Người nông dân tự bao đời nay đã gắn bó thân thiết với làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi để lại trong cuộc đời biết bao kỉniệm đầm ấm. Làng trở thành niềm vui nỗi nhớ và biết mấy tự hào của người nông dân. Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân đã yêu làng như thế đó.
Ông Hai yêu làng say mê đến nỗi đi đến đâu, gặp ai cũng khoe về cái làng chợ Dầu của mình: nhà ngói san sát, sầm uất, đường lát toàn đá xanh, phòng thông tin sáng sủa rộng rãi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre… Ông tự hào làng mình cái gì cũng hơn làng khác, mỗi lần có khách đến chơi ông đều bắt họ đến xem cái “sinh phần” của viên tổng đốc.
Nhưng sau cách mạng tình yêu làng của ông Hai có thay đổi. Cũng cái “sinh phần” đó của “cụ tôi” nay ông lại căm thùnó vì cái lăng đó làm khổ ông và làm khổ người làng. Từ này ông khoe làng theo cách khác, đó là không khí rộn rịp của những ngày khởi nghĩa, những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào để chuẩn bị kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến bùng nổ, nhiều nông dân ở quê ông phải tản cư. Vợ con ông đã đi, trong tình cảm sâu xa ông không muốn xa làng, bỏ anh em: “…ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp cái lúc hữu sự như thếnày mình lại đâm đầu bỏ đi, còn ra thế nào nữa”. Nhưng rồi vì thương vợ con gieo neo, bà vợ lại khẩn khoảnnhiều lần nên ông cũng đành theo vợ con tản cư, lòng vẫn tự an ủi: “Thôi thì chẳng ở lại cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến”,