Tác phẩm được viết dưới dạng chương hồi, gồm 17 hồi[3]:
1.Đặng Tuyên phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung
Vương thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín.
Trịnh kiểm phụ chính nhà Lê, giúp dẹp họ Mạc. Họ Trịnh đời đời kế tiếp làm chúa, chuyên quyền khiến vua Lê trở thành bù nhìn.
Đời Thịnh Vương (Trịnh Sâm) đã có thế tử Trịnh Tông do thái phi Dương Ngọc Hoan sinh. Nhưng Trịnh Sâm thờ ơ với mẹ con Dương thái phi mà yêu mến mẹ con tuyên phi Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán sinh sau.
Trịnh Tông lo không được truyền ngôi đã chiêu tập người, sắm sửa binh khí để phòng bị, nhưng bị tố giác và truất ngôi, phe cánh yếu dần trong khi phe cánh Đặng Thị Huệ ngày một lớn mạnh.
2. Lập Điện đô, bảy quan nhận di chúc,
Giết Huy quận, ba quân phò Trịnh vương
Trịnh Cán được lập làm thế tử. Trịnh Sâm trở bệnh, có quận Huy Hoàng Đình Bảo và tuyên phi Đặng Thị Huệ hầu cận ở bên, đến khi hấp hối cho truyền 6 quan cùng với quận Huy để ủy thác việc tôn phò Trịnh Cán lên ngôi.
Chưa được bao lâu, quân lính thân với phe Trịnh Tông nổi lên (kiêu binh) giết quận Huy, trừ khử phe cánh Đặng Thị Huệ, phò trịnh Tông lên ngôi.
3. Dương nguyên cữu bàn chém kiêu binh,
Nguyễn quốc sư mưu trừ nội loạn
Thủ hạ của quận Huy có người là Nguyễn Hữu Chỉnh, biết tin kiêu binh tạo phản, tìm đến Dao trung hầu Vũ Tá Dao, trấn thủ Nghệ An, là em rể quận Viêm (quận Viêm là cha quận Huy) mưu tính nhưng Dao không quyết làm, Chỉnh đưa gia quyến lên thuyền theo đường biển xuôi vào Nam đầu quân cho Tây Sơn.
Kiêu binh cậy công lao tôn phò Trịnh Tông, ngang ngược làm loạn, chúa Trịnh Tông cũng khó khống chế.
4. Nhờ ngoại viện, Hữu Chỉnh rửa thù thầy
Tỏ lòng trung, Trần Quán chết theo chúa
Nguyễn Hữu Chỉnh đầu quân cho Tây Sơn được Nguyễn Nhạc tin cẩn. Hữu Chỉnh bàn với Nguyễn Nhạc đánh chiếm Thuận Hóa. Nguyễn Nhạc bèn cho em Nguyễn Huệ cùng Chỉnh đánh chiếm lấy Phú Xuân, Thuận Hóa. Nhân đà thắng Lợi, Chỉnh bàn cùng Nguyễn Huệ đánh ra bắc, giết được chúa.
5. Phò chính thống, thượng công vào điện
Kết duyên lành, công chúa ra xe
Nguyễn Huệ vào yết kiến vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Hữu Chỉnh mối lái cho Nguyễn Huệ Lấy con vua Là Ngọc Hân.
Vua Lê Hiển Tông Mất, cháu là Lê Chiêu Thông (Lê Duy Kỳ) lên nối ngôi.
Vua Tây Sơn, Nguyễn Nhạc từ Nam ra Thăng Long.
6. Chúa Tây Sơn lẻn rút quân về nước
Quân Đông Giang mưu khởi nghĩa phò vương
7. Phò Lê đế, đạo Vũ thành lại ra quân
Đốt Trịnh cung, chúa Án Đô phải bỏ nước
8. Dương Trọng Tế bị dâng tù trước nhà Thái học
Hoàng Phùng Cơ phải tự tử ở ngoài Tây thành
9. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
Quan bình chương Trần Công Xán vâng mệnh bàn việc biên cương
10. Lân Dương hầu phò chúa vượt biển đến Yên Quảng
Bằng công Chỉnh mời vua qua sông đi Lạng Sơn
11. Tây Sơn lại kéo vào thành chiếm giữ đất nước
Chiêu thống ba phen tính chước khôi phục kinh đô
12. Lê sứ thần qua đất Bắc xin quân
Tôn đốc bộ tới ải Nam truyền hịch
13. Khiếp thanh thế, giặc mạnh rút lui
Nhờ viện binh, vua xưa trở lại
14. Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
15. Dẹp yên cõi Bắc, Nguyễn Huệ được phong
Đánh phá Cao Bằng, Duy Chỉ bị hại
16. Tế Linh đường, sứ Thanh bị lừa
Chết Yên Kinh, vua Lê nuốt hận
17. Mất thành Thăng Long, vua Cảnh Thịnh bị bắt
Táng lăng Bàn Thạch, Nguyễn Hoàng Phi chết theo