Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào? Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?

Câu 1 .Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:

Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?

Câu 2 . Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?



Câu 3 

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.

Câu 4. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?

c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

4 trả lời
Hỏi chi tiết
461
2
0
Nguyễn Thị Thảo
14/11/2019 15:49:10
1. Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?
* Đồi núi:
-Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp.
+Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
+Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%
-Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ
-Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Thị Thảo
14/11/2019 15:51:14
Câu 2: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam bản đồ dân cư trang...
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều:
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:
Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

  • Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2

  • Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2
Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: (0,25đ)
Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2 * Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long
  • ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km2 (0,25đ)
  • ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2. (0,25đ)
* Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:
+Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2 (0,25đ)
+Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2 (0,25đ)
* Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2
Nguyên nhân:
+Điều kiện tự nhiên
+Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
+Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng
2
0
Nguyễn Thị Thảo
14/11/2019 15:53:48
3.
a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
-Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
  • Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương
  • Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO
b, Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
* Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên
  • Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km
  • Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.
  • Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn.
  • Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,...
  • Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản.
  • Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Điều kiện kinh tế xã hội
  • Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
  • Cơ sở vật chất được chú trọng (0,25đ)
  • Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn (0,25đ)
  • Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản
* Khó khăn
  • Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào
  • Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới
  • Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu
  • Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm
2
0
Nguyễn Thị Thảo
14/11/2019 15:55:53
Câu 4
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ
* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm
  • Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
  • Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu
  • Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
  • Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai
b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:
  • Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp.
  • Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản
  • Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt
  • Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động...
  • Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư
  • Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê.
* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:
  • Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ.
  • Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa
c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng * Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo