Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố – một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải “tồn tại” trong một chế độ tranh xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Bước đường cùng… Họ sẽ làm gì? Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Và ông dường như muốn mở đầu một trang mới cho giai cấp người nông dân, dự đoán cho cuộc khởi nghĩa 1945 sắp tới nên đã lựa chọn nhan đề là “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ theo đúng nghĩa đen của nó.
“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn. Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng nhưng lẽ thường khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng, cho gia đình mình.
Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “SỐNG”.
Tác phẩm “Tắt đèn” cũng như đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời. Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |