1. Theo dõi huyết áp và chỉ số Cholesterol
Huyết áp phản ánh độ khỏe mạnh của tim. Huyết áp có thể được đo bằng hai cách: huyết áp tỳ vào thành động mạch khi tim đang bơm máu và huyết áp tỳ vào thành động mạch giữa các nhịp tim khi tim đang thư giãn. Nếu bạn nằm trong nhóm những người có chứng cao huyết áp thì bạn cần đi khám định kì và uống thuốc để điều chỉnh, song song kết hợp các chế độ ăn để hạn chế rủi ro biến chứng về bệnh tim mạch.
Chỉ số cholesterol cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Mức độ cholesterol được cho là không có lợi khi:
• Tổng lượng cholesterol là 200mg/dL hoặc cao hơn.
• Nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) dưới 40 mg/dL.
• Nông độ cholesterol “xấu” (LDL) trên 16o mg/dL.
2. Luyện tập thể dục
Vì tim là cơ quan bơm máu cho cơ thể mỗi ngày, việc tập thể dục nhịp điệu thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe của tim. Các môn thể thao “đầu bảng” có thể kể đến là đạp xe, leo núi, đi bộ, hoặc bơi lội.
Trước khi lên lịch tập luyện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên để có một chế độ tập phù hợp với thể trạng.
3. Hạn chế stress
Đây dường như là một nhiệm vụ rất khó khăn trong cuộc sống đầy bận rộn. Tuy nhiên, stress và sự căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Hãy tạo không gian và thời gian thư giãn cho bản thân, dù chỉ là 30 phút ngồi uống trà trong không gian yên tĩnh hay lắng nghe bản nhạc ưa thích lúc ăn trưa. Việc điều tiết lịch làm việc và nghỉ ngơi là chìa khóa để giảm sự mệt mỏi của trái tim bạn.
4. Protein thực vật
Protein (chất đạm) là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Thông thường, protein từ động vật (đặc biệt là trứng, sữa…) được coi như nguồn bổ sung protein hoàn chỉnh phổ biến. Tuy nhiên, chế độ ăn bao gồm nhiều protein động vật có liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau: làm tăng tổng hàm lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ béo phì và tim mạch. Nhiều chuyên gia dinh dưỡnghiện nay đang khuyến cáo tăng cường kết hợp sử dụng các loại đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày để tránh chất béo xấu và tăng cường các chất chống ôxy hóa, giúp giảm thiểu các bệnh như béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch… Các thực phẩm giàu protein thực vật có thể kể đến là các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan… Nhưng bạn cần lưu ý, nguồn protein từ thực vật là protein chưa hoàn chỉnh (không có đủ các axit amin thiết yếu), nên cần kết hợp đa dạng các loại thực vật giàu protein với nhau. Một chế độ ăn lý tưởng cho trái tim khỏe là sự cân bằng hài hòa giữa protein thực vật và động vật.
5. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
Giữa cuộc sống hối hả, thời gian cho 3 bữa ăn đủ chất mỗi ngày trở nên “xa xỉ” với đa phần mọi người. Nhiều người dù có kiến thức về dinh dưỡng và ý thức tốt với việc chăm sóc sức khỏe cũng “than thở”: thật khó mà cân đo đong đếm dưỡng chất trong thực phẩm mỗi ngày vì bận quá.