LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cây lúa

  • Thuyết minh về Cây lúa
4 trả lời
Hỏi chi tiết
460
0
0
Nguyên Ngọcฅ'ω'ฅ
30/11/2019 13:21:01
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy…Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo. Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được.
Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết. Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đỗ Dũng
30/11/2019 13:47:58
” Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Để có thể thu hoạch lúa là cả một quá trình vất vả của những người nông dân, gia đình tôi có truyền thống làm nghề trồng lúa, từ thời Cụ tôi, ông tôi, bố tôi đều đi theo nghề trồng lúa nước này, từ bé được gắn bó với những cây lúa và những người nông dân thật thà chất phát làm tôi thêm yêu cuộc sống, yêu con người hơn. Tôi còn nhớ hồi nhỏ được ngồi với ông nội, ông lại kể chuyện cho tôi nghe, ông nói hồi xưa đất trồng lúa còn khô cằn lắm không được tơi xốp như bây giờ, lúc đó những người nông dân đã cày bừa, cố gắng vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết và thiên nhiên để trồng ra cây lúa xanh mướt và thu hoạch được những hạt gạo dẻo thơm.
Nước ta có rất nhiều loại giống lúa khác nhau tùy theo từng vùng miền , khí hậu, mỗi vùng miền thích hợp với các loại lúa khác nhau, thích hợp để trồng lúa nhất là những vùng nước ngọt, những vùng đất quá mặn hoặc quá phèn cây lúa khó có thể lên được. Có rất nhiều loại lúa như lúa nếp, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu, chủ yếu được chia ra là cây lúa nếp và lúa tẻ, lúa nếp thường để làm bánh, thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa dùng để ăn trong các bữa cơm hàng ngày… giống lúa cũng có nhiều loại, trước kia ông cha ta hay trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Nam hay trồng giống IR76, miền Bắc thì trồng các loại giống C70, DT10, A20…
Để trồng được cây lúa thì người nông dân phải giải qua rất nhiều công đoạn, từ gieo mạ, sau đó đến cấy mạ, và rồi chăm bẵm, tưới tắm, nhổ cỏ, phun sâu… mới có được những hạt gạo dẻo thơm chúng ta ăn hàng ngày.
Ở nước ta có 3 vụ lúa chính đó là vụ Đông- Xuân, vụ Hè – Thu, vụ lúa mùa, những đặc sản từ cây lúa mang đậm nét truyền thống dân tộc đó là bánh chưng, bánh dày, theo truyết xa xưa Lang Liêu được truyền ngôi do làm bánh chưng và bánh dày dâng lên vua, Lang Liêu được thần báo mộng trong giấc mơ ” Trong đất trời không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và không bao giờ chán, các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, người không làm ra được” Lang Liêu nghe theo lời thần dạy và đã làm chiếc bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, và chàng đã được lên ngôi vị thay cha và trở thành ông vua tốt, ngày này ngoài các món đặc sản như bánh chưng, bánh dày thì còn có bánh cốm cũng là một đặc sản từ cây lúa.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân và là nguồn lương thực quý nhất nước ta, có tầm quan trọng rất lớn về kinh tế, cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ cho chúng ta mà còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Việt Nam, ngày này có nhiều loại ăn nhanh nhưng cây lúa vẫn không thay giá trị về nhiều mặt, vẫn không thể thiếu trong các bữa cơm hàng ngày, và là người bạn đồng hành của người dân Việt Nam theo năm tháng.
0
0
Đỗ Dũng
30/11/2019 13:48:36
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
0
0
_Rin Rin_
30/11/2019 14:37:17
BÀI VĂN THUYẾT MINH CÂY LÚA.
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.
Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư