Đề bài
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I: (3.0 điểm)
1. Trắc nghiệm (1 điểm) (Nhận biết)
Chọn một trong 4 phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a/ Văn bản nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Ông đồ”?
A.Nói với con
B. Sang thu
C. Viếng lăng Bác
D. Đồng chí
b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?
A.Làng
B. Vũ trung tùy bút
C. Lục Vân Tiên
D. Truyện Kiều
c/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào?
A.1947 B. 1948
C. 1949 D. 1950
d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?
A.Thành ngữ B. Tục ngữ
C. Ca dao D. Dân ca
2. Tiếng Việt (2 điểm)
a. (Nhận biết) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b. (Thông hiểu) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng…
(Tố Hữu, Chào xuân 67!)
Câu II: (2 điểm) Vận dụng cao
Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.
Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó có một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa: (5 điểm) Vận dụng cao
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 156)
Câu IIIb: (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Trắc nghiệm (1 điểm) (Nhận biết)
Chọn một trong 4 phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a/ Văn bản nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Ông đồ”?
A.Nói với con
B. Sang thu
C. Viếng lăng Bác
D. Đồng chí
b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?
A.Làng
B. Vũ trung tùy bút
C. Lục Vân Tiên
D. Truyện Kiều
c/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào?
A.1947 B. 1948
C. 1949 D. 1950
d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?
A.Thành ngữ B. Tục ngữ
C. Ca dao D. Dân ca
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |