Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận khổ 3 và 4 trong bài Ông đồ

Cảm nhận khổ 3,4 bài thơ ÔNG ĐỒ
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
212
2
0
Phong Nguyễn
11/12/2019 23:01:22
*Khổ 3
' Bất ngờ vốn là đặc trưng của cuộc đời'. Từ "nhưng" ở đầu khổ thơ thứ ba đã đối lập hình ảnh ông đồ thời vàng son và ông đồ thời thất thế:
                  Nhưng mỗi năm mỗi vắng
                  Người thuê viết này đâu?
                  Giấy đỏ buồn không thắm
                  Mực đọng trong nghiên sầu.
Từ "mỗi" lặp lại hai lần trong câu thơ thứ nhất đã thể hiện sự dịchdịch chuyển của thời gian kéo theo cả sự phôi phai. Mỗi năm hoa đào nở, ông đồ vẫn xuất hiện tại với mực tàu và giấy đỏ nhưng " mỗi năm" lại " mỗi vắng", người thuê viết này không còn. Cảnh tượng vắng vẻ thê lương. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ không lời đáp cất lên câu hỏi đầy u uẩn. Nhà thơ không chỉ đứng ngoài trong những  người thuê viết để thưởng thức ngợi ca tài năng của ông đồ mà còn hóa thân để cất lên câu hỏi đầy ngỡ ngà xót xa trước sự thay đổi của thời cuộc, của nhân tình thế thái. Cậu thơ ngắn nhưng đã khái quát được thực tại xã hội lúc bấy giờ. Không còn người thuê viết, giấy đỏ, mực tàu cũng vì thế mà trở nên vô duyên, trơ trọi. Nỗi buồn thấm vào cả những vật vô tri vô giác. Giấy và mực được nhân hóa mang tâm trạng của con người: buồn, sầu. Giấy buồn vì sự lãng mạn quên. Màu đỏ không thắm nên với duyên lạc lõng. Còn mực ngưng đọng bảo nỗi tủi sầu, lặng lễ co mình trong nghiện.  Nhà thơ đã diễn tả nỗi xót xa thường trước bị kịch của ông đồ.             
*Khổ 4
                        Ông đồ vẫn ngồi đấy
                        Qua đường không ai hay
Ở khổ thơ này, nhà thơ sử dụng nghệ thuật đối lập. Ông đồ vẫn xuất hiện, thế nhưng cuộc đời đã hoàn toàn thay đổi. Ông đồ trở nên cô đơn lạc lõng trước dòng đời vô tình. Phố vẫn đông, người người tấp nập, ông đồ bị lãng quên trước mắt mọi người. Ông đồ không chỉ cố gắng níu kéo mọi người để kiếm sống mà còn để giữ lại một nét đẹp văn hoá. Thế nhưng, mọi cố gắng đều vô vọng, ông đồ trở thành pho tượng cổ, không tìm được sự giao thoa đồng điệu với cuộc đời. Ông bị gạt ra bên lề cuộc sống, cô độc đến đáng thường.  Cậu thơ ngân lên sự chua xót. Ông đời mang bi kịch của thời thất thế. Trời đất cũng ảm đạm lạnh lẽo như lòng ông.
                         Lá vàng rơi trên giấy
                         Ngoài trời mưa bụi bay.
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tạo nên hai câu thơ đặc sắc nhất trong bài thơ. Kì thực:
                Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
                Người buồn cảnh có vui đâu bảo giờ.
Nỗi buồn của ông đồ lần sang cảnh vật. Hình ảnh lá vàng gợi sự tàn phai. Đây lại là lá vàng rơi trên tờ giấy để viết câu đối của ông đồ. Vì không có khách nên những tờ giấy cứ phơi ra hứng lấy lá vàng chồng chất mà chủ nhân của nó không bao giờ nhặt. Còn mưa bụi không phải mưa xuân phơi phới nên u sầu, ảm đạm, lạnh lẽo.  Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng. Làm mưa bụi mịt mù phủ kính che lấp hình ảnh ông đồ khiến trong lòng người đọc dâng lên nỗi lòng xót nát ruột. Mùa xuân không chỉ có hoa đào, mùa xuân còn có lá vàng và mưa bụi. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×