Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nội dung của bài Chiều hôm nhớ nhà

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.926
2
0
An ❥~Hạ
26/10/2019 14:17:37
Thơ ca Việt Nam xưa khi nhắc đến các thi sĩ than thuộc với độc giả, người ta vẫn thường nhắc tới Hồ Xuân Hương hay Bà huyện Thanh Quan. Ngoài tác phẩm “Qua đèo Ngang” thì bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” cũng là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan. Đúng với tên gọi, bài thơ là một áng văn đậm ân tình và cảm xúc của tác giả đối với quê hương của mình.
  • Hai câu thơ đề:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Bài thơ được viết trong bối cảnh là buổi chiều tà khi bóng hoàng hôn buông xuống. Khung cảnh được miêu tả với bóng chiều bảng lảng cùng tiếng trống dồn đầu làng báo hiệu mọi người hãy nghỉ tay đã đến giờ cơm chiều. Ngay từ khi bắt đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu ngay rằng đây là khung cảnh vào một buổi chiều tà, khi hoàng hôn vừa buông tạo tiền đề cho cả tác phẩm được bao trùm bởi màu sắc buổi chiều.
Tác giả sử dụng nhiều từ ghép trong câu thơ tạo lên nhịp điệu nhịp nhàng uyển chuyển cho từng vần thơ. Tiếng tù và đàng xa vọng lại như thúc giục người lữ khách càng cuống quýt, vội vã hơn nữa.
  • Hai câu thực:
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Đến hai câu thơ tiếp theo, tác giả lại miêu tả hàng loạt hành động của con người với ngư ông, mục tử.
Ngư ông thì bắt đầu neo thuyền để trở về nhà, mục tử thì dắt trâu về nhà. Buổi chiều đến là lúc con người trở về nhà sau một ngày dài làm việc, quay quần bên mâm cơm gia đình. Ở đây mọi người cũng vậy, họ đều đã gác hết các công việc lại để trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi. Câu thơ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh buổi chiều trong thơ của Huy Cận:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nhà thơ cũng sử dụng những âm thanh từ xa vọng lại vừa để diễn tả âm thanh đám đông tan rã vừa làm nổi bật lên sự cô đơn của con người đang cảm nhận nó. Mọi người đều đã về nhà hết rồi riêng mình người lữ hành vẫn đang miệt mài trên con đường tha hương nơi xứ người.
Trong bối cảnh mà đến cả cánh chim cũng đã mệt mỏi rệu rã như vậy nhưng người lữ khách thì vẫn đang phải miệt mài bước đi trên con đường của mình. Chỉ có điều bước chân của con người trở nên vội vã cuống quýt hơn, nỗi nhớ nhà cháy bỏng đã khiến con người trở nên nôn nao, phấp phỏng. Có thể thấy được sự cô đơn của con người đang ngày ngày tha hương là vô cùng lẻ loi, cô quạnh. Sự cô đơn ấy hoàn toàn đối lập với dáng vẻ vôi vã quay về mái ấm để đoàn tụ với gia đình của những con người ở nơi đây.
 
  • Hai câu thơ luận:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Cánh chim là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ca, đặc biệt là khi tả về buổi chiều. Hồ Chí Minh cũng từng viết:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không “
(Mộ)
“Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa” (Huy Cận).
Cánh chim của Bà huyện Thanh Quan cũng đã trải qua cả quãng đường dài ngàn dặm và đang tìm về tổ của mình, hình ảnh ấy càng thôi thúc tác giả miệt mài trên con đường của mình.
Tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để làm nổi bật sự cô đơn cùng nỗi niềm của tác giả trên cung đường của mình. Những hình ảnh biểu tượng được tận dụng để gợi lên hình ảnh quê hương xứ sở thân quen, gắn bó. Mỗi câu thơ lại như một vế đối đọc lên đầy nhịp nhàng uyển chuyển khiến bài thơ trở nên gần gũi dễ tiếp nhận với người đọc.
Chiều hôm nhớ nhà là một trong những tác phẩm xuất sắc của Bà huyện Thanh Quan, tác phẩm cùng với Qua đèo Ngang đã cho thấy văn phong, cách viết của tác giả cùng với những nỗi niềm chất chứa, sâu lắng trong tâm hồn của nhà thơ đó là tình yêu đối với quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà cháy bỏng của thi nhân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Coin
07/08/2020 15:02:12
+4đ tặng

Thơ ca Việt Nam xưa khi nhắc đến các thi sĩ than thuộc với độc giả, người ta vẫn thường nhắc tới Hồ Xuân Hương hay Bà huyện Thanh Quan. Ngoài tác phẩm “Qua đèo Ngang” thì bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” cũng là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan. Đúng với tên gọi, bài thơ là một áng văn đậm ân tình và cảm xúc của tác giả đối với quê hương của mình.
  • Hai câu thơ đề:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Bài thơ được viết trong bối cảnh là buổi chiều tà khi bóng hoàng hôn buông xuống. Khung cảnh được miêu tả với bóng chiều bảng lảng cùng tiếng trống dồn đầu làng báo hiệu mọi người hãy nghỉ tay đã đến giờ cơm chiều. Ngay từ khi bắt đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu ngay rằng đây là khung cảnh vào một buổi chiều tà, khi hoàng hôn vừa buông tạo tiền đề cho cả tác phẩm được bao trùm bởi màu sắc buổi chiều.
Tác giả sử dụng nhiều từ ghép trong câu thơ tạo lên nhịp điệu nhịp nhàng uyển chuyển cho từng vần thơ. Tiếng tù và đàng xa vọng lại như thúc giục người lữ khách càng cuống quýt, vội vã hơn nữa.
  •  
7
1
Coin
07/08/2020 15:02:49
+3đ tặng
  • Hai câu thực:
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Đến hai câu thơ tiếp theo, tác giả lại miêu tả hàng loạt hành động của con người với ngư ông, mục tử.
Ngư ông thì bắt đầu neo thuyền để trở về nhà, mục tử thì dắt trâu về nhà. Buổi chiều đến là lúc con người trở về nhà sau một ngày dài làm việc, quay quần bên mâm cơm gia đình. Ở đây mọi người cũng vậy, họ đều đã gác hết các công việc lại để trở về nhà sau một ngày dài mệt mỏi. Câu thơ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh buổi chiều trong thơ của Huy Cận:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nhà thơ cũng sử dụng những âm thanh từ xa vọng lại vừa để diễn tả âm thanh đám đông tan rã vừa làm nổi bật lên sự cô đơn của con người đang cảm nhận nó. Mọi người đều đã về nhà hết rồi riêng mình người lữ hành vẫn đang miệt mài trên con đường tha hương nơi xứ người.
Trong bối cảnh mà đến cả cánh chim cũng đã mệt mỏi rệu rã như vậy nhưng người lữ khách thì vẫn đang phải miệt mài bước đi trên con đường của mình. Chỉ có điều bước chân của con người trở nên vội vã cuống quýt hơn, nỗi nhớ nhà cháy bỏng đã khiến con người trở nên nôn nao, phấp phỏng. Có thể thấy được sự cô đơn của con người đang ngày ngày tha hương là vô cùng lẻ loi, cô quạnh. Sự cô đơn ấy hoàn toàn đối lập với dáng vẻ vôi vã quay về mái ấm để đoàn tụ với gia đình của những con người ở nơi đây.
 
  •  
3
3
Coin
07/08/2020 15:03:26
+2đ tặng
  • Hai câu thơ luận:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Cánh chim là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ca, đặc biệt là khi tả về buổi chiều. Hồ Chí Minh cũng từng viết:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không “
(Mộ)
“Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa” (Huy Cận).
Cánh chim của Bà huyện Thanh Quan cũng đã trải qua cả quãng đường dài ngàn dặm và đang tìm về tổ của mình, hình ảnh ấy càng thôi thúc tác giả miệt mài trên con đường của mình.
Tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để làm nổi bật sự cô đơn cùng nỗi niềm của tác giả trên cung đường của mình. Những hình ảnh biểu tượng được tận dụng để gợi lên hình ảnh quê hương xứ sở thân quen, gắn bó. Mỗi câu thơ lại như một vế đối đọc lên đầy nhịp nhàng uyển chuyển khiến bài thơ trở nên gần gũi dễ tiếp nhận với người đọc.
Chiều hôm nhớ nhà là một trong những tác phẩm xuất sắc của Bà huyện Thanh Quan, tác phẩm cùng với Qua đèo Ngang đã cho thấy văn phong, cách viết của tác giả cùng với những nỗi niềm chất chứa, sâu lắng trong tâm hồn của nhà thơ đó là tình yêu đối với quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà cháy bỏng của thi nhân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×