Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ ' Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra'

Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ ' Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra'
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
188
2
1
Cún ♥
18/11/2019 12:09:14
Từ lâu hình ảnh thiên nhiên Việt Nam, đặc biệt là những vùng quê nghèo thanh bình mà yên ả đã đi vào thơ ca Việt một cách bình dị, thân thương. Đó là lũy tre xanh kiên cường trên đất cằn đá sỏi, là con sông quê hương những trưa hè tắm mát gọi về tuổi thơ. Đó còn là cây đa, bến nước, sân đình, là cánh cò bay lả, bay la trên những cánh đồng xa. Hồn quê trong thơ chân chất, bình dị, an yên đến khó tả. Bài thơ " Thiên trường vãn vọng " của Trần Nhân Tông là một tác phẩm hay và đặc sắc bởi bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ diệu kỳ.
" Thôn hậu, thôn tiền đạm tựa yên
Bán vô bán hữu tịch vô biên"
Một chiều hoàng hôn nhà thơ đứng nơi phủ Thiên trường trông ra và ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của quê hương mình. Thôn quê chiều về đang yên tĩnh lạ thường, làn khói mờ ảo trong sương khiến cảnh vật, bóng chiều nửa như có, nửa như không, huyền diệu, huyễn hoặc, lung linh. Bóng chiều chập chờn, màn mác, mang vẻ ưu tư, mang cả niềm thương trong từng làn khói. Một khoảnh khắc quê hương đang chuyển giao mình giữa thời gian ngày và đêm được tác giả cảm nhận bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một tâm hồn thơ yêu thiên nhiên. Câu thơ uyển chuyển nhẹ nhàng như thiên nhiên ngày lúc này vậy.
" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng"
Nhìn ra xa hơn là cánh đồng quê bình yên mỗi chiều về, trong khoảng mênh mông cùng ánh mặt trời đang dần buông xuống là hình ảnh những cậu mục đồng cất tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo, thảnh thơi giữa thiên nhiên tươi đẹp. Tiếng sáo như mang âm hưởng của hồn quê yên bình ngày lúc này đây để gọi mời tất thảy những yêu thương của con người dành cho vạn vật quê hương. Tiếng sáo quyến rũ hấp dẫn làm cho từng đàn cò trắng cũng không thể làm ngơ trước âm thanh tuyệt vời ấy: "Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng". Cánh cò trắng từng đôi cùng nhau chào liệng giữa khoảng không bao la, tuy bé nhỏ nhưng không đơn điệu.
Giữa cánh đồng rộng lớn, có dáng hình những đứa trẻ mục đồng cưỡi trâu về cùng tiếng sáo chiều vi vu trong gió nhẹ, cò trắng rủ nhau xuống bầu bạn, thưởng thức âm thanh của tiếng sáo tuyệt vời, ngắm nhìn quê hương yên ả lạ thương. Giữa con người và thiên nhiên như một sự hòa hợp, gắn bó đầy tình thân.
Bức tranh quê hương giản đơn nhưng gợi lên những ấm áp, yên bình, dễ chịu. Bức tranh quê khoáng đãng, lung linh và lắng đọng khiến lòng người mênh mang. Cảm quan nghệ sĩ cùng tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương lớn lao và cái nhìn tinh tế từ những điều bình dị đã giúp Trần Nhân Tông viết nên những vần thơ đẹp đến nao lòng như thế .
Cảnh vật của buổi chiều quê thấm đẫm phong vị của tình người, của nét riêng độc đáo mà không một chốn nơi nào có được. Phải chăng, quê hương chính là nơi nguồn cội, là nơi gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người, bởi vật mà khi viết về nó, người thi nhân đã dành trọn sự trân trọng và yêu thương nhất để gửi gắm vào thơ. Là những đứa trẻ sống nơi thị thành đô hội, đọc bài thơ em thấy thêm yêu những làng quê Việt, thêm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước ,quê hương mình. Thật ra, đẹp đẽ không cần những thứ gì đó quá sang trọng, cao siêu, đôi khi nó đến từ những điều giản đơn, bình dị nhất, hồn cốt làng quê trở nên thiêng liêng vô ngần như thế.
Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông là bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Để khám phá, tìm hiểu giá trị cũng như những nét đặc sắc trong bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác như:

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Boss
18/11/2019 12:10:40
Trần Nhân Tông là vị vua, vị anh hùng nổi tiếng chính trực, nhân ái thương dân và cũng là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của ông còn lưu lại đến thời nay đó là tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hay còn gọi theo tiếng hán nôm là Thiên Trường vãn vọng. Bài thơ được sáng tác trong dịp vị vua anh minh vi hành về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
Phiên âm:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch thơ:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Hai câu đầu tiên là cảnh thôn xóm bình dị dân dã, bức tranh làng quê khi chiều về. Hoàng hôn luôn luôn là thời điểm “tức cảnh sinh tình” của các thi nhân bởi cảnh sắc mờ ảo của thiên nhiên khi trời đất giao hòa từ ngày sang đêm và cũng là thời điểm bình yên nhất của con người khi đó là lúc mà con người kết thúc một ngày làm việc để quay về sum họp quây quần với gia đình. Ta có thể thấy tác giả đang đứng ở một nơi cao, có thể nhìn bao quát cảnh vật, khi phóng tầm nhìn ra xa để bao quát trọn cảnh đẹp chiều tà, đặc biệt là, đây là quê hương của ông, là nơi ông đặt nhiều tình cảm nhất, nơi chôn giấu tuổi thơ của một vị vua. Ở đây xuất hiện cảnh “khói lồng” là hình ảnh thân thuộc, gần gũi, bình dị và đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Từ “man mác” thường được dùng để miêu tả về nỗi buồn từ tâm tư con người, nhưng trong hoàn cảnh này man mác được dùng để miêu tả về một buổi chiều thôn quê yên bình và có đôi phần ảm đạm. Qua đó ta thấy được tâm tư của một vị vua: tạm gác lại việc triều chính để hòa mình vào phút giây lắng đọng hiếm có, đáng quý của đời người. Thôn xóm đang dần nhạt nhòa trong sương khói và bóng chiều mập mờ dường như nửa có nửa không. Đó là một cảnh tĩnh rất đẹp, gợi nhiều xúc cảm.
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Mục đồng là hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho con người thôn quê Việt Nam. Trong rất nhiều tác phẩm dân gian như tranh vẽ, tranh thêu, đồ gốm,… ta đều thấy hình ảnh chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Điều đó cho thấy mối giao hòa giữa con người, động vật và thiên nhiên cùng với tinh thần sống luôn căng tràn của họ đặc biệt là những chú bé thôn quê luôn vui tươi, yêu đời. Thời điểm mà tác giả nhắc tới trong bài thơ là chiều tà, khi ấy mọi người đã kết thúc một ngày làm việc và các chú bé mục đồng cũng đã kết thúc một ngày chăn trâu của mình. Từng đàn cò trắng cũng như vậy. Cò trắng “từng đôi” liệng xuống đồng làm ta liên tưởng đến đời sống thường nhật của con người: họ cùng nhau về nhà nghỉ ngơi, sum họp sau một ngày làm việc mà không hề có sự cô đơn lạc lõng. Tất thảy những cảnh vật đó đã vẽ nên một bức tranh có âm thanh, có màu sắc gợi nên cảnh quê thanh bình, hài hòa nhưng cũng đầy sức sống.
Tóm lại, cảnh chiều ở thôn quê đã được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng đã gợi nên được hồn quê, tình quê sâu đậm. Đó là một làng quê thanh bình, trầm lắng nhưng đầy sức sống, tiêu biểu cho làng quê Việt. Qua đó ta cũng có thể thấy tâm tư của tác giả - một vị vua gần gũi với thiên nhiên, với nhân dân, gắn bó với làng quê. Người có một tấm lòng cao thượng, một nhân cách trong sáng. Đó chắc chắn và đã là một vị vua tốt, yêu dân, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×