Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một cảnh đẹp

  • Thuyết minh về một cảnh đẹp
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
161
0
2
Đỗ Dũng
30/11/2019 13:19:04
Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961. công trình thủy điện Thác Bà bắt đầu được xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành , hồ Thác Bà có từ đấy. Nó nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam, rộng gần 20.000 ha, với trên 80km chiều dài, chiều rộng từ 8 -10km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ , xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng... Cảnh quan thiên nhiên vừa kĩ vĩ vừa mơ mộng.
Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà ? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã thới nhà máy thủy điện Thác Bà rồi lên thắp hương cầu may tại đền Thác Ông, lần lượt vào thăm các hang động đá vôi như động Thủy Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.
Động Thủy Tiên hun hút dài khoảng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lông lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kỳ. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng; càng đi sâu vào khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá, nhũ đá có màu sắc và có hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay những buổi chiều hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi, phòng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, càng ngắm càng đắm càng say.
Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen; nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hóa thuộc nền văn hóa Bắc Sơn của người Việt Cổ. Câc ca ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:
" Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà, Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông" Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá dớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.
Đúng như dân gian đã nhắc: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Đến thăm hồ Thác Bà, lúc trở về xuôi, ta khẽ nhẩm lời ca :
" Ai về ai có nhớ không ? Ta về ta nhớ Thác Ông, Thác Bà Nhớ Xuân Long, nhớ Bạch Xà, Chợ Ngọc, chợ Ngà nhớ mãi không nguôi. ..."

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyên Ngọcฅ'ω'ฅ
30/11/2019 13:33:28
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.
Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.
Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.
Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.
Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.
Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
0
0
_Rin Rin_
30/11/2019 14:32:01
Thuyết minh về một cảnh đẹp.
Du khách đi bằng đường bộ từ nam ra bắc, từ bắc vào nam không thế không di qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mỹ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng (tên chữ là Long Hạm hay Long Đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi hình đầu Rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng Ràng (Dương Xá) theo dọc sông Mã bên phía bờ nam. Trên núi Rồng, còn có động Long Quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng, được gọi là hang mắt Rồng (cho nên còn có tên gọi là núi Mắt Rồng). Truyền thuyết kế lại, con Rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị mũi tên độc trúng vào mắt phải, nên phải gục ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. Ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô ra, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đang hút nước, nên có tên chữ là Long Hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng.
Bên kia sông, có hòn núi Ngọc, tên chữ là Hỏa Châu Phong hay còn gọi là núi Nít, ngọn núi này tròn trăn, các lớp đá chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là Hỏa Châu Phong. Chín mươi chín ngọn hên dông Còn hòn núi Nít bên sông chưa về.
Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như: Ngũ Hoa Phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy. Có hang Tiên với những nhũ đá mang nhiều vẻ kỳ thú: hĩnh rồng hút nước, hình các vị tiên… có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt bên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vũng Sao Sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi Con Mèo, núi Cánh Tiên đều có hình thù như tên gọi.
Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: Lý Thường Kiệt, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thượng Hiền, Tản Đà v.v…; ở động Long Quang vẫn còn một sô bài thơ khắc trên vách đá.
Hàm Rồng không những có cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày lịch sử hàng trăm thế kỷ, đó là khu di chỉ núi Đọ (cách Hừm Rồng 4km về phía bắc) tiêu biếu cho thời đại đá cũ. Và từ núi Đọ di xuống phía đông nam, cách Hàm Rồng lkm là khu di chi Đông Sơn, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc thời kỳ đồng thau.
Hàm Rồng còn là nơi ghi dấu nhiều chiến tích lịch sử. Tại đây, thế kỷ XIII, Chu Nguyên Lương, một nhà nho đã hưởng ứng khí thô’ Diên Hồng; chiêu tập dân làng và học trò của mình thành đội quân, lập nên chiến công oanh liệt ở Vạn Kiếp.
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng.
Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, Bộ quốc phòng Mỹ đã trực tiếp chỉ đạo phương án đánh phá Ham Rồng. Chúng đã huy động 121 lần tốp với 2924 lần chiếc máy bay danh phá 1096 trận, ném 71600 tấn bom phá với 11526 quả, 99 bom nổ chậm, bắn 600 tên lửa, 2840 quả rốckét, 2178 quả đạn pháo kích, hảng trăm bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ớ day phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch. Chỉ riêng trong trận đánh dầu tiên ngày 3, 4 tháng 4 – 1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã xuất kích 174 lần tốp, 453 lần chiếc máy bay, ném 350 quả bom từ 500 đến lOOOkg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lai, trong đó có 2 pháo đài B52, giữ vững cầu, lập nên một kỷ lục bảo vọ cầu chưa từng có trong lịch sử thế giới, đem lại niềm tự hào cho dAn tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ca ngợi. Cũng trên mánh dát rực lửa anh hùng này, đã sản sinh nhiều tập thể anh hùng vA nhưng chiến sĩ anh hùng: Đại đội 4 pháo cao xạ, Đồn công an nhàn dfln Hàm Rồng, Phân đội 3 công an nhân dân vũ trang, Đại đội dAn quân tiểu khu Nam Ngạn, Nhả máy điện 4-4, Đội cầu phả 19/5 rai’ anh hùng Ngô Thị Tuyển, Đỗ Chanh, Ló Kim Hồng v.v…
Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống dấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điềm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
0
0
Winer Senan
24/01/2020 15:06:13
Du khách đi bằng đường bộ từ nam ra bắc, từ bắc vào nam không thế không di qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mỹ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng (tên chữ là Long Hạm hay Long Đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi hình đầu Rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng Ràng (Dương Xá) theo dọc sông Mã bên phía bờ nam. Trên núi Rồng, còn có động Long Quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng, được gọi là hang mắt Rồng (cho nên còn có tên gọi là núi Mắt Rồng). Truyền thuyết kế lại, con Rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị mũi tên độc trúng vào mắt phải, nên phải gục ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. Ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô ra, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đang hút nước, nên có tên chữ là Long Hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng.
Bên kia sông, có hòn núi Ngọc, tên chữ là Hỏa Châu Phong hay còn gọi là núi Nít, ngọn núi này tròn trăn, các lớp đá chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là Hỏa Châu Phong. Chín mươi chín ngọn hên dông Còn hòn núi Nít bên sông chưa về.
Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như: Ngũ Hoa Phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy. Có hang Tiên với những nhũ đá mang nhiều vẻ kỳ thú: hĩnh rồng hút nước, hình các vị tiên… có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt bên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vũng Sao Sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi Con Mèo, núi Cánh Tiên đều có hình thù như tên gọi.
Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: Lý Thường Kiệt, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thượng Hiền, Tản Đà v.v…; ở động Long Quang vẫn còn một sô bài thơ khắc trên vách đá.
Hàm Rồng không những có cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày lịch sử hàng trăm thế kỷ, đó là khu di chỉ núi Đọ (cách Hừm Rồng 4km về phía bắc) tiêu biếu cho thời đại đá cũ. Và từ núi Đọ di xuống phía đông nam, cách Hàm Rồng lkm là khu di chi Đông Sơn, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc thời kỳ đồng thau.
Hàm Rồng còn là nơi ghi dấu nhiều chiến tích lịch sử. Tại đây, thế kỷ XIII, Chu Nguyên Lương, một nhà nho đã hưởng ứng khí thô’ Diên Hồng; chiêu tập dân làng và học trò của mình thành đội quân, lập nên chiến công oanh liệt ở Vạn Kiếp.
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng.
Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, Bộ quốc phòng Mỹ đã trực tiếp chỉ đạo phương án đánh phá Ham Rồng. Chúng đã huy động 121 lần tốp với 2924 lần chiếc máy bay danh phá 1096 trận, ném 71600 tấn bom phá với 11526 quả, 99 bom nổ chậm, bắn 600 tên lửa, 2840 quả rốckét, 2178 quả đạn pháo kích, hảng trăm bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ớ day phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch. Chỉ riêng trong trận đánh dầu tiên ngày 3, 4 tháng 4 – 1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã xuất kích 174 lần tốp, 453 lần chiếc máy bay, ném 350 quả bom từ 500 đến lOOOkg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lai, trong đó có 2 pháo đài B52, giữ vững cầu, lập nên một kỷ lục bảo vọ cầu chưa từng có trong lịch sử thế giới, đem lại niềm tự hào cho dAn tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ca ngợi. Cũng trên mánh dát rực lửa anh hùng này, đã sản sinh nhiều tập thể anh hùng vA nhưng chiến sĩ anh hùng: Đại đội 4 pháo cao xạ, Đồn công an nhàn dfln Hàm Rồng, Phân đội 3 công an nhân dân vũ trang, Đại đội dAn quân tiểu khu Nam Ngạn, Nhả máy điện 4-4, Đội cầu phả 19/5 rai’ anh hùng Ngô Thị Tuyển, Đỗ Chanh, Ló Kim Hồng v.v…
Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống dấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điềm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
0
0
Winer Senan
24/01/2020 15:09:40
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng.
Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, Bộ quốc phòng Mỹ đã trực tiếp chỉ đạo phương án đánh phá Ham Rồng. Chúng đã huy động 121 lần tốp với 2924 lần chiếc máy bay danh phá 1096 trận, ném 71600 tấn bom phá với 11526 quả, 99 bom nổ chậm, bắn 600 tên lửa, 2840 quả rốckét, 2178 quả đạn pháo kích, hảng trăm bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ớ day phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch. Chỉ riêng trong trận đánh dầu tiên ngày 3, 4 tháng 4 – 1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã xuất kích 174 lần tốp, 453 lần chiếc máy bay, ném 350 quả bom từ 500 đến lOOOkg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lai, trong đó có 2 pháo đài B52, giữ vững cầu, lập nên một kỷ lục bảo vọ cầu chưa từng có trong lịch sử thế giới, đem lại niềm tự hào cho dAn tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ca ngợi. Cũng trên mánh dát rực lửa anh hùng này, đã sản sinh nhiều tập thể anh hùng vA nhưng chiến sĩ anh hùng: Đại đội 4 pháo cao xạ, Đồn công an nhàn dfln Hàm Rồng, Phân đội 3 công an nhân dân vũ trang, Đại đội dAn quân tiểu khu Nam Ngạn, Nhả máy điện 4-4, Đội cầu phả 19/5 rai’ anh hùng Ngô Thị Tuyển, Đỗ Chanh, Ló Kim Hồng v.v…
Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống dấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điềm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×