Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quốc gia thịnh hành của phật giáo hiện nay ở châu Á?

1. Quốc gia thịnh hành của phật giáo hiện nay ở châu Á ?
2. Những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới ?
3. Những nước nào ở châu Á xuất khẩu nhiều lương thực nhất thế giới ?
9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
205
1
4
光藤本
03/11/2019 19:53:01
Những nước nào ở châu Á xuất khẩu nhiều lương thực nhất thế giới ? VN, THÁI LAN

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Anh Đỗ
03/11/2019 19:53:10
Câu 3 : Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo) nhiều nhất thế giới?
  • A. Thái Lan, Việt Nam
1
3
光藤本
03/11/2019 19:53:23
Những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới ? VN, THÁI LAN, ẤN ĐỘ, TQ
1
1
Đỗ Dũng
03/11/2019 19:53:41
2.
Dựa vào hình 8.2, em hãy cho biết những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lúa gạo và tỉ lệ so với thế giới là bao nhiêu? Các nước sản xuất nhiều lúa gạo ở châu Á là: Trung Quốc (28,7%), Ấn Độ (22,9%), In-đô-nê-xi-a (8,9%), Băng-la-đét (6,5%), Việt Nam (6%), Thái Lan (4,6%), Mi-an-ma (3,8%)
1
1
Nguyễn Minh Vũ
03/11/2019 19:53:51
Phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Các bộ lạc du mục người Aryan đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước công nguyên
Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên).
Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật giáo xuất hiện, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...
Phật giáo được Siddhārtha Gautama truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật được nhiều người hâm mộ và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 589 TCN theo Phật giáo Nam Tông hay năm 593 TCN theo Phật giáo Bắc Tông) Thích Ca quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và mang về thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn.
Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ. Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt. Khi Phật còn sống, ông là một nhà triết học, một vị chân sư còn các tu sĩ và bá tánh là học trò của ông. Chỉ sau khi ông chết Phật giáo mới hình thành với giáo lý là những lời dạy của Phật, giáo hội được các đệ tử của Phật thành lập, giáo chúng là những người tin vào Phật pháp và sùng bái Phật.
Sau khi Phật nhập niết bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Ông tập họp 500 vị Tỳ kheo tại thành Vương Xá để tổ chức đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất nhằm kết tập những lời dạy của Phật Thích Ca. Tại kỳ kết tập này giáo luật Phật giáo được tôn giả Ưu Ba Ly kết tập và được tăng đoàn chấp thuận. Tôn giả A Nan kết tập giáo pháp và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. Ngoài ra tập họp các kinh bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Sau kỳ kết tập này Luật tạng và Kinh tạng của Phật giáo cơ bản hình thành.[5] Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai.
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra sau khi Phật tổ Thích-ca Mâu-ni nhập diệt khoảng hơn 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán. Sự kiện diễn ra như sau, Trưởng lão Da-sá trong lần tuần du đến thành Vaishali (Tỳ-xá-ly) đã nhận thấy các tỳ-kheo ở đây thực hiện nhiều hành vi trái với giới luật. Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông nói như thế này với người dân và tỳ-kheo ở Vaishali: "các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội"[6]. Các vị tỷ-kheo ở đây thì từ chối cho rằng mình có tội, họ nói rằng đó là những điều chỉnh thích hợp đối với văn hóa và phong tục nơi đây, mâu thuẫn không thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Da-sá sau đó đi đến nhiều vùng đất khác nhau tập hợp các Trưởng lão và những người am hiểu phật pháp nhằm mục đích xem xét các hành vi trái với giới luật là có thể chấp nhận được hay không. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ[6][7]. Đại hội còn có 2 tên khác là Thất bách kết tậpTỳ-xá-ly kết tập vì cuộc kết tập diễn ra tại thành phố Vaishali thuộc miền bắc Ấn Độ cổ với sự tham giá của 700 vị A la hán. Khi đại hội kết thúc, trưởng lão Ly Bà Ða kết luận: "Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy[5]".
0
1
Bộ Tộc Mixi
03/11/2019 19:54:22
Những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới ? Việt Nam, THÁI LAN, ẤN ĐỘ, Trung Quốc
0
2
光藤本
03/11/2019 19:54:46
-THEO TL CỦA MÌNH ĐẢM BẢO ĐÚNG NHÉ! MÌNH NGHE GIẢNG BÀI NÀY CỰC KÌ KĨ
0
1
Quách Trinh
03/11/2019 19:55:05
Quốc gia thịnh hành phật giáo hiện nay là Ấn Độ
Nước ở châu Á sản xuất nhiều lương thực nhất trên Thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ
Nước ở châu Á xuất khẩu nhiều lương thực nhất thế giới là Thái Lan
4
1
Nguyễn Công Tỉnh
03/11/2019 19:55:21
2.Những nước ở châu Á sản xuất nhiều lúa gạo là: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam.
3,Những nước nào ở châu Á xuất khẩu nhiều lương thực nhất thế giới => Việt Nam, Thái Lan

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×