Nhuận hay nhuần là sự bổ sung thêm ngày, tuần hay tháng vào một số lịch để làm cho lịch phù hợp với các mùa thời tiết.
Năm nhuận là năm:
- Theo dương lịch, là năm chứa một ngày thừa ra (ngày 29/2). (Các năm thường tháng 2 chỉ có 28 ngày)
- Theo âm-dương lịch, là năm chứa tháng thứ 13.
Mục đích để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết.
Tháng nhuận là tháng:
- Theo dương lịch: là tháng 2 có ngày 29, bình thường tháng 2 chỉ có 28 ngày.
- Theo âm lịch: là tháng có 2 lần trong năm, ví dụ năm có 2 tháng 9, hoặc một tháng khác.
Ngày nhuận là ngày 29 tháng 2 trong năm nhuận của dương lịch.
Thời gian Trái đất quay quanh Mặt trời một vòng là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, trong dương lịch coi 365 ngày là một năm, thời gian dư ra cứ mỗi 4 năm lại có thể tích luỹ thành 1 ngày thì thêm ngày đó vào tháng 2 (ngày 29/2) (các năm thường tháng 2 có 28 ngày).
Âm lịch coi 354 ngày là một năm, thời gian dư ra cứ ba năm lại có thể tích luỹ thành một tháng, khoảng thời gian này được cộng khoảng vào trong một năm, với cách tính lịch như vậy người ta gọi là nhuận, còn năm nhuận là để chỉ một năm dương lịch có ngày nhuận hoặc năm âm lịch có tháng nhuận.
Trong dương lịch, cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, thêm vào tháng hai một ngày, ngày 29 tháng 2, ngày đó được gọi là ngày nhuận.
Trong âm lịch, cứ 3 năm có 1 năm nhuận, 5 năm thì có 2 nhuận, 19 năm có 7 nhuận, 1 tháng được thêm vào mỗi khi đến năm nhuận được gọi là tháng nhuận.
Một năm âm lịch chỉ có 354 ngày, điều này đã đem đến rất nhiều bất tiện cho sản xuất và cuộc sống. Thế là người ta đã dùng cách thêm tháng nhuận để làm cho số ngày trong một năm gần với 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, đồng thời cũng để giữ tháng theo quy luật tròn khuyết của Mặt trăng. Cụ thể là phương pháp thêm 7 tháng nhuận trong 19 năm. 19 năm dương lịch là 6939,60 ngày; 19 năm âm lịch là 6939,69 ngày, như vậy hai cách tính lịch này thời gian 19 năm chỉ lệch nhau khoảng 2 giờ, như vậy là khá chính xác và tương đồng nhau.