Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao " Số cô chẳng giàu thì nghèo "

viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao " Số cô chẳng giàu thì nghèo" "Ngày 30 tết thịt treo trong nhà" "Số cô có mẹ có cha" "mẹ cô đần bà cha cô đàn ông" "Số cô có vợ có chồng" "sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.662
1
0
Đỗ Dũng
31/10/2019 20:15:45
Bài ca dao trên đây phê phán thói mê tín dị đoan của người nông dân trong xã hội xưa, họ không chịu lao động mà chỉ trông mong cái gì tốt đẹp xa vời. Đây là lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói, châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ dể lùa gạt. Người phụ nữ trong bài ca dao đi xem bói nhưng lại được “thầy” phán những điều tất nhiên mà bất cứ người nào cũng biết, hoàn cảnh sống không giàu thì chỉ có thể là nghèo, và dẫu có nghèo đến mấy thì ngày ba mươi tết cũng có thịt để treo trong nhà. Và câu trả lời mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông khiến cho chúng ta phải bật cười, đây đều là những sự thật, quy luật của cuộc sống, những điều ai cũng biết thì đâu cần xem bói. Bài ca dao phê phán những thầy bói rởm, dùng những lời lẽ bịa đặt để ăn tiền, và châm biếm những con người thụ động, mê tín chỉ biết trông vào sự may mắn của số phận.
Những điều vốn thế, hiển nhiên thế chẳng cần phải tìm đến bói toán người ta cũng biết lại được thầy nói bằng cái vẻ nghiêm trang, nghiêm trọng. Lại nữa, bằng cách nói nước đôi theo kiểu chẳng thế này thì thế nọ. Chấn tướng của thầy càng rõ hơn. Bộ mặt thật của kẻ chuyên lừa bịp kiếm tiền bị vạch trần, bị phơi bày, bị lôi ra ánh sáng. Nhục nhã và xấu xa, hắn xứng đáng để người ta mỉa mai, bêu riếu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tác giả dân gian còn muốn phê phán những người mê tín đến mức lú lẫn, không phân biệt đâu là thực, là hư. Tìm đến lễ bái vu vơ, tiền mất mà tật mang, mua thêm nỗi lo lắng vào lòng. Bời thế tiếng cười lại đa sắc, đa diện và ý nghĩa của nó lại càng thấm thìa, sấu xa.
Cách châm biếm thú vị ở chỗ dùng “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính lời của thầy bói để vạch trần bản chất bản chất bịp bợm của y.
Người ta không giàu thì là nghèo; chúng ta được sinh ra là bởi có cha mẹ; mẹ ta hẳn là đàn bà, cha ta hẳn đàn ông; ai rồi cũng phải có vợ có chống; con cái không là con trai thì là con gái. Điều ấy là hiển nhiên, không còn phải đoán nữa. Lời thầy phán cứ trơn tuồn tuột, cái giọng của thầy cứ chắc chắn như là đinh đóng cột.
Kết cấu “chẳng….thì…” tuôn ra ào ạt, tưởng như có thể nói dài bao nhiêu cũng dược. Người ta bật cười vì thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng. Bói như thế ai mà chẳng bói được? Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt.
Bài ca dao không chi chế giễu thầy bói mà còn phê phán cả những người mê tín vào những điều viễn vong, yếu đuối trước cuộc sống. Có ý nghĩa hơn trăm nghìn lời giải thích, bài ca dao xoáy vào sự mê muội của con người đã khiến cho những kẻ cơ hội móc túi tiền mình mà không hay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×