Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài Bánh trôi nước( có một cặp từ trái nghĩa)

Cảm nhận về vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài Bánh trôi nước( có một cặp từ trái nghĩa)
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
253
0
1
Bộ Tộc Mixi
28/10/2019 19:00:02
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” . Bà là một người phụ nữ có tài năng nhưng cuộc đời của bà có nhiều trắc trở trong tình duyên. Xuân Hương có nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ như: làm lẽ, tự tình, …Nhưng để lại trong lòng bao người đọc ấn tượng sâu sắc là bài thơ”Bánh Trôi nước”- Một bài thơ vịnh vật mượn chiếc bánh trôi để nói về người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Trước hết bài thơ cho chúng ta thêm hiểu biết về một loại bánh dân dã quen thuộc của dân tộc thường làm vào ngày Tết Hàn Thực 3-3 âm lịch. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, hình tròn và có màu trắng bên trong có nhân đường đỏ hoặc đường phèn. Bánh trôi được luộc bằng cách cho vào nồi nuốc đun nếu bành nổi là chín còn bánh chìm là chưa chín. Ở đây tác giá Xuân Hương đã sử dụng nhiều các từ miêu tả rất sinh động “trắng, tròn,chìm, nổi rắn, nát..” để gợi nên vẻ đẹp bánh trôi giản dị và thuần khiết . Bà chúa thơ Nôm dường như đã thổi vào chiếc bánh làm cho chiếc bánh có hồn hơn đẹp hơn, sinh động hơn. Và ẩn sau hình ảnh chiếc bánh là một lời tâm sự của chính cuộc đời tác giả?
Sau hình ảnh bánh trôi nước thì Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo nói về vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất và cuộc đời thân phận của người phụ nữ . Câu thơ mở đầu: ” Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng cách mở đầu quen thuộc trong ca dao”Thân em..” người phụ nữ tự nói về vẻ đẹp của mình. Cùng với đó là cách dùng quan hệ từ ” vừa..lại” và các tính từ”trắng tròn” gợi tả nên vẻ đẹp nhan sắc của người phụ nữ tròn trịa đầy đặn và hoàn hảo. Một vẻ đẹp khỏe mạnh , xinh xắn duyên dáng của người phụ nữ. Câu thơ còn là một sự khẳng định tự hào về vẻ đẹp của chính mình.
Vậy với vẻ đẹp như vậy thì cuộc đời của họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu câu thơ thứ 2: “Bẩy nổi ba chìm với nước non”. câu thơ này nữ sĩ đã sử dụng đảo thành ngữ từ ” ba chìm bẩy nổi” thành “Bẩy nổi ba chìm” . Các số từ tượng trưng ” bẩy. ba” quan hệ từ “với” và cụm từ ” nước non” giúp người đọc cảm nhận được cuộc đời đầy long đong , vất vả chuân chuyên của người phụ nữ vì gia đình, vì chồng con hay vì” nước non” nữa?.Câu thơ như một lời cảm thông của nhà thơ dành cho người phụ nữ. Không chỉ có cuộc đời long đong, vất vả mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa còn bị bao lễ giáo phong kiến dàng buộc, cuộc đời của họ lại do người khác quyệt định” Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Cũng giống như chiếc bánh trôi xấu hay đẹp là do người làm bánh thì cuộc đời thân phận người phụ nữ sướng hay khổ lại do người khác quyết định ” tay kẻ nặn”. Câu thơ thứ ba này như là một lời cảm thông đồng thời cũng là lời phê phán bao cổ hủ của xã hôi cũ gây bất công cho người phụ nữ xưa. Phải chăng với bao lễ giáo đó mà cuộc đời của Xuân Hương mới có bao cay đắng , long đong..?
Nhưng chúng ta càng cảm phục bản lĩnh của Xuân Hương- bản lĩnh của người phụ nữ hơn khi đọc câu thơ cuối ” Mà em vẫn giữ tấm lòng son“. Nếu như câu thứ ba dùng quan hệ từ “mặc dầu” thì câu bốn này là “mà…vẫn”- cặp quan hệ từ khẳng định, sự kiên định cho dù có bao khó khăn, có bị vùi dập của lễ giáo thì người phụ nữ luôn giữ ” tấm lòng son”. “Tấm lòng son “ở đây chính là tấm lòng son sắc, thủy chung, nghĩa tình chung thủy của người phụ nữ. Câu thơ là một lời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, thể hiện sự trân trọng người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Mỗi khi đọc bài thơ “Bánh trôi nước” người đọc lại cảm nhận được hơi thở trong ca dao , những vần thơ của bà gần với ca dao than thân . Ta đã từng nghe rất nhiều như:
– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi , biết tấp và đâu?
Hay – Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Có lẽ Hồ Xuân Hương nếu như còn chắc nhà thơ cũng mỉm cười khi nhìn thấy ở xã hội ngày nay người phụ nữ đã có nhiều công bằng hơn xưa họ được học tập, được làm việc và được coi trọng như nam giới.
Có thể khẳng định rằng bài thơ” Bánh trôi nước” với cách lựa chọn đề tài giản dị gần gũi nhưng giá trị ý nghĩa thật sâu sắc. Từ thế kỉ 18 mà Xuân Hương đã thể hiện một cái nhìn nhân văn đối vời người phụ nữ. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và cảm thông cuộc đời bao vất vả chìm nổi của họ đồng thời phê phán xã hội cũ bất công với người phụ nữ. Bài thơ sẽ còn mãi trong lòng mọi người bởi giá trị nhân đạo sâu sắc đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” . Bà là một người phụ nữ có tài năng nhưng cuộc đời của bà có nhiều trắc trở trong tình duyên. Xuân Hương có nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ như: làm lẽ, tự tình, …Nhưng để lại trong lòng bao người đọc ấn tượng sâu sắc là bài thơ”Bánh Trôi nước”- Một bài thơ vịnh vật mượn chiếc bánh trôi để nói về người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Trước hết bài thơ cho chúng ta thêm hiểu biết về một loại bánh dân dã quen thuộc của dân tộc thường làm vào ngày Tết Hàn Thực 3-3 âm lịch. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, hình tròn và có màu trắng bên trong có nhân đường đỏ hoặc đường phèn. Bánh trôi được luộc bằng cách cho vào nồi nuốc đun nếu bành nổi là chín còn bánh chìm là chưa chín. Ở đây tác giá Xuân Hương đã sử dụng nhiều các từ miêu tả rất sinh động “trắng, tròn,chìm, nổi rắn, nát..” để gợi nên vẻ đẹp bánh trôi giản dị và thuần khiết . Bà chúa thơ Nôm dường như đã thổi vào chiếc bánh làm cho chiếc bánh có hồn hơn đẹp hơn, sinh động hơn. Và ẩn sau hình ảnh chiếc bánh là một lời tâm sự của chính cuộc đời tác giả?
Sau hình ảnh bánh trôi nước thì Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo nói về vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất và cuộc đời thân phận của người phụ nữ . Câu thơ mở đầu: ” Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng cách mở đầu quen thuộc trong ca dao”Thân em..” người phụ nữ tự nói về vẻ đẹp của mình. Cùng với đó là cách dùng quan hệ từ ” vừa..lại” và các tính từ”trắng tròn” gợi tả nên vẻ đẹp nhan sắc của người phụ nữ tròn trịa đầy đặn và hoàn hảo. Một vẻ đẹp khỏe mạnh , xinh xắn duyên dáng của người phụ nữ. Câu thơ còn là một sự khẳng định tự hào về vẻ đẹp của chính mình.
Vậy với vẻ đẹp như vậy thì cuộc đời của họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu câu thơ thứ 2: “Bẩy nổi ba chìm với nước non”. câu thơ này nữ sĩ đã sử dụng đảo thành ngữ từ ” ba chìm bẩy nổi” thành “Bẩy nổi ba chìm” . Các số từ tượng trưng ” bẩy. ba” quan hệ từ “với” và cụm từ ” nước non” giúp người đọc cảm nhận được cuộc đời đầy long đong , vất vả chuân chuyên của người phụ nữ vì gia đình, vì chồng con hay vì” nước non” nữa?.Câu thơ như một lời cảm thông của nhà thơ dành cho người phụ nữ. Không chỉ có cuộc đời long đong, vất vả mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa còn bị bao lễ giáo phong kiến dàng buộc, cuộc đời của họ lại do người khác quyệt định” Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Cũng giống như chiếc bánh trôi xấu hay đẹp là do người làm bánh thì cuộc đời thân phận người phụ nữ sướng hay khổ lại do người khác quyết định ” tay kẻ nặn”. Câu thơ thứ ba này như là một lời cảm thông đồng thời cũng là lời phê phán bao cổ hủ của xã hôi cũ gây bất công cho người phụ nữ xưa. Phải chăng với bao lễ giáo đó mà cuộc đời của Xuân Hương mới có bao cay đắng , long đong..?
Nhưng chúng ta càng cảm phục bản lĩnh của Xuân Hương- bản lĩnh của người phụ nữ hơn khi đọc câu thơ cuối ” Mà em vẫn giữ tấm lòng son“. Nếu như câu thứ ba dùng quan hệ từ “mặc dầu” thì câu bốn này là “mà…vẫn”- cặp quan hệ từ khẳng định, sự kiên định cho dù có bao khó khăn, có bị vùi dập của lễ giáo thì người phụ nữ luôn giữ ” tấm lòng son”. “Tấm lòng son “ở đây chính là tấm lòng son sắc, thủy chung, nghĩa tình chung thủy của người phụ nữ. Câu thơ là một lời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, thể hiện sự trân trọng người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Mỗi khi đọc bài thơ “Bánh trôi nước” người đọc lại cảm nhận được hơi thở trong ca dao , những vần thơ của bà gần với ca dao than thân . Ta đã từng nghe rất nhiều như:
– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi , biết tấp và đâu?
Hay – Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Có lẽ Hồ Xuân Hương nếu như còn chắc nhà thơ cũng mỉm cười khi nhìn thấy ở xã hội ngày nay người phụ nữ đã có nhiều công bằng hơn xưa họ được học tập, được làm việc và được coi trọng như nam giới.
Có thể khẳng định rằng bài thơ” Bánh trôi nước” với cách lựa chọn đề tài giản dị gần gũi nhưng giá trị ý nghĩa thật sâu sắc. Từ thế kỉ 18 mà Xuân Hương đã thể hiện một cái nhìn nhân văn đối vời người phụ nữ. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và cảm thông cuộc đời bao vất vả chìm nổi của họ đồng thời phê phán xã hội cũ bất công với người phụ nữ. Bài thơ sẽ còn mãi trong lòng mọi người bởi giá trị nhân đạo sâu sắc đó.
một cặp từ trái nghĩa: nổi -chìm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×