LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí ở 7 câu đầu trong bài thơ cùng tên. Đoạn văn sử dụng phép lặp và câu ghép

1_Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí ở 7 câu đầu trong bài thơ cùng tên.
Đoạn văn sử dụng phép lặp và câu ghép (gạch chân dưới thành phần đó)
2_Tìm ý cho đề bài sau:
Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) phân tích ba câu cuối trong bài thơ "Đồng chí". Đoạn văn có sử dụng phép nối và thành phần phụ chú.
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
677
1
0
Cún ♥
12/11/2019 20:35:30
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thể hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu: “vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời... Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Linh Lê
12/11/2019 20:37:54
Trước hết, ngay ở hai câu thơ đầu, tác giả Chính Hữu-người trong cuộc đã viết:
"Đêm nay rừng hoang sương muối..."
Đây là câu thơ mà tác giả đã cảm nhận từ những lần cùng đồng đội phục kích chờ giặc...Người đồng chí đứng cạnh đã cùng anh tạo nên thế thành đồng vách sắt làm mờ đi cái nghiệt ngã của thiên nhiên, cái nguy hiểm ác liệt của chiến tranh. Vì vậy, đứng bên thềm cuộc chiến đấu mà người lính vẫn lạc quan, vẫn tin tưởng vững vàng. Đẹp nhất, giàu ý nghĩa nhất vẫn là hình ảnh "đầu súng trăng treo". Hai hình ảnh tưởng như đối lập, tương phản nhưng khi đặt vào nhau, nó góp phần thể hiện vẻ đẹp của tình đồng đội mục đích chiến đấu cao cả. Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu, trăng là biêu tượng cho chất thơ, chất lãng mạn. Quả thật, chỉ với 3 câu thơ, tác giả đã thể hiện tình đồng chí và mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư