LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ

viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ng phụ nũ trong xhpk có sử dụng quan hệ từ gạch chân
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
518
0
0
trọng đỗ
06/11/2019 18:45:57
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền "năm thê bảy thiếp", được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ "thân em" cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
"Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh "tấm lụa đào", hay "con cá rô thia" trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đấy nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:
"Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan"...
Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.
"Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày"
Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.
"Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm."
Người con gái trong bài ca dao H'mông này đang than thân trách phận mình khi "xuất giá tòng phu''. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời "theo ách" như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:
"Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra"
Có khi họ bị chồng đánh đập:
"Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"
Có khi bị chồng phụ bạc:
"Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.
"Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi''
Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: "Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi". Một sự mời mọc ngập ngừng.
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Bé mèo cute^^
06/11/2019 18:46:30
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Biểu thị cho cái đẹp của nhân loại là hình ảnh người phụ nữ. Vẻ đẹp thẩm mỹ của người phụ nữ chịu sự chi phối bởi quan điểm thời đại - xã hội. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ Việt Nam được đánh giá là người phụ nữ đẹp phải hội đủ “tam tòng, tứ đức”. Đối với thời đại mới, thời đại trí thức khoa học kỹ thuật, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, vẻ đẹp của người phụ nữ còn phải gắn với văn hoá - trí thức. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Theo quan niệm cũ “tứ đức, tam tòng” là thước đo phẩm giá, giá trị của người phụ nữ. Tứ đức bao gồm công - dung - ngôn - hạnh . *Công: Là chăm lo việc nhà, thêu thùa, may vá, nấu ăn trong bếp, sắp đặt nhà cửa, nuôi dạy con cái. *Cung: Là chăm sóc dung nhan cho tươi tắn dễ thương . *Ngôn: tức lời nói phải thành thật, dịu dàng, tránh lời thị phi. *Hạnh: tính nết hoà nhã, khiêm cung, ngay thật. Bên cạnh tứ đức, người phụ nữ phải đảm bảo tam tòng mới được đánh giá là chính chuyên, đức hạnh. Tam tòng tức “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là, “ở nhà phải theo cha mẹ, lấy chồng theo chồng, chống chết phải theo con”. Như vậy trong xã hội phong kiến vẻ đẹp của người phụ nữ thể hiện ở đức hy sinh, phục tùng, sống phụ thuộc vào gia đình. Điều đó cho thấy vẻ đẹp của họ không chỉ giữ trong đường môi cắn chỉ quết trầu, trong mớ ba mớ bẩy, váy sồi yếm thắm. Vẻ đẹp của người phụ nữ xưa bộc lộ trong tính chịu đựng, tần tảo, chịu thương chịu khó phục vụ gia đình chồngcon. Ngày nay, một nửa thế giới không còn khép mình trong “ánh nâu màu sồi” xưa cũ nữa. Phụ nữ ngày nay năng động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế trí thức ra đời, người phụ nữ tìm được vị trí của mình trong xã hội. Cái đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại vẫn có sự kế tiếp vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ xưa. Giờ đây, tam tòng tứ đức được nhìn nhận trên những khía cạnh khác cởi mở hơn. Tam tòng thể hiện sự gắn bó chung thuỷ của người phụ nữ với gia đình vốn là đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam hiện nay đức tính ấy vẫn là vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ. Về Công dung ngôn hạnh vẫn luôn là phẩm chất hàng đầu của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại. *Dung: tức dung mạo của người phụ nữ. Phụ nữ thời nay chú ý đến việc chăm sóc dung nhan của mình. Trên thế giới tư lâu đã có câu danh ngôn: Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp. Cái đẹp về ngoại hình bổ trợ cho cái đẹp về tinh thần. Thế giới đã đưa ra nhận xét rằng: “Nam giới đại diện cho thời đại công nghiệp, nữ giới đại diện cho thời đại thông tin”,

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư