LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về của em về 4 câu thơ đầu trong bài thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm nhận về của e về 4 câu thơ đầu trong bài thơ nhận của Nguyễn Bỉnh Khiêm
moin người giúp e vs ạ
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
472
0
0
Thảo
29/12/2019 10:25:04

Hiền sĩ trở về nơi bản trạch
Một mình nhấp giọng một mình say
Lòng rầu hữu sự rầu vô sự
Nhẹ nhẫng một làn mây trắng bay
(Mảnh lòng hiền sĩ – Trần Ngọc Hường)
Bài thơ Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hiền sĩ suốt đời tôn thờ cái đẹp thứ thanh nhàn. Về thơ nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm có đến cả trăm bài gồm thơ chữ Hàn và thơ chữ Nôm. Đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất là bài thơ “Nhàn” rút ra từ tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Bài thơ thể hiện sâu sắc nhất quan niệm sống nhàn và kết tinh vẻ đẹp cao đẹp của thi nhân
“Nhàn” bắt đầu bằng hai câu thơ thật giản dị nhưng chứa đựng không ít yếu tố nghệ thuật thú vị:
Một mai, một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Những hình ảnh liệt kê “mai, quốc, cần câu” mở ra không gian bình dị, dân dã. Cách nói “dầu ai vui thú nào” thể hiện thái độ kiên định đến bình thản ung dung của thi nhân. Mặc kệ người đời vui thú với danh lợi, quyền uy chức tước, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn vui thú điền viên, vẫn làm bạn với cày nhàn cấy vắng. Từ láy “thơ thẩn” vừa in dấu tâm trạng thảnh thơi, thư thái, vừa gợi dáng vẻ, lặng lẽ miên man trên dòng suy nghĩ thoáng chút u buồn. Không u buồn sao được khi mà con đường trong sạch thanh cao ấy chỉ có mình mình một lối. Điệp từ “một” được điệp lại ba lần cực tả cái riêng lẻ, cô đơn của thi nhân, chỉ một mình mình làm bạn với mai, với cuốc, với cần câu. Thông thường nói đến nhàn, người ta thường hiểu là không làm gì, không nghĩ gì. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bộc lộ triết lí nhàn hoàn toàn khác biệt: nhàn là vui thú, là thảnh thơi nơi chốn quê bình dị, dân dã.
Ẩn mình ở chốn quê, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn cho mình một lối riêng:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Để độc tả lối riêng của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng hiệu quả nghệ thuật đối lập ‘‘ta và người’’, ‘‘dại và khôn’’, ‘‘tìm và đến’’, ‘‘chốn lao xao và nơi vắng vẻ’’ cùng những hình ảnh biểu trưng đầy ý nghĩa. Đọc hai câu thơ, ta thấy hiện lên hình ảnh một cụ Trạng lặng lẽ về chốn quê, về nơi thanh vắng còn đám đông chung nhân lại đôn đáo, đua chen, tất tả đến trốn quan trường mưu cầu lợi danh. Chúng chen xô đẩy, dẫm đạp lên nhau, thậm chí dùng mọi thủ đoạn, mưu mô để cảm bước tiến của nhau. Cảnh « ta về, người đến » chính là bức tranh thu nhỏ về xã hội đen bạn, thối nát của thời buổi đảo điên mà không chỉ ở « Nhàn », ở một số tác phẩm khác, cụ Trạng cũng có phản ánh
Ở triều định thì tranh nhau cái danh
Ở chợ búa thì tranh nhau cái lợi
Cụ Trạng thơ thẩn tìm vế nơi vắng vẻ, tự nhận mình là dại, người người chen lấm đến chốn lao xao cụ lại cho là khôn. Quan niện « dại, khôn » của cụ Trạn thật lạ. Nhưng đó lại là cái dại của một bậc đại trí (Đại trí như ngu). Vậy là ẩn sau cách nói ngược nghĩa là nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy của bậc đại chí, của đấng triết nhân đã tách ra và vượt lên thói thường.
Có thể nói, bốn câu thơ đầu của bài thơ « Nhàn » đã cho ta thấy rõ được thú vui giản dị, đạm bạc mà thanh cao, bình dị, tự do mà ý thích của cụ Trạng. Nhịp thơ linh hoạt, giàu chất nhạc kết hợp với hình ảnh thơ mộc mạc thâm thúy cùng triết lí sâu xa, giản dị, thâm trầm đã góp phần tạo nên phong vị riêng cho thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư