Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nội dung về văn bản: Bài toán dân số

( Nội dung về văn bản: BÀi toán dân số)
Câu 1:Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm
Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt, kiểu văn bản và thể loại
Câu 3:Bài toán dân số được đặt ra từ thời đại nào? Tác giả có tin điều này không?
Câu 4 : Điều gì khiến tác giả sáng mắt ra? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
Câu 5 Kể lại tóm tắt truyện"Kén rể của nhà thong thái", tại sao có thể hình dung vấn đè gia tăng dân số từ bài toán cổ này? Điều ấy có tác dụng gì?
Câu 6 :Cách tính toán dân số từ câu chuyện trong kinh thánh có tác dụng gì?
Câu 7: Tỉm hiểu tốc độ gia tăng dân số hiện nay và nguyen nhân, hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh?
Câu 8:Tìm hiểu những giải pháp đẻ hạn chế gia tăng dân số
1 trả lời
Hỏi chi tiết
244
1
0
An ❥~Hạ
29/10/2019 17:42:04
1. Nội dung
  • Chủ đề bao trùm mà tác giả muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
1.2. Nghệ thuật
  • Với phương pháp thuyết minh, kết hợp với liệt kê, nêu số liệu, tác giả đua ra những chứng cứ mang tính thuyết phục cao.
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí bài toán dân số kêu gọi và khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ về dân số
2. Soạn bài Bài toán dân số
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần Thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).
  • Phần 1: Từ đầu đến "sáng mắt ra”: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
  • Phần 2: Tiếp theo đến "sang ô thứ 31 của bàn cờ": Tập trung làm sáng tỏ vấn đề Tốc độ gia tăng dân số thế giới hết sức nhanh chóng.
    • Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì thóc của bàn cờ sẽ là một con số khủng khiếp.
    • So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ hai người, thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
    • Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn hai rất nhiều, vì thế chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
  • Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của loài người.
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
  • Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là: Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
  • Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra” là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, thế mà nghe xong bài toán cổ, tác giả thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn để chính mà tác giả muốn nói tới?
  • Câu chuyện kén rể của nhà thông thái được kể trong văn bản này vừa gây tò mò, hấp dẫn người đọc, vừa mang lại một kết luận bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hóa ra “có thể phủ kín bề mặt trái đất”.
  • Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh sự bùng nổ và gia tăng dân số thế giới. Số thóc dùng cho các ô bàn cờ trong câu chuyện và dân số thế giới đang tăng theo cấp số nhân. Sự so sánh này đã giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn nêu lên.
Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi và nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
  • Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.
  • Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Thật khó mà cải thiện đời sống, đảm bảo cho cuộc sống no ấm.
Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng
Bài toán dân số.
3. Một số bài văn mẫu về văn bản Bài toán dân số Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết bài phân tích văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Phân tích Bài toán dân số của Thái An
- Vấn đề dân số được thể hiện qua Bài toán dân số của Thái An

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư