Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong vai cô kĩ sư, kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên

Trong vai cô kĩ sư, kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
Thuyết minh vầ cây bút bi
phát biểu cảm nghĩ về nhân vật người mẹ trong văn bản mẹ tôi
Viết một bài văn biểu cảm về người mẹ của em
Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
Kể về một người bạn tốt
Kể chuyện về một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ,...)
Kể lại truyện cổ tích Thạch Sang bằng lời văn của em.
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
Cảm nhận về người lính trong bài Đồng Chí của Chính Hữu
Biểu cảm về mái trường
Thuyết minh về kính đeo mắt.
phân tích hình ảnh so sánh trong tôi đi học
Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước
Hãy kể về 1 lần em trót xem nhật ký của bạn
Vào vai nhân vật trữ tình kể lại bài thơ bếp lửa bằng văn xuôi
Vào vai nhân vật trữ tình kể lại bài thơ ánh trăng bằng văn xuôi

5 trả lời
Hỏi chi tiết
382
0
0
Đại
01/01/2020 10:34:15
Kể về một người bạn tốt
Tôi và Vân chơi với nhau từ năm lớp ba. Đến tận bây giờ nó vẫn là đứa bạn thân thiết nhất và hiểu tôi hơn bất kì ai.

Vân là một đứa cao, to lớn hơn tôi rất nhiều. Mạnh mẽ, vui vẻ và sôi động chính là những từ thích hợp nhất để nói về Vân. Trong khi tôi – đứa bạn của nó thì hoàn toàn ngược lại: bé nhỏ, nhút nhát và hơi tự ti. Với tính cách đó nên khi chuyển vào lớp Vân, ban đầu tôi không có bạn. Tôi chỉ lặng lẽ thu mình trong không gian riêng, không trò chuyện, hay nói đúng hơn là không dám bắt chuyện với ai. Chính chiếc bút chì màu Vân cho tôi trong giờ mĩ thuật đã bắt đầu tình bạn của hai đứa. Nhớ lúc đó tôi đang loay hoay không biết làm thế nào để hoàn thiện hình vẽ ông mặt trời trong khi cây bút chì màu đỏ của tôi không cánh mà bay thì một cánh tay đưa ra, trên đó là thứ tôi cần. Bạn có dùng không? Ưu tiên bạn mới tô trước. Dúi bút vào tay tôi, Vân cười hì hì rồi quay lên. Tôi bất ngờ và cảm động. Không hiểu sao lúc đó, trong trí óc ngây thơ của tôi, Vân như thể là một cô tiên vừa ban cho tôi một phép màu. Từ đó, tình bạn giữa hai đứa bắt đầu.
Trong lớp hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi đến trường cùng nhau, ngồi gần bàn nhau, cùng học bài và cùng nhau vui chơi. Những lúc tôi bị bắt nạt, Vân luôn là “bảo kê” số một của tôi. Âu yếm và hài hước, Vân gọi tôi là Ngố còn tôi gọi nó là Voi con.

Chơi với nhau lâu nên Vân hiểu tôi lắm. Những lúc tôi buồn nó thường đến bên tôi ngồi lặng lẽ, không nói gì. Bởi nó biết những lúc thế này tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh, tôi sợ cảm giác bị thương hại.

Bên ngoài trông Vân có vẻ là một đứa nóng tính như Trương Phi nhưng thực ra nó cũng rất tình cảm. Nó thường viết thư trò chuyện, an ủi động viên tôi. Nó như một người chị lớn, luôn muốn dang rộng cánh tay che chở cho đứa em gái bé nhỏ của mình vậy.

Khi chúng tôi chia tay để sang trường THPT khác nhau, dù rất ghét ngồi tỉ mẩn làm những đồ trang trí thế mà vì tôi, nó chịu ngồi cả tuần trong nhà, quyết gấp bằng được nghìn con hạc tặng tôi. Hôm nó mang đến, mặt tươi như hoa, tay đưa tôi một hộp thuỷ tinh rất to, bên trong là bao nhiêu chú hạc xinh xắn đủ các màu lại còn khuyến mại thêm đôi dây buộc tóc hình xúc xắc rất đáng yêu nữa chứ. Sung sướng và cảm động đến phát khóc, tôi ôm chặt nó, không nói lên lời…

Bây giờ tuy mỗi đứa một trường, gặp nhau không được nhiều như trước nên chúng tôi hay nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhờ ảnh hưởng từ nó mà giờ đây tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, không còn nhút nhát như trước, thậm chí còn rất sôi nổi và hoạt bát. Tôi phải thầm cảm ơn Vân – người bạn yêu quý – đã đánh văng cái tính nhút nhát kinh niên của tôi, giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Đối với tôi, Voi con luôn là người bạn mà tôi yêu quý nhất. Không bao giờ tôi muốn đánh mất người bạn này.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bao Minh
01/01/2020 10:34:40

Gấp trang vở đầy màu mực tiếp, đầy kiến thức, đầy những ước mơ tôi bước chân vào đời với tâm thế còn hoang mang chưa biết sẽ làm việc như thế nào và tâm trạng thoáng buồn vì mối tình dang dở. Trên chuyến xe đến chỗ nhận việc làm, tôi gặp một bác họa sĩ, chẳng hiểu sao tự dưng tôi lại có cảm giác ông giống như cha của tôi vậy, ông cho tôi những lời khuyên và giúp đỡ tôi như giúp đỡ một người con. Trong chuyến đi qua Sa Pa ấy, tôi và bác gặp được một anh thanh niên mà mãi sau này tôi vẫn nhớ. Tôi nhớ không phải là tôi thích anh mà tôi nhớ vì ngưỡng mộ anh, kính trọng anh.

 

Xe dừng bánh tại Sa Pa để nghỉ trưa, bác lái xe hứa sẽ giới thiệu một anh thanh niên cho tôi và bác họa sĩ. Tôi hơi e ngại, sau đó khi nhìn thấy anh mặt tôi bất giác đỏ lên. Anh chạy lên nhà chuẩn bị trước, đôi và bác họa sĩ theo sau. Bước chân lên những bậc thềm đập vào mắt tôi là một thiên đường trên mặt đất, một ngôi nhà nhỏ xinh trên cao và bên cạnh là những luống hoa đủ màu sắc. Ở đó người con trai đang cắt hoa. Tôi vui mừng quá quên mất ngại ngùng chạy đến bên nhận bó hoa từ tay anh. Anh nói là để kỉ niệm lần đầu quen nhau. Chúng tôi có khoảng ba mươi phút để trò chuyện. Anh mời tôi và bác họa sĩ vào nhà để thưa chuyện.

Khi bước vào nhà, chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, ngăn nắp trong ngôi nhà nhỏ xinh ấy. Tôi đưa mắt ngắm những đồ vật trong nhà. Bất giác tôi tiến tới phía bàn đọc sách của anh, khẽ giở cuốn sách anh đang đọc giở ra xem. Trong lúc tôi ngồi đó, anh cầm rót nước mời bác họa sĩ uống và tận tay cầm một chén trà ra bàn cho tôi. Anh rất lịch sự biết tôi đang đọc nên chỉ lặng lẽ để trên bàn. Anh nói về công việc của anh, nói rất cụ thể, rất chi tiết. Tay tôi cầm sách đọc nhưng lại bị chính câu chuyện của anh lôi cuốn. Tôi không nhìn nhưng tai tôi đang nghe. Anh nói xong thì bảo chúng tôi kể chuyện dưới xuôi cho anh nghe. Nhưng bác họa sĩ muốn anh kể về anh tiếp, anh nói đến những khó khăn khi sống ở trên này, anh trả lời câu hỏi của bác họa sĩ về “cô độc nhất thế gian” và “thèm người”. Bác họa sĩ hình như có ý vẽ anh, tôi thấy anh khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh. Trong lúc ấy bác họa sĩ vẫn cứ vẽ, anh vẫn cứ giới thiệu.

Bỗng nhiên tôi lại muốn để lại một cái gì đó cho anh nhớ về tôi giống như anh nói để kỉ niệm lần đầu gặp mặt. Thế nhưng tôi lại chẳng có gì trong ví cả. Hết thời gian tôi với bác họa sĩ được anh tiễn đến tận chân cầu thang ra về. Tưởng là đi được rồi nhưng anh lại chạy với theo trả lại cho tôi chiếc khăn mùi xoa tôi cố tình để lại. Tôi thấy anh thật thà quá, chẳng hiểu sao tôi cảm giác như bác họa sĩ hiểu được ý tôi nên tôi đỏ mặt cầm lại và ra về. Từ chuyến ấy không biết bác họa sĩ có lên đó không nhưng có dịp nhất định tôi sẽ tìm gặp lại anh để nghe anh kể về những giờ ốp thú vị.

1
0
Bao Minh
01/01/2020 10:35:38

Cuối thế kỷ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt bị thất bại, đất nước chìm ngập trong đau thương. Bước sang đầu thế kỷ XX, hưởng ứng luồng gió mới từ phương Tây thổi tới, những con người yêu nước, quyết chí dành tự do cho dân tộc lại náo nức bước vào một cuộc đấu tranh mới, theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Phan Bội Châu xuất thân nho học song lại là người sớm có tinh thần tiên tiến, bắt nhịp với thời đại mới. Cái chí khí "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục) của một nho gia đã biến thành bản lĩnh vững vàng, thành cốt cách anh hùng trước cơn tai biến nguy nan của một chí sĩ cách mạng. Ngày 19-1-1914, Phan Bội Châu bị bắt giam vào ngục Quảng Đông. Trước đó, thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với ông. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nằm trong Ngục trung thư - một huyết tâm thư tuyệt mệnh. Ngay từ đêm đầu tiên vào ngục Phan đã làm hai bài thơ Nôm (Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là một trong hai bài ấy): "Làm xong hai bài thơ tôi ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vành, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục". Xem ra, tù ngục cũng chẳng mảy may khiến bậc trượng phu nao núng.

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù".

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy, cổ nhân nói: Trí hơn vạn người gọi là "anh", trí hơn nghìn người gọi là "tuấn", trí hơn trăm người gọi là "hào", trí hơn mười người gọi là "kiệt". Kẻ tài trí hơn người, phong thái ung dung, đường hoàng (phong lưu) đang ngân nga tỏ chí. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười, cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục (lại là tử tù!) mà cứ như khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường dài dặc. Hoàn cảnh dù có đổi thay, tai biến có thể đến bất cứ lúc hào nhưng chí khí thì chẳng khi nào dời đổi.

Hai câu tiếp, giọng thơ chợt chuyển:

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu

Tác giả tự nghiệm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi (khi Trung Quốc, khi thì Nhật Bàn, Thái Lan). Trên hành trình lưu lạc ấy ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.

Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lý tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

Cả bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lý tưởng chính nghĩa.

1
0
Bao Minh
01/01/2020 10:36:35

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

 

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương,  Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
 

1
0
Bao Minh
01/01/2020 10:37:32

“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”

Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh  làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi , tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy .  Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .

Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không  than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rãnh rỗi bà còn thường kể chuyên tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “ Con phải ráng học để xây dựng đất nước , nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.

Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm , từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.

Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi  . Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé , để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ , cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.

Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi ,và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau ,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.

Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà . Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.

Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương giành cho tôi và mọi người . Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người .

Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy ! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo