Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân, hậu quả của đô thị hóa châu phi

Câu 1 :

nguyên nhân, hậu quả của đô thị hóa châu phi
Câu 2 :
đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội, kinh tế châu phi
Câu 3 :
vì sao nhật bản là nước nghèo tài nguyên nhưng kinh tế lại phát triển
Câu 4 :
đọc thông tin hãy tìm những biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung quốc phát triển với tốc độ nhanh.cho biết nguyên nhân của sự phát triển đó
Câu 5 :

 Trình bày vị trí địa lý và dặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á. Trình bày đặc điểtm dân cư kinh tế Tây Nam Á. Tại sao nói Tây Nam Á là một điểm nóng của thế giới?

Câu 6: Trình bày vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. Cho biết tình hình phát triển kinh tế XH khu vực Đông Á.

Câu 7: Nêu đặc điểm địa hình Châu Á.

Câu 8: Đặc điểm vị trí địa lý và nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Tây Nam Á

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.014
1
1
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:44:08
Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhưng tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng (năm 2000, tỉ lệ dân thành thị là trên 33%).
Tốc độ đô thị hoá ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Bùng nổ dân số đô thị là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn vì lí do thiên tai xung đột tộc người, xung đột biên giới...
Đô thị hoá nhanh làm xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột quanh các thành phố, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:45:20
Câu 2
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:47:41
Câu 7 :
Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:48:26
Câu 8:
Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi, là khu vực nhiều núi và cao nguyên, có khí hậu khô hạn và có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:50:42
Câu 6:
a) Địa hình và sông ngòi
-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.
Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.
Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông rồi đổ ra Hoàng Hà và biển Hoa Đông, ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. Tuy nhiên Hoàng Hà có chế độ thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân.
- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa
b) Khí hậu và cảnh quan
Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh.
Riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa.
Về mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
Nhờ khi hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai phá, diện tích rừng còn lại rất ít.
Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc) do vị tri nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khổ hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:53:02
Câu 5 :
- Vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.
+ Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
- Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.
+ Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:57:09
Câu 4 :
Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế.
1
0
Nguyễn Minh Vũ
11/12/2019 10:58:10
Câu 3 :
Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (năm 1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á sánh được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ sự thất trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945) đảo quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×