Trên lốp có các đường gân lốp (tread) và rãnh lốp (groove). Diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường chính là phần diện tích gân lốp. Diện tích tiếp xúc lớn thì ma sát lớn, xe tuy có tốn xăng hơn nhưng an toàn hơn do lốp bám đường nhiều hơn. Ngược lại, với lốp xe có diện tích tiếp xúc nhỏ thì ma sát ít, xe “bốc” nhanh hơn khi tăng tốc, và đỡ tốn xăng hơn.
Sau một thời gian sử dụng, các gân lốp bị mòn. Mòn một phần là mòn chưa tới rãnh lốp, vẫn còn nhìn thấy gân và rãnh. Mòn hoàn toàn là khi gân lốp mòn hết, tới phần rãnh, nhìn mặt lốp thấy nhẵn thín.
Khi gân lốp một phần (mòn chưa tới phần rãnh lốp) thì diện tích của gân lốp mới và cũ là như nhau. Khi gân lốp bị mòn hết làm cho phần rãnh lốp cũng tiếp xúc với mặt đường, do đó lúc này diện tích tiếp xúc mặt đường của lốp bị mòn hết gân lớn hơn là khi gân lốp chưa bị mòn hết. Như vậy, lốp cũ sẽ có diện tích tiếp xúc với mặt đường bằng hoặc lớn hơn lốp mới, mà diện tích tiếp xúc lớn thì ma sát (friction) lớn, tức là xe bám đường tốt hơn và an toàn hơn.
Vậy người ta tạo gân lốp để làm gì? Tại sao người ta không thay gân lốp bằng cách làm cho lốp dày đúng bằng chiều dày của phần có gân lốp, vì như vậy lốp có độ bám đường tốt hơn và lại lâu mòn hơn?
Câu trả lời cho sự tồn tại của gân lốp là hiện tượng "Trượt nước".
Xem thêm (+)