Lòng vả cũng như lòng sung
Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.
Ông chẳng bà chuộc
Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.
Hàng tôm hàng cá
Thành ngữ hàng tôm hàng cá trong tiếng Việt “chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen” (Đào Văn Tập - Từ điển Việt Nam).
Há miệng chờ sung
Với thành ngữ "Há miệng chờ sung", nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Trong tiếng Việt, “kép” và “đơn là hai từ trái nghĩa, “kép” là “đôi, hai, cặp”, trái với “đơn” là “một”.
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Trong tiếng Việt, câu tục ngữ khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương được hiểu là khôn thì phải khôn hẳn, khôn đến mức khiến người ta phải sợ, phải kính nể, còn nếu dại thì cũng phải biết thân, biết phận để người khác dễ thông cảm, bỏ qua mà tỏ lòng kính mến, yêu thương.
Đa nghi như Tào Tháo
Ở nước Trung Hoa thời Tam Quốc có viên quan Thừa tướng nổi tiếng đa nghi họ Tào, tên Tháo. Hắn đa nghi đến mức không tin bất kì ai trên dời dù người đó là tướng có tài hay người lính đã hết lòng phục vụ và bảo vệ hắn.
Niêu cơm Thạch Sanh
Câu thành ngữ chỉ của cải vật chất không bao giờ hết, hết lại có, vơi lại đầy.