Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.
Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo.
Là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt, Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước quả cảm và tài hoa. Dường như trong những tâm hồn chí sĩ như ông, khí phách ngang tàn đã thấm vào máu xương để dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn sáng lên như ngọn hải đăng trong đêm tối mịt mùng của thời đại. Bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại.
Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Đây là bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo vì vụ chống thuế ở Trung Kì nhưng đọc hai câu thơ đầu, ta không hề cảm nhận được đây là một người tù khổ sai ở cái nơi mệnh danh là “địa ngục trần gian” mà là một trang nam nhi khí khái hơn người ở giữa trời đất bao la mà Côn Lôn không chỉ là một địa danh đơn thuần mà là một vùng rộng lớn bao la, là phông nền cho hình ảnh cao lớn của con người. Ở giữa nơi bao la hoang vắng ấy, khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Những hành động “xách búa”, “ra tay” đi kèm với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã vẽ nên chân dung vạm vỡ khỏe mạnh của người chí sĩ yêu nước. Đây là những chi tiết tả thực được lí tưởng hóa cao độ. Là người tù khổ sai ở Côn Lôn, công việc nặng nhọc chính của những người tù cách mạng đó là đập đá để xây nhà tù. Họ phải dùng những dụng cụ vô cùng thô sơ như búa, xẻng để đập những ghè đá to và vững trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng hoàn cảnh sống kham khổ lại dưới sự quản thúc đòn roi của bè lũ tay sai. Những hành động ấy đi vào trong thơ của Phan Châu Trinh không còn nhuốm màu bi thương mà hùng tráng vô cùng. Ta như cảm nhận được sức mạnh dời non lấp bể của một trang nam nhi trí lớn, trong từng nhát búa bổ xuống không chỉ là sức mạnh thể chất phi thường mà còn là ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc sâu sắc.
Và có lẽ cũng chính vì như vậy mà Phan Châu Trinh coi những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí và sức mạnh:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Ngày tháng càng dài, con người ta như càng kiên trì, sành sỏi hơn, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn. Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, những nhà cách mạng trong khổ sai và tra tấn, muốn làm thui chột ý chí chiến đấu của họ để tiêu tan đi mọi lí tưởng về một dân tộc tự do. Nhưng chúng đã lầm, tinh thần sắt son của những chí sĩ cách mạng không những không mất đi mà giống như vàng càng thử qua lửa thì càng giá trị. Phan Châu Trinh đã coi những năm tháng này chỉ như thử thách tôi rèn bản thân và lí tưởng nơi ông chỉ có thể ngày càng rõ ràng, hun đúc, không bao giờ tàn lụi. Bởi ông đã tự coi mình là:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.
Ông tự cho mình là “kẻ vá trời”, người nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân vì vậy khổ sai ở Côn Lôn chỉ là việc “con con” không đáng kể trong hành trình vĩ đại của ông. Cả bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân.
Hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiên ngang dõng dạc sẽ không thể phai mờ trong lòng những thế hệ sau, cổ vũ thế hệ tiếp tục bước lên phía trước với một khí phách kiên cường bất khuất, xứng đáng với cha ông ta ngày trước.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |