– Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.
– ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người.
– Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: người nghệ sĩ thông qua tác phẩm được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, những tư tưởng triết lí sâu xa, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.
->Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.
1.0
*Lý giải
– Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, tự nhận thức chính mình, từ đó khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ, giúp con người sống nhân văn hơn.
– Việc sáng tạo của nhà văn luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc đời và con người.
– Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, kết cấu tác phẩm … Ánh sáng từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ.
– Giá trị, sức sống lâu bền của tác phẩm chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh sâu sắc những vấn đề cuả đời sống, có tài năng và bền bỉ, nghiêm túc luyện rèn ngòi bút… Người đọc khi đến với tác phẩm cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà văn gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân văn hơn.