trầm trồ. Thế nhưng, phải chăng đó cũng là lời dự đoán số phận của nàng mà Nguyễn Du muốn gửi gắm bởi ông đã từng nói:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"
Phải, người có tài thường mang phận bạc "Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần", người có sắc thường bị trời ghen "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Và Kiều cũng không nằm ngoài vòng xoay đó của tạo hóa.
Bằng nghệ thuật lấy điểm tả diện cũng một loạt những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ của thiên nhiên, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh của nàng Kiều vừa đẹp về sắc lại đẹp về tài hoa. Khả năng khắc họa chân dung của ông cũng thật độc đáo và tinh tế: dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều - nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo. Bức tranh của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cùng được sử dụng những hình ảnh ước lệ, thế nhưng bức tranh chân dung hiện lên lại một đậm một nhạt. Tuy vậy, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du cũng đã khiến chúng ta thấy rõ được chân dung của cả hai nàng, đặc biệt là tài năng và sắc đẹp của Kiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo