Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nét chung và nét riêng đặc sắc của bài cảnh khuya và rằm tháng giêng

1.Nêu nét chung và nét riêng đặc sắc của bài cảnh khuya và rằm tháng giiêng
2.Cảm nhận vẻ đẹp đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc vá vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua 2 bà cảnh khuya và rằm tháng giêng
3.Phát bi.ểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya
4.Phát bi.ểu cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng
5Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài tiếng gà trưa
                                         --Mn cố gắng đừng chép mạng nha! Thanks mn nhìu
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.251
3
3
Anh Đỗ
17/11/2019 19:54:06
Bác vốn là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Dù trong hoàn cảnh ngày đêm lo cho vận mệnh đất nước, Bác vẫn dành ra chút thời gian ít ỏi để thưởng thức, cảm nhận và hòa mình vào thiên nhiên vạn vật. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được khơi gợi cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên mà chính xác là trong một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc. Hai bài thơ đã thể hiện tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ của Bác Hồ.
Như ta vẫn biết, thơ Bác tràn ngập ánh trăng, trăng chính là người bạn tri âm, tri kỉ, người đã đồng hành cùng Bác trong những năm tháng gian lao vất vả khi bị giam ở nhà tù Trung Quốc cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Bởi vậy, trong cả hai bài thơ đều có sự xuất hiện của ánh trăng, nhưng dưới con mắt của thi nhân, mỗi bài ánh trăng lại mang những đặc sắc riêng. Trong bài thơ Cảnh khuya trăng không xuất hiện ngay từ ban đầu, mà là âm thanh tiếng suối du dương, tha thiết là yếu tố mở đầu bài thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh, ví âm thanh tiếng suối như tiếng hát của con người. Ở câu thơ ta thấy rõ nét hiện đại, tư duy thơ mới mẻ của Bác: lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên, đồng thời sự so sánh này cũng làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn. Âm thanh tiếng suối trong trẻo tựa như giọng hát của cô sơn nữ khiến không gian trở nên sống động, tràn trề sức sống.
Sau âm thanh của tiếng suối là sự hòa hợp của thiên nhiên: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ở đây ta có thể tưởng tượng theo hai cách: ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa hoặc ánh trăng chiếu rọi vào các vòm cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. Dù hiểu theo cách nào cũng đều cho thấy sự hài hòa, hòa hợp tuyệt diệu của thiên nhiên. Ánh trăng dìu dịu, kết hợp với âm thanh tiếng suối trong trẻo xa xa làm không gian thêm phần lung linh, huyền ảo.
Rằm tháng giêng lại đem đến cho người đọc cảm nhận, cái nhìn khác về thiên nhiên Việt Bắc. Mở đầu bài thơ là tràn ngập ánh trăng: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”. Hai câu thơ mở ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh sáng của trăng. Ánh trăng trong trẻo khiến cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ mà cũng vô cùng hài hòa. Câu thơ thứ hai vẽ ra không gian bao la, bát ngát. Trong nguyên tác, chữ “xuân” được lặp lại ba lần: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên đã nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Không khí mùa xuân đã thấm đẫm trong mọi cảnh vật, đâu đâu cũng thấy thiên nhiên căng đầy sức sống. Sự vật có sự hòa hợp tuyệt đối với nhau, đất trời nối tiếp, hòa với nhau làm một.
Và trong khung cảnh đó, chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ. Lo cho dân cho nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên thưởng thức, cảm nhận vẻ đẹp của ánh trăng, tiếng suối, của trời xuân. Đặt trong hoàn cảnh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ta không chỉ thấy Bác là người có tình yêu thiên nhiên mà còn thấy được phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Cả hai bài thơ đã sử dụng những hình ảnh thơ đẹp, phép so sánh, điệp ngữ tài tình. Ngôn ngữ tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc, nhịp điệu. Giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung, có suy tư, trăn trở mà vẫn đầy hào hứng và tin tưởng.
Qua hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng ta thấy được những rung động tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tài hoa trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Với những lời thơ giản dị mà cũng hết sức hàm súc người đọc đã được thưởng thức bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau. Đằng sau tình yêu thiên nhiên còn là một người luôn lo cho dân cho nước, một phong thái ung dung, một tâm hồn lạc quan vào cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Nguyễn Minh Vũ
17/11/2019 19:54:20
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất, một nhà chính trị tài năng mà còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong khoảng thời gian làm việc ở Pắc Pó, Bác đã sáng tác hai bài thơ về trăng rất tiêu biểu, đó là bài “Cảnh khuya” và bài thơ “ Rằm tháng Giêng”.
Cùng lấy cảm hứng từ ánh trăng nhưng trong mỗi bài thơ, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái riêng biệt, điều này đã làm nên nét độc đáo cho mỗi bài thơ.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” bức tranh thiên nhiên được Bác khắc học bằng những nét sinh động, cụ thể, gợi ra một bức tranh đa sắc màu và có sức hấp dẫn với người đọc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Ở trong câu thơ này, Bác đã ví tiếng suối như “tiếng hát xa”, âm thanh của nước va chạm vào vách đá không ồn ào mà lại dịu nhẹ, êm du. Bằng tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ, Hồ Chí Minh đã liên tưởng ngay đến tiếng hát xa. “Tiếng hát xa” là tiếng hát thoảng đưa trong gió, có tiết tấu, giai điệu song nếu không chú ý lắng nghe thì cũng sẽ không thể cảm nhận hết.
Tiếng suối ở đây cũng vậy. Ta có thể liên tưởng đến dòng suối nhỏ róc rách chảy trong đêm, nó nhẹ đến mức nếu không gian không yên tĩnh, người nghe không nhập tâm để cảm nhận thì cũng khó có thể nhận ra. Nhưng một khi đã cảm nhận được rồi thì nó sẽ như một giai điệu nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng da diết, cứ vương vấn lòng người không thôi.
Trong không gian tĩnh lặng, tiếng suối du dương hiện lên thật gợi cảm, nó tác động đến tâm hồn của người thi sĩ. Ngồi trong đêm, bác dùng sự nhạy cảm để cảm nhận cái tĩnh của âm thanh, song cũng đồng thời cảm nhận cảnh khuya bằng cái nhìn thị giác đầy tinh tế:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Hình ảnh ánh trăng ở đây được đặt trong mối quan hệ với cây và hoa. Cách cảm nhận của Bác cũng thật độc đáo, ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ làm in trên mặt đất những mảng màu sắc sáng tối, tạo nên cảnh chập chùng của ánh trăng, cây và trong cảm nhận của Bác, trăng, bóng cây cùng “lồng” vào hoa tạo ra sự hòa hợp đến lạ kì.
Từ ba hình ảnh ngỡ như chẳng hề có mối liên hệ nào, Hồ Chí Minh đã dùng sự tinh tế trong cảm nhận của mình để tạo ra cho chúng một sự hòa hợp, đan xen vô cùng sống động và gợi cảm.
Cũng miêu tả về ánh trăng, nhưng trong bài thơ “Rằm tháng Riêng” Hồ Chí Minh lại cho người đọc một cảm nhận mới, một các nhìn mới về ánh trăng:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Ánh trăng trong bài thơ này là ánh trăng của đêm Rằm mùa xuân nên nó mang cái nét thơ mộng, gợi cảm của tiết trời xuân. “Lồng lộng” gợi ra cái bao la, bát ngát của không gian bầu trời. Trong cái không gian ấy, ánh trăng dường như sáng hơn, đẹp hơn, nó soi sáng và bao phủ lên mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật trở nên đầy sức hấp dẫn, quyến rũ.
“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.
Qua câu thơ này, người đọc có thể phỏng đoán vị trí, điểm nhìn của Bác chính là trên một dòng sông. Vì chỉ có như vậy thì bác mới có thể cảm nhận tinh tế đến thế không gian bầu trời, ánh trăng sáng và cả màu nước trên sông.“ Nước lẫn” ở đây có thể hiểu là sự hòa hợp, pha trộn giữa sắc sáng của ánh trăng với sự long lanh, xanh mát của dòng nước.Trong một câu thơ mà Hồ Chí Minh đã sử dụng đến ba từ xuân, làm cho sắc xuân, không khí xuân tràn đầy khắp cả ý thơ.
Nếu trong bài “Cảnh khuya” có sự hòa hợp giữa ba yếu tố: trăng, bóng và hoa để tạo ra khung cảnh thi vị mà đầy hấp dẫn thì ở trong bài thơ “Rằm tháng Giêng” lại có sự kết hợp của ba yếu tố: trăng, nước và bầu trời. Vừa gợi ra cái mênh mông của bầu trời, cái thi vị của dòng sông mùa xuân và cả sự kết hợp giữa nước và trăng đã tác động ngược lại với bầu trời,làm cho không gian bầu trời mang đậm không khí của mùa xuân. Nếu trong “Cảnh khuya” đối tượng miêu tả của Bác là ánh trăng rừng trong đêm khuya thanh tĩnh thì “Rằm tháng Giêng” lại là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng Rằm đầu năm.
Có thể thấy, Hồ Chí Minh sáng tác rất nhiều các phẩm lấy đề tài từ vầng trăng, ánh trăng. Song mỗi bài Bác lại tạo ra cho người đọc một cảm nhận khác, một ấn tượng khác về ánh trăng mà không hề có sự trùng lặp. Có sự đa dạng này phải kể đến sự cảm nhận tinh tế và tài năng sáng tạo không ngừng của Bác.
2
2
Đỗ Dũng
17/11/2019 19:54:43
5. Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.
Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi nhưng mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kì diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói gém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.
Bà là người luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đôi khi trách mắng cũng là trách mắng yêu thương:
“Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”.
Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.
Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
8
1
Cún ♥
17/11/2019 19:55:04
- Nét chung: Hai bài thơ cùng thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước.
- Nét riêng:
+ Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác.
+ Bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ.
1
1
Đỗ Dũng
17/11/2019 19:55:21
Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng vfa Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm thángGiêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.
Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.
Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.  Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông tẳng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh tẳng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ya nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại vfa niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh BácHồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trawis tim vô cùng nhạy cảm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×