Những thành tựu, ưu điểm trong 5 năm 1996-2000 và trong 15 năm 1986-2000 thực hiện đường lối đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém.
-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, gia thành cao; hiệu suất và sức cạnh tranh thấp.
-Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.
-Các hoạt động khoa học-kĩ thuật và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Tổ quốc.
-Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
Trong bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XXI, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới đật nước. Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng (4-2001) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010), nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại …”. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) là rất quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010).
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi và hời cơ, song cũng có không ít khó khăn và thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn tỉnh táo đoán biết và kiên quyết đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ, đúng hướng.