Chưa bước vào cổng tôi đã nhìn thấy ông nội tôi ở trong vườn, thế thì bà tôi đi chợ bán chè rồi. Tôi đẩy cổng vào:
- Ông ơi, cháu … Nhưng tôi liền im lặng, vì ông tôi có thói quen không muốn an quấy rầy khi làm vườn.
Trong vườn có bao nhiêu là cây, nào là thiên tuế, vạn tuế, dừa cảnh … và ông còn có một nhà kính để nuôi phong lan nữa. Tất cả đều xanh tốt, đều do đôi bàn tay ông tôi chăm sóc cả. Mỗi khi tỉa cây là ông lại khom người xuống, nhưng mặt thì hơn nghểnh lên để nhìn cho rõ mà tỉa bớt lá và tạo dáng cho cây. Rồi ông lại ngó bên này, ngó bên kia, tay ông cầm chiếc kéo tỉa cây như một người thợ cắt tóc tài ba. Đoạn ông lùi lại, ngửa người ra phía sau, tay chống vào hông ngắm lại cây vừa tỉa, nếu vừa ý ông gật gật cái đầu, nếu chưa ông sẽ đi ra chỗ để dụng cụ lấy mấy sợi dây thép để uốn lại dáng cây. Xong đâu đấy ông bắt sâu, xới đất và tưới nước. Ông lững thững bước vào phòng kính trồng phong lan. Ông múc nước trong bể đổ vào bình xịt, rồi xịt nước xung quanh các giỏ phong lan treo lơ lửng. Tôi nhớ ông bảo: “Lan là một loài hoa lấy chất dinh dưỡng từ không khí, ngấm qua rễ, thân và lá”. Rễ phong lan không sống được ở nơi ẩm ướt, nên ông tôi trồng lan trong những gáo dừa có đục lỗ xung quanh, bên trên rải một thứ gì xôm xốp. Khi xịt nước, ông tôi luôn đeo khẩu trang, đầu ngẩng lên xem kĩ từng kẽ lá. Kìa ông đã bỏ bình nước xuống.
Tôi reo to: “Cháu chào ông ạ”. Ông cất tiếng cười sảng khoái: “Thằng quỷ con của ông, cháu đấy ư!”. Hai ông cháu vui vẻ dắt nhau vào nhà, vừa lúc bà đi chợ về,
Tóm lại, hình ảnh ông nội yêu cây cối và say mê chăm sóc cây cối sẽ sống mãi trong lòng tôi