Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về nhân vật Nhuận Thổ

cảm nhận về nhân vật Nhuận Thổ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.365
2
1
光藤本
06/01/2020 19:56:04

Trong các tác phẩm của văn học Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. Ông là một nhà văn lớn với tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn minh trong thời kì Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Và một trong những truyện ngắn của ông đó là Cố hương. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. Nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ – một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ. 

    Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậu bé nhà nghèo nhưng do là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nen cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấy, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lai tốt đẹp.

    Khi ấy, Nhuận Thổ là một cậu bé hết sức nhanh nhẹn và thông minh. Cậu bé tuy là con của một người nông dân tới xin làm người ở nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống ở nơi đây. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ. Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò… chính bởi vậy mà khi chia tay, người mà tác giả lưu luyến nhất chính là Nhuận Thổ. Nhưng cậu vẫn luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhi  có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả. 

    Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông minh mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng. làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhen ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thành ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. Có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ "thưa ông". Có thẻ nói là đau đớn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lớn ấy. Rõ ràng năm nào Nhuận thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trọng những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi. Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi  phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.

    Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa, tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa. Có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người – đó là điều đáng sợ tới nhường nào

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quách Trinh
06/01/2020 19:56:59
Trong các tác phẩm của văn học Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. Ông là một nhà văn lớn với tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn minh trong thời kì Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Và một trong những truyện ngắn của ông đó là Cố hương. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. Nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ – một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ. 
 
    Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậu bé nhà nghèo nhưng do là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nen cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấy, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lai tốt đẹp.
 
    Khi ấy, Nhuận Thổ là một cậu bé hết sức nhanh nhẹn và thông minh. Cậu bé tuy là con của một người nông dân tới xin làm người ở nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống ở nơi đây. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ. Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò… chính bởi vậy mà khi chia tay, người mà tác giả lưu luyến nhất chính là Nhuận Thổ. Nhưng cậu vẫn luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhi có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả. 
 
    Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông minh mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng. làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhen ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thành ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. Có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ "thưa ông". Có thẻ nói là đau đớn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lớn ấy. Rõ ràng năm nào Nhuận thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trọng những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi. Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.
 
    Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa, tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa. Có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người – đó là điều đáng sợ tới nhường nào
1
0
tiểu kk
06/01/2020 19:59:56

Trung Quốc là một nước có nền văn học lâu đời, phát triển trong số đó những nhà văn như Bạch Cư Dị, Lí Bạch, Thôi Hiệu…đã trở thành những cái tên nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà còn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia mà đến với các khu vực lân cận. Nhưng nhắc đến những nhà thơ, nhà văn tài năng của Trung Quốc không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, một nhà thơ tiêu biểu có nhiều những đóng góp quan trọng cho văn học Trung Quốc, thơ của ông luôn thiết tha, tràn đầy cảm xúc, trong số đó có tác phẩm “Cố hương”, đây là tác phẩm viết nhân dịp nhà thơ về thăm lại quê cũ sau hơn hai mươi năm xa quê, ở đây ông đã nhận thấy được sự đổi khác không chỉ của cảnh vật mà còn ở con người, mà cụ thể trong tác phẩm này chính là Nhuận Thổ, người bạn thân thiết thời ấu thơ của nhà thơ.

Sau hai mươi năm Lỗ Tấn mới có dịp về thăm quê, đây cũng là chuyến thăm lại nhà cửa, xóm giềng để đưa gia đình đến nơi đất khách để làm ăn, sinh sống. Sau một khoảng thời gian dài không về thăm quê, tình cảm thương yêu của nhà văn đối với quê hương, con người nơi “chôn nhau cắt rốn” không hề đổi khác, nhưng cảnh vật cũng như con người ở đây cũng đã đổi khác. Trước hết đó là cảnh vật, ngay khi trở về nhà văn đã nhận thấy sự đổi khác này “ Làng cũ của tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh, ngôn ngữ nào diễn tả được”. Quãng thời gian hai mươi năm đủ dài để mọi vật đổi khác, hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ nhưng khi trở về quê cũ, cảnh vật vừa lạ vừa quen này phần nào khiến cho nhà văn cảm thấy bối rối, dù biết đổi khác nhưng không thể nhớ rõ đổi khác ở đâu.

Không chỉ có cảnh vật mà con người cũng đã thay đổi, người bạn thân thiết thời thơ ấu của nhà văn là Nhuận Thổ đã hoàn toàn đổi khác, sự thay đổi này khiến nhà văn ngỡ ngàng. Ngay từ khi Nhuận Thổ xuất hiện thì Lỗ Tấn đã nhận thấy gì đó là lạ, không giống với ấn tượng của mình về cậu bé Nhuận Thổ khi xưa: “ Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức của tôi”. Như vậy là ngay ấn tượng đầu tiên khi trùng phùng với cố nhân thì nhà văn đã ít nhiều linh cảm được sự đổi thay này. Trong ấn tượng của Lỗ Tấn, cậu bé Nhuận Thổ khi xưa là một cậu bé nhanh nhẹn, hồn nhiên với: “Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”.

Đó chính là hình ảnh của cậu bé Nhuận Thổ năm nào, cũng là những kí ức về người bạn thân thời thơ ấu của nhà văn Lỗ Tấn, không chỉ vậy, Nhuận Phát khi xưa còn là một người mạnh dạn, vô cùng tài giỏi, từ bắt cá hay bắt chim thì đều thuần thục, thành thạo, khiến cho Lỗ Tấn đã từng rất ngưỡng mộ và thể hiện sự cảm phục “Trời ơi, Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, không sao kể khôn xiết”. Nhớ về người bạn từ những chi tiết nhỏ nhất cũng cho thấy được phần nào sự coi trọng, yêu quý của nhà văn đối với cậu bé năm nào. Nhưng những ấn tượng hồi nhỏ ấy hoàn toàn tan biến khi nhà văn đối diện với một Nhuận Thổ khi đã trở thành một chàng trai trưởng thành.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo