LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về hình tượng sóng trong bài thơ sóng của tác giả xuân quỳnh

cảm nhận của em về hình tượng sóng trong bài thơ sóng của tác giả xuân quỳnh 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
250
1
0
Nguyễn Thị Linh
01/12/2019 12:44:42
Bao trùm cả bài thơ là hình tượng sóng. Đây là một hình tượng đa nghĩa, mỗi đặc tính khác nhau của sóng lại tượng trưng cho những phẩm chất khác nhau của “em” và chuyện tình của “em”.
Trước hết, sóng tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu. Đó là vẻ đẹp mang nhiều sắc thái, nhiều tầng bậc, nếu không cố công khám phá thì sẽ không thể cảm nhận hết được. Tâm trạng người con gái khi yêu luôn mang 2 thái cực trái ngược nhau, lúc thì rất dữ dội, ồn ào nhưng nhiều khi lại vô cùng dịu êm và lặng lẽ. Dữ dội và ồn ào là cách thể hiện ra bề ngoài, giống như những con sóng ở trên mặt nước. Còn dịu êm và lặng lẽ lại xuất hiện sau, là nét tính cách ẩn sâu, để người yêu “em” tự mình khám phá, tìm hiểu. Em khiến cho người ta có ấn tượng đầu rằng rất sôi nổi, ồn ã, nhưng một khi đã tiếp xúc đủ lâu với em, đã có thể sẻ chia, thấu hiểu em, thì mới biết rằng em thật dịu dàng và lặng lẽ, rất nữ tính, dễ tổn thương, và rất cần được yêu thương trân trọng. Như vậy, nét tính cách dịu êm lặng lẽ không xuất hiện đầu tiên, nhưng lại là nét tính cách quan trọng, khiến người ta nhớ về em.
Không chỉ vậy, sóng còn tượng trưng cho khát vọng kiếm tìm hạnh phúc trong tình yêu của người con gái. Lúc nào em cũng khao khát có được một tình yêu chân thành, cho nên không ngại khó ngại khổ, em sẵ sàng hi sinh, dâng hiến mình trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể” Mình ở đây là ai? Mình vừa có thể là chính bản thân sông, nhưng đồng thời cũng có thế là sóng. Như vậy, sông và sóng song hành đồng hiện, tuy hai mà một. Đã có sự gắn bó đến mức nhập làm một như thế, nhưng khát khao được thấu hiểu, sẻ chia của em trong tình yêu vẫn chưa hề được thỏa mãn, vẫn có những lúc em cảm thấy thật cô đơn trong chính cuộc tình của mình. Bởi vậy, dù tình có thật đẹp, dù người tình đã gắn bó hai nửa thành một, nhưng vẫn có thể xuất hiện những lúc không tìm được tiếng nói chung, và chia xa cách trở là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Dường như trên đời này không có gì vững vàng hơn tình yêu và cũng chả có gì mỏng mảnh hơn tình yêu ấy vậy.
Muốn có được một tình yêu tròn đầy, không thể không thấu hiểu về nó, và bởi vậy, em quyết tâm đi kiếm tìm nguồn gốc của tình yêu. Từ nguồn gốc của những con sóng, Xuân Quỳnh lí giải nguồn gốc tình yêu của muôn đời. Sóng bắt đầu từ gió, còn gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa, tương tự như chuyện tình của chúng mình bắt đầu từ khi nào, em chẳng thể tìm được về ngọn nguồn. Làm gì có ai nói trước được chuyện tình sẽ đi về đâu. Nào có ai ngờ uống nhầm một ánh mắt, cơn say sẽ theo cả đời. Em làm gì có biết mình yêu nhau từ bao giờ, dường như từ xa xưa như biển ngàn năm nay vẫn vỗ sóng, nhưng cũng dường như chuyện mới từ hôm qua vậy. Em và anh từ những kẻ xa lạ, làm thế nào lại trở nên thân thiết mà gắn bó đời nhau vào dường như không còn là chuyện quá quan trọng. Chuyện quan trọng là dù đến với nhau như thế nào, dù trước đây anh và em có là ai đi chăng nữa, thì từ nay, từ ngày mà em – anh chung đôi, chuyện quan trọng nhất chính là luôn yêu nhau và trân trọng nhau.
Và biểu hiện quan trọng nhất của tình yêu và sự trân trọng chính là nỗi nhớ. Nỗi nhớ khiến gần mà trở nên xa, khiến xa lại như về gần. Giống như những con sóng ngày đêm nhớ bờ mà dào dạt vỗ suốt cả ngàn năm nay, lòng em chẳng lúc nào thôi nhớ đến anh, đến cả trong lúc mơ vẫn mơ về một bóng dáng quen thuộc. Dường như đến bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã chọn một biểu tượng mới, mang tính hiện đại cho hình tượng người phụ nữ. Trong văn học truyền thống Việt Nam, người phụ nữ thường được so sánh với “bến”, với sự chờ đợi và thụ động, còn người đàn ông lại được so sánh với những hình ảnh đầy chủ động như “thuyền”, như “khách bộ hành”,…Dường như có một suy nghĩ cố định trong tâm tưởng người dân Việt Nam bao nhiêu thế hệ nay là trâu phải đi tìm cọc, chứ cọc nào lại đi tìm trâu. Thế nhưng trong bài thơ này, Xuân Quỳnh đã khiến người phụ nữ trở nên chủ động hơn rất nhiều, và ngược lại người đàn ông đầy thụ động trong chuyện tình. Bởi vì sóng nhớ bờ nên sóng chủ động vỗ, bởi vì em nhớ anh nên em chủ động kiếm tìm, khát khao được gặp anh, bởi vì em mong muốn có được hạnh phúc cho nên em chủ động lên đường tìm kiếm.
Sự chủ động, khát khao kiếm tìm tình yêu đích thực của em còn ngân lên một mức cao hơn nữa thông qua hình tượng sóng ở cuối bài thơ. Em muốn được tan ra thành hàng ngàn, hàng vạn con sóng để có thể dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, đó chính là khát khao được bất tử hóa thứ tình cảm cao đẹp đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư