LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: "Leo lên đỉnh núi không phải để người ta thấy mình mà là để ta nhìn thấy mọi người"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
398
2
0
Tiểu Khả Ái
30/10/2019 20:33:57
Chinh phục những mục tiêu sống cũng như việc leo lên một đỉnh núi, nơi ta chưa từng đặt chân đến. Khi thực hiện được những mục tiêu, bước chân lên những đỉnh cao, con người không chỉ hạnh phúc, trải nghiệm chân thực nhất cảm giác thành công mà còn là những bước tiến để chúng ta hoàn thiện mình, từ đó ta có thể tự tin nhìn nhận thế giới trong sự phong phú của nó. Bản chất của chinh phục những mục tiêu là để phát triển bản thân chứ không phải vì những hư danh mà người khác đặt lên mình. Bàn về vấn đề này, thầy David McCullough đã từng phát biểu: “Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới phải nhận ra các em”.
“Leo lên đỉnh núi” là hình ảnh ẩn dụ cho những cố gắng học hỏi, phát triển bản thân để đạt đến những mục tiêu, những đỉnh cao tri thức mới. “Ngắm nhìn thế giới” là cách nhìn nhận về thế giới, khi đã có kho tri thức phong phú, người học không chỉ có thêm nhiều hiểu biết thú vị mà còn mở mang được tầm mắt, có những nhìn nhận đúng đắn về thế giới. Câu nói ‘Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em” là lời nhắc nhở sâu sắc đối với thế hệ học trò trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Theo đó học tập là để hoàn thiện, tiến bộ cho mình chứ không phải để làm vừa lòng người khác, không phải vì những khen ngợi hay danh hiệu sáo rỗng.
“Leo lên đỉnh núi là để các em có thể nhìn ngắm thế giới” khi chúng ta đặt ra những mục tiêu trong học tập và cố gắng hoàn thành được mục tiêu ấy, chúng ta sẽ sở hữu thêm lượng kiến thức phong phú. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện mục tiêu, ta còn rèn luyện thêm được nhiều kĩ năng cần thiết và có những bài học sâu sắc về phương pháp cũng như cách thức thực hiện. Có thể nói, khi chinh phục thành công một mục tiêu chúng ta sẽ dần trưởng thành, tiến bộ hơn trong chính quá trình học tập cũng như cuộc sống của mình.
Khi đã có vốn hiểu biết phong phú, ta có thể nhìn nhận và đánh giá thế giới ở tầm rộng và cả ở bề sâu. Khi ấy thế giới vẫn sẽ rộng lớn, kì vĩ nhưng không quá bí ẩn bởi chúng ta đã dần hiểu về nó và bắt đầu cho những cuộc chinh phục mới, đó cũng là tiền đề cho những thành công mới. Cuộc sống là những hành trình mà chúng ta cần chinh phục không ngừng, đừng dừng lại ở một đỉnh cao nào đó, cũng đừng nên mãi hài lòng với nó mà cần thêm nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao mới. Jeong Yoonho, trưởng nhóm nhạc huyền thoại DBSK từng nói một câu mà tôi rất tâm đắc “ Khi leo lên đến đỉnh một ngọn núi, để leo lên một ngọn núi khác cao hơn, nếu không đi xuống, làm sao có thể đi lên”.
Học là cho mình, để phát triển và hoàn thiện những kĩ năng cho bản thân, đừng lấy mong muốn, thái độ đánh giá của người khác làm động lực học cho mình. Nếu bạn học chỉ vì bố mẹ muốn thế, học vì những lời khen có cánh, vì những danh hiệu hào nhoáng, bạn vẫn sẽ có thể đạt được thành công nhưng lại chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của những thành quả mình đã đặt ra. Khi học vì người khác, người học sẽ luôn vội vã và thành tựu là đích hướng đến duy nhất, dưới áp lực của nó người học có thể làm mọi cách, thậm chí là gian dối khi thi.
Học để người khác công nhận chỉ mang đến những vinh quang nhất thời nhưng nếu bạn học cho mình thì kiến thức sẽ mãi còn đó, và đó sẽ là hành trang để bạn tự tin bước vào tương lai. Học tập tích cực nhưng hãy lựa chọn cách thức học, mục đích học sao cho đúng đắn nhất các bạn nhé!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
光藤本
30/10/2019 20:34:02
1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Khẳng định thành công nổi bật của tác phẩm là ở việc xây dựng vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến là một trong thành công đặc sắc của bài thơ Tây Tiến.
2. Thân bài
- Giới thiệu qua về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh), đoàn binh Tây Tiến thành lập đầu năm 1947, chủ yếu là thanh niên Hà thành
a. Vài nét chung về người lính Tây Tiến.
- Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều là thanh niên Hà Nội. Họ đã xếp bút nghiên lại, rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.
- Nêu phạm vi hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị Tây Tiến
b. Giải thích vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến
+ Vẻ đẹp hào hùng: Người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước: các tráng sĩ thuở trước (Tống biệt hành của Thâm Tâm…) ra đi với tinh thần nhất khứ bất phục phản (một đi không trở lại): với tinh thần vì nghĩa lớn.
c. Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, thử thách.
+ Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.
- Sự hi sinh mất mát của người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà trái lại đầy hào hùng: Rải rác biên cương … chẳng tiếc đời xanh
=> Phân tích tác dụng của một loạt từ Hán Việt => làm giảm sự bi lụy
- Tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu luôn sẵn sàng lên đường đi kháng chiến. Người lính mặc dù chiến đấu gian khổ, cái chết cận kề nhưng không làm họ khuất phục, họ vẫn thể hiện tinh thần, ý chí nghị lực, quyết xả thân vì đất nước, cho dù phải hi sinh tuổi thanh xuân “chiến…xanh” => tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
- “Áo bào….độc hành”: sự hi sinh thầm lặng, vẻ đẹp bi tráng
=> Cách nói giảm, nói tránh làm giảm sự mất mát đau thương. Dòng sông Mã như tấu lên khúc nhạc hùng tráng để tiễn các anh về với đất mẹ.
=> Giọng điệu thơ hào sảng => cảm hứng hùng tráng
d. Đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả vẻ đẹp hình tượng người lính
- Bút pháp tả thực, kết hợp hài hoà với bút pháp lãng mạn
- Sử dụng số lượng lớn từ Hán Việt
- Cách nói giảm, nói tránh
- Giọng điệu hào hùng, bi tráng
C. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư