Thuyết minh về lễ hội dân gian
Thuyết minh về Cây lúa
Thuyết minh về một làng cổ hay phố cổ
Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên
Kể lại giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ
Kể về một miền đất, một miền quê đáng nhớ
Kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn
Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"
Bình luận về thói ăn chơi đua đòi
Bình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 : Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguyên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thống gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới, lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển… Đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Suốt một dải duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, Tết Nguyên đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị ngay lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một loại hình lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền ven biển.
Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đến tháng ba âm lịch.
Lễ hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng nãm. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước thuyền Long Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khấn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiều hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi. Phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng; hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều… Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.
Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đó suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12 tháng 1. Bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư có nhiều màn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "bủa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi, màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua chải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.
Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp… Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian.. Ngư dân kể rằng nhiều lần gặp mưa bão ở ngoài khơi, thường hay có cá voi cứu nạn. Cá voi áp tựa lưng vào mạn thuyền đánh cá làm cho thuyền khỏi bị sóng gió lật đổ và chính cá voi cũng khỏi bị sóng gió đẩy vào ghềnh đá mắc cạn. Ngư dân xem đây là sự che chở của Nam Hải thần ngư.
Còn Khánh Hòa lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển. 15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, “trống dong cờ mở” rộn rã cả một vùng biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về lăng để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Để mời gọi được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang trọng với đầy đủ lễ vật lòng thành. Khi đã mời được linh hồn của Ông về, những người hành lễ tiếp tục thực hiện nghi thức Phụng nghinh hồi đình (rước về). Trong lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn đi từ phía Bắc, một đoàn đi từ phía Nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân – sư – rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn rước sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân, múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu. Phần lễ được tiếp nối bằng tiết mục múa siêu, phần diễn hò bá trạo. Tiếp nối lễ tế chính là phần hát tuồng Đại Bái và Thứ Lễ.
Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi để cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài cốt của cá voi (cá Ông) chết trôi dạt vào bờ. Ở Qui Nhơn có lăng thờ ông Nam Hải thuộc phường Trần Phú được xây dựng từ nhiều năm nay để khói hương, thờ cúng thần biển. Ở cửa biển Đề Gi, xã Mỹ Thành (Phù Mỹ) cũng có lăng thờ lớn, tập trung gần 100 bộ xương cá voi bày trang trọng trong các quách để thờ cúng. Lễ hội cầu ngư thường được tiến hành theo hai phần là: Lễ nghinh (đưa linh), tức là rước hồn các "Đức Ông" cùng những người chết sông chết biển về nơi yên nghỉ. Tiếp theo là phần khởi ca với nhiều hoạt động vui chơi như múa hát, đua thuyền, thi bơi.. . Các hoạt động ở phần này phản ánh những sinh hoạt, lao động của ngư dân trên trên sóng nước.
Lễ hội cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu… đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ôn. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kì khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kì con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai. Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dầy bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơ.
Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám...Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.
Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe. Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh trưng bánh giầy-món ăn truyền thống tỏng mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.
Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.
Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hi sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóc của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy…Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo. Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được.
Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết. Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy…Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo. Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được.
Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết. Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? Chí chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.
Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt qua bao nhiêu tấm gương sáng vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Trong bao tấm gương đó có tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Kí. Anh là một người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay của anh không thể viết được. Thấy các bạn cùng trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và thấy mình bất hạnh.
Nhưng với ý chí nghị lực của mình, anh không cam chịu số phận, anh đã tập viết bằng chân rất khó khăn, anh viết chữ không thành chữ và rất xấu. Song anh không nản lòng, anh vẫn cố gắng, miệt mài ngồi tập viết. Sau một thời gian anh đã viết được và chữ của anh ngày càng tiến bộ hơn.
Sau này người ta nói rằng chữ của anh chẳng khác gì với chữ của người viết bằng tay và thậm chí còn đẹp hơn nhiều người. Kết quả anh đã trở thành người thầy giáo giỏi. Anh Nguyễn Ngọc Kí chính là một tấm gương sáng ngàn đời cho chúng ta học tập và noi theo. Với ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh đã hòa nhập được với mọi người và đã trở thành một con người có ích cho cộng đồng.
Còn trong ngày nay, ý chí và nghị lực cũng rất cần thiết đối với mỗi người. Nó cũng được phát huy ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi ngay trong học tập, đã có biết bao tấm gương sáng vượt khó vươn lên học giỏi và trở thành một người tài có ích cho đất nước như chị Nguyễn Thị Thảo.
Chị nhà rất nghèo nhưng không vì nghèo mà chị nản lòng, chị đã vươn lên, vượt qua hoàn cảnh bản thân và chị đã được học bổng, được đi du học ở nước ngoài. Hiện nay chị đang là một giảng viên giỏi một trường Đại học. Đó mới chỉ trong vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống mà không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung là tất cả những con người trong những lĩnh vực đó đều vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí nghị lực với cuộc sống của mỗi người. Có những người chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, những thanh niên hư hỏng thường gây ra rất nhiều tệ nạn xã hội. Họ không vững vàng và họ đã sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện hút, đua xe... do những người xấu rủ rê. Nếu có ý chí nghị lực vững vàng thì có lẽ họ đã tránh những tệ nạn đó.
Những người có ý chí nghị lực thì họ nhận được hạnh phúc và luôn thành đạt. Còn những con người không có ý chí nghị lực thì cuộc đời họ như đã chết, chẳng còn ý nghĩa gì cả mà cuộc sống trở nên tầm thường tẻ ngắt và không có mục đích lý tưởng, ý chí vươn lên. Thậm chí họ sống chỉ là có hại cho gia đình, cho đất nước và xã hội ngày nay. Cũng bởi vậy mà mỗi chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực, có vậy thì cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa, có sự cạnh tranh công bằng, đất nước ngày càng phát triển và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, không còn những tệ nạn xã hội.
Những người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương hơn những người khác. Cũng xuất phát từ đó mà họ đã có ý chí vươn lên và họ thành đạt. Còn những người không có ý chí nghị lực là những người xuất phát từ sự ngu muội, không vững vàng vào lòng tin của chính mình và những người ấy lại có một kết cục bi thảm và đau thương hơn những người khác. Họ bị xã hội phê phán, lên án và chán ghét.
Từ nhận thức trên chúng ta hiểu rằng sống cần phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, là những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và với đất nước.
Tóm lại câu tục ngữ đã đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực, ý chí nghị lực cũng cần được giữ gìn và phát huy. Ta nhận định rằng câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng.
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy…Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo. Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được.
Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết. Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa (1) cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm ... . Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.
Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.
Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.
Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.
Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:
" Hội An bán gấm, bán điều, Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng" ... Đức Hiền.Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Đối với lứa tuổi học sinh, độ tuổi nhạy cảm, hay suy nghĩ và khát khao được thể hiện cá tính bản thân, việc được coi là sành điệu, "chất chơi" trở thành nhu cầu, thậm chí là mục tiêu để đề đạt nguyện vọng với bố mẹ. Chính vì vậy, thói ăn chơi đua đòi đã và đang trở thành mầm mống phát triển trong suy nghĩ của một bộ phận học sinh hiện nay.
"Thói ăn chơi, đua đòi" hiểu theo nghĩa tiêu cực, là thói hư tật xấu lâu dần trở thành thói xấu khó bỏ, chỉ biết chạy theo nhu cầu cá nhân mà không quan tâm đến thực trạng kinh tế gia đình. Thói ăn chơi, đua đòi là sự chạy đua cách sống sang trọng, thích mặc đồ hiệu, thích khoác lên mình những bộ quần áo đắt giá, ăn sang uống xịn, chưng diện, trang điểm quá đậm khi đi học. Hầu hết tiền để phục vụ cho thói sống này đều là do bố mẹ chu cấp vì các bạn đều dưới độ tuổi lao động. Tuy nhiên, các bạn dường như không ý thức được việc mình đang tiêu tiền của phụ huynh nên tâm lý tiêu xài rất thoải mái, không nhận biết được sự hoang phí của cá nhân.
Thời gian gần đây, phong trào "Richkids" ngày càng trở nên rầm rộ khi các bạn trẻ đua nhau tham gia trả lời phỏng vấn cho những câu hỏi như tổng giá trị bộ đồ bạn đang mặc là bao nhiêu, một tháng bạn tiêu hết bao nhiêu tiền,... Đáng ngạc nhiên rằng, có rất nhiều bạn lứa tuổi học sinh diện lên mình những chiếc áo vài chục triệu, túi xách vài trăm triệu, mang những đôi giày tính bằng nghìn đô. Số tiền càng cao càng tỉ lệ thuận với độ giàu có và "ngầu". Những bạn trẻ sẵn sàng vòi vĩnh bố mẹ, thậm chí tuyệt thực, hỗn láo khi nhu cầu mua hàng hiệu không được đáp ứng. Ngoài ra, việc ăn uống, giải trí của các bạn trẻ cũng ngày càng được cải thiện. Một cốc trà sữa giá cả trăm nghìn, một bữa ăn vặt xuất hiện cả bia, cả đồ uống có cồn, một bữa cà phê "tâm sự" phải chọn chỗ sang, ngon, nổi tiếng,... trở thành điều bình thường, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Với các bạn nữ đến độ tuổi dậy thì, các bạn có xu hướng chăm chút cho vẻ ngoài của mình nhiều hơn, chi phí quần áo, son phấn cũng từ đó mà tăng lên chóng mặt. Đáng nói là ngay cả khi đến môi trường giảng đường, các bạn cũng sẵn sàng mang những kiểu tóc màu sắc lạ lùng, trang điểm kẻ mắt, đánh son dày cộp không hề phù hợp. Mặc trên mình bộ đồng phục, biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, nhưng bản thân các bạn lại cố làm cho mình trở nên già dặn, đứng tuổi cho ra dáng người sành điệu. Một xu hướng đáng lên án của những bạn học sinh hiện nay là hiện tượng đi bar, lên sàn nhảy khi chưa đủ tuổi quy định. Các bạn tìm cách để lẻn được vào những vũ trường không dành cho trẻ dưới 18 tuổi để "check - in", chụp ảnh thể hiện sự sành sỏi, trưởng thành so với bạn đồng trang lứa...
Nguyên nhân của thói ăn chơi, đua đòi quá sớm này bắt nguồn từ tâm tính nhạy cảm, tò mò, thích thể hiện của lứa tuổi vị thành niên, khát khao được trở nên nổi bật, được là một người nổi tiếng, sành sỏi, dẫn đầu xu hướng,... Các bạn luôn có xu hướng xây dựng một hình tượng hoàn mỹ cho bản thân trên mạng xã hội khi dát lên mình những tính từ "giàu có", "biết tiêu tiền",... Nhận được sự tán dương và nể phục từ mọi người, các bạn càng lún sâu vào con đường ăn chơi sa đọa, tiêu tiền không tiếc tay. Ngoài ra, khi sống trong một môi trường xung quanh toàn những thành phần bất hảo, chơi bời có tiếng, chắc chắn học sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Sẽ không có gì đáng nói nếu gia cảnh nhà các bạn đủ điều kiện đáp ứng việc ăn chơi, nhưng một số cá nhân tuy tài chính hạn hẹp nhưng lại chạy theo thói ăn chơi, đua đòi. Các bạn trẻ này không ý thức được hoàn cảnh của bản thân, không có tư tưởng cố gắng học tập, lao động, tối ngày chỉ nghĩ đến việc quần này áo nọ, đi chơi đâu cho hợp thời, trang điểm thế nào cho hấp dẫn,... Tuổi học sinh là lứa tuổi tươi đẹp nhất bởi nét đẹp giản dị, trong trẻo và giàu sức sống, thử hỏi xem vài năm nữa nhìn lại, các bạn còn yêu thích hình ảnh mắt xanh môi đỏ, tóc tai lòe loẹt khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay không? Việc ăn chơi đua đòi từ lối sống, ngoại hình dễ dẫn đến việc thích trải nghiệm cảm giác yêu đương, sống thử, vượt rào trước tuổi. Chưa kể đến việc, để chạy đua theo thói ăn chơi đàn đúm, các bạn học sinh sẵn sàng tìm đến những cách tiêu cực, tệ nạn nhằm có tiền trang trải cho lối sống tha hóa của mình. Ăn chơi đua đòi dẫn tới cờ bạc, chích hút nghiện ngập, từ đó, học sinh dám thực hiện những hành động như trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, bán rẻ cả tính mạng miễn là có tiền.
Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng hoàn toàn sai trái, ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức và hành vi của lớp trẻ, mang đến tư tưởng sống bất chấp, sống hưởng thụ, lười lao động, lười học tập rèn luyện, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân,... Đương nhiên, không ai có quyền cấm các bạn trang hoàng cho bản thân nếu bạn có điều kiện, nhưng chỉ vì cái mẽ bên ngoài mà sẵn sàng vi phạm pháp luật thì đó lại trở thành một loại tội phạm. Xã hội không cấm bạn ăn ngon mặc đẹp, nhưng hãy ăn ngon mặc đẹp bằng chính đồng tiền mà các bạn làm ra, khi ấy, các bạn sẽ biết quý trọng đồng tiền, hiểu được mồ hôi công sức của bậc phụ huynh không phải để chơi bời phung phí.
Không thể đánh giá một con người qua việc họ mặc gì, ăn gì, chơi gì. Thói ăn chơi, đua đòi không những không khiến các bạn học sinh trở nên hoàn hảo, sành điệu hơn mà chỉ khiến hình ảnh cá nhân vừa vấp phải sự phản đối của dư luận, vừa là "con sâu bỏ rầu nồi canh" cho những bạn trẻ sống, lao động và làm việc chân chính. Nhà trường và gia đình cần có định hướng uốn nắn tư tưởng và hành vi của các bạn học sinh thật sớm, ngăn chặn mầm mống thói ăn chơi sa đọa. Quan trọng nhất vẫn là bản thân các bạn muốn lựa chọn mình sẽ trở thành người thế nào.
Chúng ta không được lựa chọn gia đình giàu có hay nghèo hèn, nhưng chúng ta có quyền chọn trở thành một người "đói cho sạch, rách cho thơm" hay là một kẻ ăn chơi, đua đòi, chỉ được vẻ bên ngoài mà tâm hồn rỗng tuếch, hư hỏng.
Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.
Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.
Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.
Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.
Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.
Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.
Thanh minh năm nào cũng vậy, bố mẹ cho hai chị em được về quê ngoại tảo mộ ông bà và cậu Quang. Lần nào chuẩn bị đi, chị Hoa và em đều náo nức, đêm nằm ngủ chỉ mong trời sáng.
Chiều hôm trước, mẹ đã mua đủ hương hoa, gói thành ba gói to kèm theo nhiều bánh trái. Ra đi từ mờ sáng. Bố lai chị Hoa, mẹ chở em, con gái cưng của mẹ. Còn ba ngày nữa mới đến Thanh Minh, nhưng hôm nay là Chủ nhật, nên người đi tảo mộ đông lắm. Con đường liên huyện kéo dài, đường nhựa thẳng tắp, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại rộn ràng. Thỉnh thoảng lại nhìn thấy lố nhố người trên những nghĩa trang của các dòng họ trên những cánh đồng. Cuối tháng hai, trời ấm dần, mưa xuân rắc bụi, lúa xanh ngắt một màu. Mẹ nói với em: "Năm nay thế nào cũng được mùa lớn. Bác Thanh sẽ làm nhà mới" ... . Bác Thanh là chị gái mẹ em, làm giáo viên tiểu học ở xã Bình Giang quê nhà.
Phải vượt qua nhiều cánh đồng, nhiều cầu xi măng bắc qua những con kênh nước trong xanh chảy hiền hòa, qua nhiều xóm làng. Cây đa, mái đình, nhà ngói đỏ tươi ... là những cảnh vật xóm thôn, đối với em vừa xa lạ, vừa thân thuộc.
Từ những nẻo đường làng, người đi chợ, đi làm ăn, người đi tảo mộ…xuất hiện đông vui. Nón trắng nhấp nhô. Đòn gánh tre kĩu kịt. Tiếng nói cười lao xao. Những đứa trẻ vắt vẻo ngồi trên lưng trâu như những chàng kị mã, đối với em rất ngộ nghĩnh. Bức tranh quê thanh bình thật đáng yêu.
Người đông nên hơn một tiếng đồng hồ, xe máy của bố mẹ em mới về tới xóm Mai xã Bình Giang. Gia đình bác Thanh đã biết trước bố mẹ em về nên ở nhà đông vui chờ đợi. Chồng bác Thanh là sĩ quan Quân đội về hưu. Chị Nhật, anh Thành, anh Lý đều đang học phổ thông ở trường xã, trường huyện. Đã mấy lần, các anh các chị ra chơi nhà em, nên anh chị em gặp lại nhau thật vồn vã, tíu tít vui mừng.
Bác Thanh và mẹ em bày ra một phần hoa trái lên bàn thờ ông bà. Hai bác và bố mẹ em thắp hương và khấn. Rồi cả nhà cùng đi ra nghĩa trang. Mấy chị em cùng tranh nhau mang lễ phẩm. Anh Thành vác cuốc, anh Lý cầm dao. Từ nhà đến nghĩa trang của làng độ một cây số. Đường làng được xi măng hóa, rất sạch. Những cánh đồng lúa tám thơm – đặc sản của Bình Giang, bác Thanh nói, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước. Đó là những cánh đồng cao sản 50 triệu/1ha.
Nghĩa trang nằm ở giữa cánh đồng trên một khu đất cao, có một con mương chảy dọc phía bắc. Khu nghĩa trang khá rộng trên 3000m2. Lác đác có ngôi mộ xây rất hiện đại. Phần lớn là mộ xây chỉ viền xung quanh, phía trên vẫn có đất và cỏ. Hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ bé nhỏ, nhưng được sắp xếp, bố trí có hàng lối rất quy củ, nghiêm trang. Nhiều cây xanh tỏa bóng mát.
Mộ ông bà ngoại nằm cạnh nhau. Phía trước có bia đá. Mộ chí ghi rõ họ tên ông bà, năm sinh và ngày tháng năm mất. Chị Hoa cùng mẹ và bác Thanh bày biện hoa trái lên mộ ông bà. Hai bác, bố mẹ em và mấy anh chị em cùng thắp hương khấn vái. Lần nào cũng thế, mẹ vừa khấn vừa khóc, đôi mắt đỏ hoe. Hương trầm phảng phất, ngọn khói u huyền cứ quấn lấy mộ chí. Em xúc động nhìn mộ ông bà rồi nhẩm tính: " Ông mất đã 14 năm khi chị Hoa lên ba tuổi; bà mất đã sau năm kể từ khi em lên tám tuổi ... . Thời gian trôi quá nhanh." Gió thổi nhẹ. Nến vẫn cháy tỏa sáng lung linh.
Nắng xuân ấm áp tỏa trên khu nghĩa trang. Người đi tảo mộ mỗi lúc một đông. Hương hoa cầm tay. Tiếng nói chuyện lao xao, tiếng gọi nhau í ới. Có rất nhiều người đi làm ăn, đi công tác xa cũng đi xe máy để về tảo mộ ngày thanh minh. Bố mẹ em gặp lại nhiều bạn cũ thời còn học phổ thông, chuyện trò lưu luyến mãi.
Hết một tuần hương. Một tuần hương nữa lại bắt đầu. Cả nhà cùng đến khu nghĩa trang liệt sĩ. Ở đây có 72 ngôi mộ, tất cả là con cháu họ Hoàng, họ Lê, họ Nguyễn hi sinh thời đanh Mĩ trên các chiến trường xa. Phần lớn các ngội mộ không có cốt, chỉ là mộ chí tượng trưng. Thế nhưng ngôi mộ nào cũng có bia đá, tạc hình ảnh, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm hi sinh của liệt sĩ. Mộ cậu Quang cũng thế. Cậu là con út của ông bà. Cậu đang học Đại học Nông nghiệp năm thứ hai thì đi bộ đội. Cậu hi sinh tại chiến trường Đắc Tô năm 1974. Cậu là con trai duy nhất của ông bà. Mẹ vẫn nói: "Cậu cao to, học giỏi. Cậu hi sinh, ông bà cứ ốm đau mãi, bà như mất hồn, tê dại đi ..." Mẹ bày hoa quả lên mộ cậu. Mẹ khóc và khấn. Ai cũng thắp hương lên mộ cậu và mộ các liệt sĩ khác trong nghĩa trang.
Độ 10 giờ thì cả nhà ra về với bao nỗi niềm thương nhớ. Người đến tảo mộ ngày càng đông. Bao xức động cứ nén chặt trong lòng em rồi dâng lên bồi hồi. Hình ảnh ông bà ngoại, cậu Quang cứ vương vấn mãi hồn em.
Đã gần một năm trôi qua, nhưng màu xanh của đồng luá và những ngôi mộ trong khu nghĩa trang, mộ ông bà ngoại, mộ cậu Quang…đã khắc vào tâm hồn em bao kỉ niệm, bao nhớ thương một thời thơ bé.
Thanh minh đi tảo mộ là một phong tục đẹp. Những kẻ tha hương bên trời Tây, ai còn nhớ?
" Thanh minh trong tiết tháng Ba, Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh ..." (Nguyễn Du)Thế là tôi đã sang tuổi 35. Sau gần 2 năm trời đi làm ăn xa, lần này tôi mới được về dự hội trường, nhân dịp 40 năm trường được thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Trường Trung học cơ sở thân yêu của chúng tôi mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị trạng nguyên thời nhà Mạc, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ thứ 16.
Mẹ tôi đã học ở ngôi trường này hơn 40 năm về trước. Sau đó. anh chị em tôi đều từ mái trường này bước vào đời. Có biết bao kỉ niệm đẹp một thời thơ bé.
Ngôi trường cũ 20 năm về trước chỉ có một nhà 2 tầng gồm 10 phòng học, 2 dãy nhà ngói mái nhọn, mỗi dãy có 4 phòng. Suốt 4 năm, tôi vẫn học ở phòng số 3 dãy nhà bên trái. Tuy không được học ở dãy nhà 2 tầng, nhưng tôi vẫn cùng các bạn Kỳ, Anh, Lục, Đại,... bước lên cầu thang đi dọc hành lang ngó vào các lớp.
Cả trường chỉ có 3 máy vi tính loại cũ. Thư viện trường chưa có nhiều sách. Chỉ có vài cuốn Từ điển Tiếng Việt. Tiếng Anh là niềm mơ ước của tôi. Tôi quên sao được lần đầu tiên, cô Hương dạy Văn, cô Hóa dạy Anh, bày cho chúng tôi cách tra Từ điển. Tôi xúc động lắm khi được ngắm nhìn và nâng cuốn Từ điển Anh - Việt lên đôi tay nhỏ bé của mình. Tôi mơ ước bao giờ mua được một cuốn Từ điển như thế.
Sân trường rộng mênh mông. Xưa kia là sân có nay được lát xi măng phẳng lì. Cột cờ xưa là cây bạch đàn bào nhẵn bóng nay là một ống thép không gỉ cao vút. Sáng thứ hai nào, bạn Lệ, bạn Quý, học sinh xuất sắc của trường, cũng được thay mặt học sinh toàn trường kéo cờ trong lễ chào cờ đầu tuần. Tôi hằng mơ ước được vinh dự đó, nhưng suốt 4 năm học chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi.
Sân trường nơi chúng tôi hay vật nhau, kéo co hay đá bóng... ngày nay đã có thêm nhiều cây bàng, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát. Cây bàng nhỏ bé ngày xưa cạnh thư viện, quả chín chua chua, nhân hột nó ăn rất bùi. Bây giờ thân cây to bằng người ôm, lá xanh biếc. Nhìn cây bàng, tôi xúc động như gặp lại cố nhân. Tôi khẽ thốt lên: “Bàng ơi! còn nhớ nhau chăng.”
Vườn sinh vật cảnh, vườn hoa... xưa đã đẹp, nay lại đẹp hơn, khang trang hơn, phong phú hơn.
Gặp lại bạn bè cũ, người nào cũng đã lập gia đình. Phần lớn đi công tác xa, làm ăn xa. Tổ 4 lớp 9c chúng tôi có 12 bạn đều về dự hội trường đông đủ. Bạn Lý, Quỳnh, Tâm đi dạy học. Vũ, Tính, Công, Trường là sĩ quan Quân đội. Minh, Thắng là kĩ sư điện. Hà, Quế là bác sĩ. Và tôi là kĩ sư nông nghiệp. Như những cánh chim bay tới mọi chân trời, lâu lắm mới gặp nhau chúng tôi vui mừng khôn kể xiết. Nhắc lại kỉ niệm cũ. Cùng chụp ảnh và ghi địa chỉ cho nhau. Mới đó mà đứa nào trán cũng đã hằn nếp nhăn, râu ria mọc lởm chởm !
Chúng tôi chỉ còn gặp lại 10 cô giáo, thầy giáo cũ. Nhiều thầy cô giáo đã về hưu hay vào công tác tại các tỉnh phía Nam. Thầy Lợi hiệu trưởng đã mất. Cô Yến chủ nhiệm về hưu đã 4, 5 năm. Tóc cô bạc trắng. Cô vẫn dịu dàng như xưa... Chúng tôi tặng cô một bộ vét bằng len, một bó hoa đẹp. Cô cảm ơn, nước mắt chảy ra. Mỗi khóa học sinh đều có tặng phẩm tặng trường, tặng thầy cô giáo cũ.
Hội trường đông vui có đến mấy nghìn người, kéo dài trong hai ngày. Tình thầy trò, tình bằng hữu... ai cũng thấy mình trẻ lại.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm hôm nay có một dãy nhà 3 tầng, hai dãy nhà 2 tầng to đẹp, khang trang. Hai phòng máy tính. Thư viện có 2 vạn đầu sách. Phòng thí nghiệm, phòng bộ môn rất quy mô. Các thầy cô giáo đều rất trẻ, tất cả đều tốt nghiệp Đại học. Trường đang dẫn đầu phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" trong toàn tỉnh Thái Bình.
Bạn Lý nói với tôi: "Chúng mình ngày một già, nhưng mái trường cũ thân yêu thì vẫn trẻ. Bài học uống nước nhớ nguồn và tình nghĩa thủy chung, bạn bè chúng mình vẫn nhớ và sắt son giữ được... Đó là niềm vui và tự hào...".
“Hai mươi năm trời đã trôi qua.
Ôi ! một giấc mơ đẹp”.
Tôi là một người may mắn, bước chân tôi đã từng được đi nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam nhưng đến nay với tôi Quảng Nam vẫn là một miền đất, miền quê đáng nhớ. Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là “Quảng Nôm”, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh còn ít. Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam. Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)… Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới thật quá ấn tượng với tôi không thể quên.
Cù Lao Chàm, nơi có 8 hòn đảo hoang sơ được thiên nhiên ban tặng nổi bật giữa biển khơi. Chỉ cách bến Cửa Đại (Quảng Nam) 18km, tôi đã mất 25 phút ngồi cano cao tốc lướt trên những con sóng ra Cù Lao Chàm và dừng tại một trong số 8 hòn đảo, đó là Hòn Lao – đảo lớn nhất tập trung hơn 3000 người dân sinh sống và gắn liền với nhiều dấu tích của người Chăm-pa xưa. Thời gian lý tưởng nhất để đến Cù Lao Chàm là vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Cù Lao Chàm vào những tháng này ngập tràn nắng và gió, các tháng còn lại hay xảy ra mưa bão nên việc ra khơi của tàu thuyền thường không thuận lợi, với cả thời tiết xấu cũng ảnh huởng đến việc đi chơi. Chỉ cần dành khoảng một ngày là đủ để có những kỷ niệm tuyệt vời trên hòn đảo được thiên nhiên ưu đãi.
Đến với Quảng Nam bạn không thể không đến với phố cổ Hội An, nơi đã mang đến cho tôi một cảm giác yên bình nhưng không hề buồn tẻ và nhạt nhẽo. Đến với thành phố Hội An là đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều… Du lịch khu phố cổ Hội An phô trương phong cách kiến trúc truyền thống cổ xưa và các di tích như Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần. Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và hoạt động lễ hội đua ghe cũng là những yếu tố thu hút nhiều người đến với Hội An vào mùa du lịch lễ hội nơi đây. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các món ăn đặc sản… làm cho Hội An ngày càng hấp dẫn du khách thập phương. Đến thăm Hội An vào ngày 14, rằm âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ.
Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, một khung cảnh đặc trưng của Hội An vào dịp lễ. Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây. Không chỉ vậy đến với đô thị cổ Hội An tôi còn được đến với biển Cửa Đại điểm du lịch Quảng Nam cách đô thị cổ Hội An khoản 5 km về phía đông và cách Đà Nẵng 30 km về phí Nam. Nơi đây là hợp lưu của ba con sông lớn ở Hội An đó là: sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng. Dưới ánh nắng, biển cả càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Biển Cửa Đại có nét duyên mà du khách càng khám phá càng thấy hấp dẫn. Hệ thống resort được xây dựng thân thiện với môi trường. Bạn sẽ nhận thấy nơi đây gần như không có nhà cao tầng. Đa số vẫn chọn kiến trúc dân dã làng quê Việt Nam để tô điểm cho nét duyên Cửa Đại.
Đến với Quảng Nam tôi đã được khám phá hơn 70 ngôi đền tháp được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 với nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử, Mỹ Sơn ngày nay trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Champa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc ở khu thánh địa Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Ngoại trừ một số tháp quay về hướng Tây, hoặc cả hai hướng Đông – Tây, các đền tháp phần lớn quay về hướng Đông – phương mặt trời mọc, nơi trú ngụ của thần linh.
Quảng Nam quả thực là một miền đất mà tôi không thể quên trong suốt những cuộc hành trình của mình. Dù chỉ có 7 ngày để khám phá nhưng tôi có lẽ không thể quên.
Ngày 2 - 9 năm nay, tôi được đến thăm làng chài Cửa Vạn. Một chuyến đi vô cùng thú vị. Làng chài Cửa Vạn nằm trong vùng Tùng Sâu thuộc vùng lõi của khu vực di sản văn hóa thế giới Hạ Long, chếch về hướng Đông Nam, cách bến tàu khách Bãi Cháy chừng 20km.
Làng chài Cửa Vạn thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cho đến thời điểm này, (2008), Cửa Vạn có 176 hộ, gồm 733 nhân khẩu. Tất cả đều sống bằng nghề chài lưới và nuôi trồng hải sản. Bà con sinh sống trên những nhà bè, to nhỏ khác nhau, hoặc lợp ngói, hoặc lợp tôn, toạ lạc trên những chiếc phao nổi có diện tích ba bốn chục mét vuông. Nhà cửa của hộ nào cũng khang trang sạch sẽ. Nước thải, rác thải được bà con xử lí một cách khoa học, văn minh và vệ sinh, thể hiện một nếp sống văn hoá tuyệt đẹp.
Nhiều gia đình có máy phát điện, có tiện nghi như bàn, ghế, tủ, ti vi.... sang trọng. Những đêm trăng, làng chài Cửa Vạn hiện lên trên mặt nước Hạ Long xanh biếc tựa như một thị trấn nơi Thuỷ cung.
Đánh bắt thuỷ hải sản thì bà con Cửa Vạn dùng thuyền lớn. Đi lại thì dùng thuyền nan nhỏ. Nghề nuôi cá lồng ngày một phát triển. Người sống ở trên, cá nuôi ở dưới. Mỗi lồng cá có hàng trăm, hàng nghìn con cá song, con nào cũng to, nặng hai, ba kí. Một tấn cá song có thể bán được trên, dưới 200 triệu đồng. Nhiều gia đình trở nên giàu có.
Cho đến nay, bà con làng chài Cửa Vạn vẫn còn một số người chưa biết chữ. Trẻ con chưa đi học đã biết bơi, biết chèo thuyền.
Nét mới ở Cửa Vạn là ngồi trường nổi có 4 phòng học với diện tích 150 m2, được neo đậu dưới chân núi Ngọc. Trường hiện có 7 lớp ghép. Các thầy, các cô giáo đều rất trẻ và nhiệt tình; tất cả đều tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm. Cảnh học trò đến lớp mỗi sáng thật đông vui. Tiếng cười nói xôn xao.Tiếng mái chèo ào ạt cắt nước. Những em bé làng chài 7, 8 tuổi,... da ngăm đen, mát sáng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.... từ những chiếc thuyền nan bé tẹo bước vào lớp học, trông thật đáng yêu. Tiếng chào ríu rít cất lên làm nhộn nhịp cả một vùng biển lặng: "Con chào thầy ...", "Con chào cô ạ...".
Cụ Hưu đã 86 tuổi, một trong những ngư dân đầu tiên lập làng nổi Cửa Vạn nói: "Từ ngày có trường học cho con cháu làng chài, gia đình nào cũng tình cảm thấy hạnh phúc; người già như trẻ lại và khỏe thêm ra...".
Ra về, tôi nói với mẹ: "Nghỉ hè tới, hai mẹ con ta lại đi chơi Hạ Long, đi thăm làng chài Cửa Vạn một lần nữa, mẹ nhé!".
Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.
Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.
Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.
Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.
Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.
Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.
Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.
“Thói” là lối, cách sống hay hoạt động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành quen. Ta thường nói: “Thói hư, tật xấu; dở thói du côn đầu bò; mãi mới bỏ được thói hút xách nghiện ngập; thói ăn chơi đua đòi. Tục ngữ có câu: “ Đất có nghề, quê có thói”, hoặc “ Thói đời trâu buộc ghét trâu ăn”…
Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá. Xe máy, xe ô tô thích dùng loại “xịn”. Từ bộ váy, bộ vét đến đôi giày, đồng hồ, túi xách…phải là hàng Nhật, hàng Ý, hàng Mĩ,… mua bằng đô-la trong các siêu thị mới oách!
Ăn thì đặc sản, uống thì rượu Tây, mỗi cuộc nhậu phải chi vài “vé”. Chơi thì quán nhảy, vũ trường, karaokê thâu đêm suốt sáng, dập dìu gái đẹp trước sau. Họ vênh váo, vênh vang lắm!
Hiện tượng “ mắt xanh môi đỏ”, nhuộm tóc vàng, móng chân móng tay nhuộm đỏ, trai đeo khuyên tai… ta thường thấy ở một số học sinh hư.
Là quý tử, tiểu thư, con ông này bà nọ, chức trọng quyền cao, vàng bạc đầy két,… đua đòi ăn chơi là có nhẽ. Ta thường nghe họ nói: “ Chết cũng không mang được của nả sang thế giới bên kia! Có tiền thì ăn chơi mua sắm cho sướng!”. Nghe họ nói và buồn cười.
Có một số kẻ, tiền bạc chẳng có nhiều thế mà cũng ăn chơi đua đòi, lười lao động, trốn học bỏ học. Có kẻ vì ăn chơi đua đòi mà sa ngã như những kẻ trộm cắp, hút chích, cờ bạc, mại dâm, v.v… Có nhiều gia đình con cái ăn chơi đua đòi rồi trộm cắp, tù tội… mà bố mẹ mang tiếng xấu xa ê chề!
Nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.
Học được một điều hay, rèn được một đức tính tốt thì rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi sẽ bị sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “Chọn bạn mà chơi” là bài học rất bổ ích để mỗi chúng ta tu dưỡng đạo đức, tính tình.
Ăn chơi đua đòi là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp ai cũng muốn, nhưng phải hợp lí, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta là những tấm gương để ta noi theo.
Hay gì, đẹp gì thói ăn chơi đua đòi!
Rất đáng chê! Con đường ăn chơi đua đòi là con đường tội lỗi !
Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? Chí chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công.
Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ. Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mĩ ra khỏi đất nước, mang lại hoà bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.
Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt qua bao nhiêu tấm gương sáng vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Trong bao tấm gương đó có tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Kí. Anh là một người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay của anh không thể viết được. Thấy các bạn cùng trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và thấy mình bất hạnh. Nhưng với ý chí nghị lực của mình, anh không cam chịu số phận, anh đã tập viết bằng chân rất khó khăn, anh viết chữ không thành chữ và rất xấu. Song anh không nản lòng, anh vẫn cố gắng, miệt mài ngồi tập viết. Sau một thời gian anh đã viết được và chữ của anh ngày càng tiến bộ hơn. Sau này người ta nói rằng chữ của anh chẳng khác gì với chữ của người viết bằng tay và thậm chí còn đẹp hơn nhiều người. Kết quả anh đã trở thành người thầy giáo giỏi. Anh Nguyễn Ngọc Kí chính là một tấm gương sáng ngàn đời cho chúng ta học tập và noi theo. Với ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh đã hoà nhập được với mọi người và đã trở thành một con người có ích cho cộng đồng.
Còn trong ngày nay, ý chí và nghị lực cũng rất cần thiết đối với mỗi người. Nó cũng được phát huy ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi ngay trong học tập, đã có biết bao tấm gương sáng vượt khó vươn lên học giỏi và trở thành một người tài có ích cho đất nước như chị Nguyễn Thị Thảo. Chị nhà rất nghèo nhưng không vì nghèo mà chị nản lòng, chị đã vươn lên, vượt qua hoàn cảnh bản thân và chị đã được học bổng, được đi du học ở nước ngoài. Hiện nay chị đang là một giảng viên giỏi một trường Đại học. Đó mới chỉ trong vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vục khác trong cuộc sống mà không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung là tất cả những con người trong những lĩnh vực đó đều vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí nghị lực với cuộc sống của mỗi người. Có những người chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, những thanh niên hư hỏng thường gây ra rất nhiều tệ nạn xã hội. Họ không vững vàng và họ đã sa vào những tệ nạn xã hội như ma tuý, nghiện hút, đua xe... do những người xấu rủ rê. Nếu có ý chí nghị lực vững vàng thì có lẽ họ đã tránh những tệ nạn đó.
Những cọn người có ý chí nghị lực thì họ nhận được hạnh phúc và luôn thành đạt. Còn những con người không có ý chí nghị lực thì cuộc đời họ như đã chết, chẳng còn ý nghĩa gì cả mà cuộc sống trở lên tầm thường tẻ ngắt và không có mục đích lý tưởng, ý chí vươn lên. Thậm chí họ sống chỉ là có hại cho gia đình, cho đất nước và xã hội ngày nay. Cũng bởi vậy mà mỗi chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực, có vậy thì cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa, có sự cạnh tranh công bằng, đất nước ngày càng phát triển và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, không còn những tệ nạn xã hội.
Những người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương hơn những người khác. Cũng xuất phát từ đó mà họ đã có ý chí vươn lên và họ thành đạt. Còn những người không có ý chí nghị lực là những người xuất phát từ sự ngu muội, không vững vàng vào lòng tin của chính mình và những người ấy lại có một kết cục bi thảm và đau thương hơn những người khác. Họ bị xã hội phê phán, lên án và chán ghét.
Từ nhận thức trên chúng ta hiểu rằng sống cần phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, là những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và với đất nước.
Tóm lại câu tục ngữ đã đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực, ý chí nghị lực cũng cần được giữ gìn và phát huy. Ta nhận định rằng câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |