Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày quan điểm của em về tình yêu tuổi học trò

1. Trình bày quan điểm của em về tình yêu tuổi học trò
2. Suy thoái đạo Đức trong học đường 
3. Tình trạng phóng nhanh vượt ẩu
4. Môi trường bị ah hưởng ntn
1 trong 4 chủ đề.. Mn giúp vs ạ
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
986
2
0
光藤本
06/11/2019 21:46:21
Tuổi học trò là tuổi hồn nhiên, trong sáng, được học hành, rèn luyện và vùi chơi. Ở bậc Trung học phổ thông, học sinh đã chuẩn bị bước vào đời với biết bao dự định: Chọn trường đại học nào để học tập, rèn nghề cho công việc lập nghiệp ngày mai? Tương lai có thể được làm những việc mà mình yêu thích?... Đó là những câu hỏi mà nhiều học sinh thường tự đặt ra cho mình, với hình dung bước đầu về những tháng năm phía trước. Tuy nhiên, ở tuổi này, có không ít học sinh gặp những vấn đề không dễ giải quyết: nảy sinh một thứ tình cảm đặc biệt đối với một người khác giới mà bấy lâu nay vẫn tưởng mãi mãi chỉ là bạn bè. Thứ tình cảm đặc biệt, lạ lẫm ấy chính là tình yêu. Vướng vào tình yêu, nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng lúng túng, không biết phải giải quyết thế nào.
Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, đẹp đẽ của con người. Xuất phát từ sự chân thành, tự nhiên, tình yêu tuổi học trò cũng rất đáng được tôn trọng. Người trong cuộc phải biết gìn giữ để tình yêu đó không bị chi phối bởi những dục vọng tầm thường, không làm tổn hại thanh danh của người mình yêu, và nhất là không cản trở việc học tập và phấn đấu của bản thân. Người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm của mình bằng lí trí tỉnh táo, có thể biến tình yêu thành một động lực mạnh mẽ, thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua những khó khăn, thách thức.
Đã từng có những đôi lứa biết vun đắp tình yêu của mình từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, để sau này cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, có những người vì đã không làm chủ được bản thân, bị lôi cuốn bởi tình cảm thái quá, tự gây nên những hệ luỵ tiêu cực, dẫn đến tình trạng sớm nếm mùi bất hạnh. Những thương tổn đầu đời ấy thường để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Học sinh cần có sự hiểu biết để không biến tình yêu thành một cuộc phiêu lưu.
Tình yêu tuổi học trò cũng có thể dẫn đến nỗi buồn và trả bằng giá đắt
Với học sinh, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là học tập và rèn luyện để vào đời bằng trí tuệ, tri thức và kĩ năng sống vững vàng. Muốn vậy, phải biết kiểm soát, kiềm chế tình cảm của mình, nhất là tình yêu. Nhiều lúc gặp rắc rối về tình cảm, bản thân không thể tự giải quyết, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm và có trách nhiệm để có được sự chỉ bảo cần thiết, cần hiểu rằng, đích đến của tình yêu là hôn nhân, gắn liền với nó là trách nhiệm nặng nề. Đó là điều quá xa xôi đối với những học sinh chưa rời ghế nhà trường. Ở tuổi vị thành niên, gánh nặng gia đình sẽ là chuyện quá sức. Làm sao đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dạy con cái? Làm sao có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của các thành viên trong một gia đình? Làm sao có thể tiếp tục học hành để có được nghề nghiệp và vị trí trong xã hội? Đó là những vấn đề mà khi yêu, không học sinh nào tính đến, nhưng khi đã dấn sâu vào thì phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình. Có khi cái giá phải trả quá đắt. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất là phải biết dừng lại đúng mức.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Tuổi học trò là tuổi hồn nhiên, trong sáng, được học hành, rèn luyện và vùi chơi. Ở bậc Trung học phổ thông, học sinh đã chuẩn bị bước vào đời với biết bao dự định: Chọn trường đại học nào để học tập, rèn nghề cho công việc lập nghiệp ngày mai? Tương lai có thể được làm những việc mà mình yêu thích?... Đó là những câu hỏi mà nhiều học sinh thường tự đặt ra cho mình, với hình dung bước đầu về những tháng năm phía trước. Tuy nhiên, ở tuổi này, có không ít học sinh gặp những vấn đề không dễ giải quyết: nảy sinh một thứ tình cảm đặc biệt đối với một người khác giới mà bấy lâu nay vẫn tưởng mãi mãi chỉ là bạn bè. Thứ tình cảm đặc biệt, lạ lẫm ấy chính là tình yêu. Vướng vào tình yêu, nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng lúng túng, không biết phải giải quyết thế nào.
Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, đẹp đẽ của con người. Xuất phát từ sự chân thành, tự nhiên, tình yêu tuổi học trò cũng rất đáng được tôn trọng. Người trong cuộc phải biết gìn giữ để tình yêu đó không bị chi phối bởi những dục vọng tầm thường, không làm tổn hại thanh danh của người mình yêu, và nhất là không cản trở việc học tập và phấn đấu của bản thân. Người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm của mình bằng lí trí tỉnh táo, có thể biến tình yêu thành một động lực mạnh mẽ, thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua những khó khăn, thách thức.
Đã từng có những đôi lứa biết vun đắp tình yêu của mình từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, để sau này cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, có những người vì đã không làm chủ được bản thân, bị lôi cuốn bởi tình cảm thái quá, tự gây nên những hệ luỵ tiêu cực, dẫn đến tình trạng sớm nếm mùi bất hạnh. Những thương tổn đầu đời ấy thường để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Học sinh cần có sự hiểu biết để không biến tình yêu thành một cuộc phiêu lưu.
Với học sinh, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là học tập và rèn luyện để vào đời bằng trí tuệ, tri thức và kĩ năng sống vững vàng. Muốn vậy, phải biết kiểm soát, kiềm chế tình cảm của mình, nhất là tình yêu. Nhiều lúc gặp rắc rối về tình cảm, bản thân không thể tự giải quyết, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm và có trách nhiệm để có được sự chỉ bảo cần thiết, cần hiểu rằng, đích đến của tình yêu là hôn nhân, gắn liền với nó là trách nhiệm nặng nề. Đó là điều quá xa xôi đối với những học sinh chưa rời ghế nhà trường. Ở tuổi vị thành niên, gánh nặng gia đình sẽ là chuyện quá sức. Làm sao đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dạy con cái? Làm sao có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của các thành viên trong một gia đình? Làm sao có thể tiếp tục học hành để có được nghề nghiệp và vị trí trong xã hội? Đó là những vấn đề mà khi yêu, không học sinh nào tính đến, nhưng khi đã dấn sâu vào thì phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình. Có khi cái giá phải trả quá đắt. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất là phải biết dừng lại đúng mức.
2
2
Giới trẻ đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở mỗi quốc gia vì đó là một lực lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Khi còn sinh thời, trong một lần nói chuyện với học sinh (HS), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Thế nhưng, một thực tế đang báo động là lối sống đạo đức của một bộ phận HS đang đi xuống do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Nhưng nếu chúng ta cứ mãi tìm giải pháp để ngăn chặn những tác động mang tính khách quan, lại không nghiêm khắc với chính mình thì vấn đề không thể nào giải quyết được. Chính vì vậy, bài viết này sẽ khái quát thực trạng đạo đức HS, phân tích hai nguyên nhân được xem là cơ bản, đồng thời đề xuất một vài giải pháp được đúc kết từ kết quả quan sát thực tiễn và từ các nghiên cứu trong nước và quốc tế.
2. Thực trạng đạo đức HS và nguyên nhân nội tại
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPT là 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Vì thế, nhận xét của hai tác giả Đặng Văn Chương và Trần Đình Hùng (2012) làm cho những ai có trách nhiệm phải suy ngẫm: “Càng học lên cao thì số HS, sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên.” Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai Chi, 2017).
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của HS tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ và gian lận trong thi cử. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Tình trạng báo động HS gây gổ đánh nhau, trong đó không chỉ có HS nam mà còn có cả HS nữ. Một tỉ lệ đáng kể (34,2% HS) cho biết là thỉnh thoảng có thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau. Bên cạnh đó, hành vi bỏ giờ, trốn học cũng trở thành phổ biến. Có đến 26,7 % HS được khảo sát thừa nhận thỉnh thoảng và 7,5% cho biết là thường xuyên.
Khảo sát về thực trạng đạo đức của HS tại 5 trường THCS tại TP. Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thi (2017) cũng đã có một thống kê về hàng loạt hành vi vi phạm đạo đức như: vi phạm quy chế thi cử, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ trốn học, trộm cắp, thiếu tôn trọng thầy cô, …
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và HS nói riêng không chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và theo dõi phản ánh của giới truyền thông, trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa X (Đảng CSVN, 2006), Đảng ta cũng đã nhận định “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ”.
3. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan như tác động của internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội, phim ảnh, âm nhạc,… nhưng cần thiết phải ‘tự soi lại chính mình’ bằng việc xem xét lại hai nguyên nhân cơ bản xuất phát từ gia đình và nhà trường. Tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về giáo dục thế giới năm 2012 với chủ đề “Giáo dục đang đối mặt với những vấn đề đương đại thế giới”, hai chuyên gia Clipa và Lorga (2012) đã khẳng định gia đình và nhà trường là hai yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức HS. Tuy nhiên, hai yếu tố then chốt này xét trong bối cảnh Việt Nam đang có vấn đề bởi:
3.1. Gia đình thiếu quan tâm hoặc là giáo dục con em mình không đúng cách
Nghiên cứu của hai tác giả Lê Duy Hùng (2013) và Nguyễn Thị Thi (2017) như đã nêu trên đều thể hiện sự thiếu quan tâm của gia đình là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đạo đức của các em.
Qua khảo sát về đời sống đạo đức của thanh thiếu niên đang tham gia sinh hoạt tại Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp (tỉnh Tuyên Quang), chúng tôi đã ghi nhận vài câu chuyện để làm rõ hơn về nguyên nhân trên. Một HS lớp 10 cho biết em giao tiếp rất tốt với mọi người xung quanh, trừ cha mẹ của em. Khi được hỏi về nguyên nhân, em kể rằng cha mẹ của em thường xuyên mắng chửi em và không bao giờ có những lời nói êm dịu khi nói chuyện với em. Một HS lớp 10 khác cũng kể rằng cha em thường la mắng em một cách vô cớ cho nên em rất buồn và sợ giao tiếp với cha. Khi chúng tôi tiếp xúc để phỏng vấn mẹ của em, mẹ của em xác nhận sự việc nêu trên là có thật, mà nguyên nhân là do công việc kinh doanh không thuận lợi nên cha em hay cáu gắt với mọi người trong gia đình. Một HS lớp 12 kề rằng em thường xuyên tránh gặp mặt bà của em. Nguyện vọng của em là học ngành Công nghệ thực phẩm để trở thành một đầu bếp trong tương lai nhưng nguyện vọng chính đáng ấy gặp sự phản đối quyết liệt của người bà vì bà em cho rằng chọn nghề nào là phải đến đền để cầu thánh phán cho. Vì vậy, mỗi lần gặp mặt em là bà buộc em đến đền cùng bà (Lê Tấn Lộc, 2018).
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã quan sát và ghi nhận lại một vài tình huống thực tế đáng lưu tâm. Một người mẹ chở con đến trường. Ngồi phía sau lưng mẹ, cô bé uống hết hộp sữa và cầm mãi chiếc hộp rỗng trên tay. Người mẹ quay lại phía sau giục cô vứt chiếc hộp xuống đường. Cô bé do dự và bị mẹ quay lại quát mắng. Hay một người mẹ trước khi rời khỏi nhà đi làm, căn dặn con mình ở nhà nếu hàng xóm có sang mượn thứ gì thì đều trả lời là không có. Qua quan sát một số trường hợp khác, chúng tôi nhận thấy phần lớn phụ huynh có khuynh hướng to tiếng quát nạt con mình để bày tỏ sự không hài lòng với con về một điều gì đó. Làm như thế cứ tưởng rằng con mình sẽ sợ và sẽ ngoan hơn nhưng đâu biết rằng theo nghiên cứu của Quỹ Tâm lý học Ca-na-đa (2012), việc phụ huynh mắng chửi, lên lớp, hay biểu hiện tức giận đối với con cái trong độ tuổi vị thành niên không có tác dụng tích cực mà chỉ làm cho con cái mình phản ứng lại một cách tiêu cực.
1
0
Bon
06/11/2019 21:48:00
3. Có thể nhận thấy ở đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội. Và dường như trong nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như lại không thẻ đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Vẫn còn đâu đó những tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã chỉ đến mức báo động đỏ nguy hiểm và được xếp vào một trong những đất nước có “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Cũng bởi vì thế, mà những vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Và chúng ta nên kàm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó chính là một trong những câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Tình hình giao thông ở Việt Nam hiện nay vẫn luôn luôn được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp và lại thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi khiếp sợ, không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và đây là của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày và hàng giờ. Và ước tính mỗi ngày, trung bình nước ta có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Có thể thấy đây quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương và cả sự tang tóc. Những vụtai nạn giao thông cũng được xem là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt hàng ngày. Và có thể thấy rằng tai nạn giao thông dường như không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình mà nó như lại còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, có thể thấy đực chính tình trạng mất an toàn giao thông cũng như đã có sự ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả điều này dường như cũng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của đất nước Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Đã có rất nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở nước Việt Nam thì có lẽ rằng họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông ở đây quá kém. Họ-những vị khách nước ngoài không khỏi bang hoàng, và rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Và liệu rằng đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện như đã có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại đây hay không. Nhưng phần lớn tất cả du khách đều ái ngại, và theo như đánh giá chung về việc phân tích cái lý do mà du khách không muốn quay trở lại nước ta một phần cũng là do tình trạng giao thông bất ổn.
2
0
Phương Family
06/11/2019 22:04:40
1; Theo em,tình yêu tuổi học trò thì không có gì sai cả, Nó chỉ là những rung đọng với một người khác giới, nó không có gì phải khiển trách cả.Nó còn là một thứ tình cảm rất cao cả và đáng quý.Nó giúp 2 người gắn kết,thấu hiểu nhau hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên,việc áp dụng "tình yêu học trò" QUÁ MỨC thì đó mới chính là lí do đáng khiển trách. Vì nếu như dựa vào tình yêu quá nhiều sẽ khiến quá trình học tập bị suy giảm,dẫn đến sẽ hủy hoại cả một thế hệ mai sau .Vì vậy,chúng ta phải biết cân đối hài hòa giữa tình yêu(tình cảm) và học hành để đạt kết quả tốt nhất trong học tập.
2: Suy thoái đạo đức trong học tập là một điều rất nghiêm trọng và nguy hiểm, Như bạn thấy đó, tình trạng:bạo lực học đường,...đó là hậu quả của việc suy thoái đạo đức. Ngoài ra,suy thoái đạo đức hay còn gọi là Vô văn hóa(là ngôn ngữ nặng nề nhất) để nói lên ý nghĩa của cụm từ này. Những tai nạn thương tâm xảy ra trong trường giữa bạn bè cũng chỉ vì nguyên nhân này,thật đáng tiếc làm sao. Vậy nên hãy biết nâng cao đạo đức của bản thân và xã hội để có đc một cuộc sống lành mạnh.
4:Ô nhiễm môi trường,một cụm từ quá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Rác thải, ý thức,.. là những cụm từ đi kèm vs Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Tất cả là do ý thức tồi tệ của con người. Vì con người quá bê tha,bẩn thỉu và những hành động vô tâm và đáng khiển trách của mình đối với môi trường đã khiến môi trường bị ảnh hưởng. Ví dụ không đâu xa,đã có rất nhiều người mắc bệnh về hô hấp vì khói bụi và quá ô nhiễm,..Thủy triều đen,thủy triều đỏ kẻ thù của biển và người dân ở biển;do ý thức con người hết chứ đâu? Và điều đó cũng khiến tầng ô-zôn của chúng ta bị thủng,..rất nhều hậu quả. Vì thế chúng ta hãy birts quan tâm tới môi trường để nâng cao giá trị cuộc sống nhé.
-Em chỉ có lớp 7 thôi. Có gì chị chat vs em nhé.
-ĐẢM BẢO KHÔNG CHÉP MẠNG,KHÔNG AI NHẮC.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×