Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu một di chỉ văn hóa lâu đời trên vùng quê đất nước

Giới thiệu một di chỉ văn hóa lâu đời trên vùng quê đất nước

3 trả lời
Hỏi chi tiết
387
2
0
Winer Senan
11/01/2020 19:53:27

Trên những nẻo đường Phủ Lạng Thương, một lão du kích - thương binh đọc cho tôi nghe bài ca dao:

                           “Bắc Giang nổi tiếng anh hùng,

                        Đàn bà vác kiếm đi lùng giặc Tây.

                           Giặc kia, mày trốn lên mây,

                      Mày chui xuống đất... tao chặt ngay lấy đầu.

                            Sông Thương, sông Đuống, sồng Cầu,

                     Lục Nam... máu giặc đỏ ngầu suối sông! ”

Tôi mỉm cười rồi nói với bác:

-   Trước kia, tôi cứ ngỡ mấy ông du kích trong Hà Tĩnh, Quảng Bình là ghê gớm, ai ngờ đàn bà, con gái Bắc Giang ngoài này còn ghê gớm hơn!

Tỏi chợt nghĩ đến hình ảnh mấy cô gái, cô Tơ, cô Lụa, cô Hạnh, cô Đào,... mà người bạn thân đang học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên định “giới thiệu” cho tôi mà tôi cứ chần chừ, đắn đo mãi! Những cô gái mắt sắc như dao cau ấy có thể “cầm roi dạy chồng” được lắm chứ. Tôi thẫn thờ cả người!...

Người Bắc Giang có bao phẩm chất đáng quý. Cảnh Bắc Giang với hình ảnh con sông Thương, sông Lục Nam, những đồi vải thiều đỏ rực ở vùng Việt Yên, Lục Ngạn,... đã từng để lại trong tâm hồn tôi nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc.

Tôi đã từng ngắm nghía những pho tượng đá trong lăng tám các vị vua chúa nhà Nguyễn ở Huế - nơi quê má của tôi, mà suy nghĩ về lẽ phế hưng, mất còn ở đời. Lâu nay đến Bắc Giang, khi đứng trước những tượng đá, những lãng mộ đá mà lòng cứ ngổn ngang bần thần.

Sau mấy trăm năm vật đổi sao dời, Bắc Giang hiện còn hơn 300 lăng mộ hoặc di tích đá cổ vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đó là những dấu ấn về một thời đại tao loạn, một thời vàng son đã qua trên vùng Kinh Bắc này. Có đến thăm quần thể lăng mộ Dinh Hương và lăng tấm họ Ngọ mới thấy rõ tầm vóc và sự nguyên vẹn của các di tích lịch sử văn hoá trong dòng, chảy thời gian cuộc đời bể dâu.

1. Quần thể lăng mộ Dinh Hương thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đã tồn tại hơn 300 năm nay. Những tượng đá, voi đá, những võ quan, cận vệ... phủ mờ trong lau lách hoang vắng. Theo văn bia khắc trên tấm đá xanh đồ sộ dựng bên ngoài thì khu mộ đá Dinh Hương dựng vào năm 1723 thời Lê Trung Hưng. Lãng là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị đại quan La Quý Công. Từ thị trấn Thắng, thủ phủ Hiệp Hoà tới lăng chỉ khoảng 3km.

Theo trục đường thần đạo dẫn từ cổng lăng vào trong, có hai hàng võ quan mặc triều phục, kiếm dắt đai, uy nghiêm đứng chầu. Ngựa đá to lớn đường bộ có lính cận vệ một tay nắm đốc kiếm, một tay nắm chặt đai cương đứng chầu. Voi đá hùng dũng, vòi uốn cong, ngà nhọn hoắt chĩa lên cao, hướng về phía trước. Khu mộ táng ở phía trong với 7 bậc đá ong cổ. Tất cả lăng mộ, ngựa đá, voi đá, võ quan, lính cận vệ, nghê đá... đều được chạm khắc tinh vi. Ta tưởng như nghe tiếng ngựa hí, voi gầm sắp rũ bờm, cất vó. Không biết quyền uy của vị quận công họ La xưa hiển hách tới mức nào, mà ngày nay sau hơn 300 năm, thần thái uy nghiêm của các pho tượng đá vẫn còn đủ sức làm lay động lòng người đến vậy? Giữa mênh mông bao la hoang vắng, ta chỉ nghe xào xạc cỏ lau trong nắng chiều vàng vọt, vẫn cảm thấy mơ hồ những pho tượng đá nơi khu mộ cổ Dinh Hương như có linh hồn đang phảng phất cõi nhân gian.

2. Quần thể lăng mộ họ Ngọ thuộc xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà được bảo tồn và lưu giữ gần như nguyên vẹn. Lăng mộ vị tướng họ Ngọ cũng được xây dựng thời Hậu Lê, hiện nằm trong khuôn viên của gia đình ông Ngọ Văn Tuyên, hậu duệ đời thứ 15 của ngài. Tường đá ong đồ sộ cao 2-3 mét vẫn đứng vững giữa nắng mưa và loạn lạc. Ba chữ đại tự “Linh Quang Từ" khắc trên cổng lăng toả ánh hào quang. Ngoài cổng chạm nổi hai võ sĩ oai phong lẫm liệt, rìa cổng có hai tượng chó đá rất to, nghển cao đầu, với cặp mắt ánh lên như sao. Dọc đường thần đạo phía trong là hàng tượng đá đối xứng rất đồ sộ: voi, ngựa, võ quan, lính cận vệ,...nghê đá. Tất cả đều mang thần khí uy nghiêm, kính cẩn hướng vẽ phía lăng mộ Ngọ tướng công.

Nếu khu lăng mộ Dinh Hương hoang vắng, tiêu sơ,... thì lăng mộ Ngọ tướng công được các thế hệ con cháu chàm sóc, trân trọng giữ gìn. Có nhiều cây xanh bóng mát. Có hoa thơm nở thắm bốn mùa. Có hương khói ngày đêm.

Đến thăm lăng mộ đá trên vùng Bắc Giang, ta chợt nhớ lại vần thơ trong "Cung oán ngâm khúc” nói về kiếp nhân sinh dâu bể:

                                     "Trăm năm còn có gì đâu,

                               Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh "

Mất, còn là lẽ tự nhiên ở đời. Cái gì mất thì mất đi. Cái gì còn thì còn mãi. Lăng, mộ đá trên vùng quê Kinh Bắc nói với ta điểu gì về sự mất, còn trong cõi đời? Càng nghĩ càng thấm thía.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Winer Senan
11/01/2020 19:55:01

Gần mười thế kỷ đã trôi qua, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của nước Việt Nam.

Thăng Long Hà Nội trong gần nghìn năm ấy luôn biết tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng miền đất nước và xa hơn, của bạn bè quốc tế, để với bản lĩnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến, đã nhân lên những điều hay, xoá đi cái dở, làm nên một nền văn hoá bản sắc riêng đầy quyến rũ – văn hoá Hà Nội. Và không chỉ những người sống ở Hà Nội, yêu Hà nội mà tất cả những ai đã từng đặt chân đến Hà Nội đều có thể cảm nhận được nét quyến rũ ấy. Chính vì vậy, bước chân đầu tiên mà Qua mọi miền văn hoá muốn các bạn đặt tới chính là Thủ đô của Chúng ta:

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long với lòng mong muốn kinh thành ngày càng phồn thịnh như Rồng bay lên.

Năm 1831 vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt  lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có nghĩa là: thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú.

Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của  mảnh đất từng là kinh đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê và ngày nay là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày nay, Hà Nội là nơi hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội, nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, văn hoá Hà Nội hội tụ kết tinh, tinh tuý văn hoá của mọi miền đất nước. Hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Hà nội phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của người Tràng An. Hiện nay, trụ sở trung ương các hội văn học – nghệ thuật, các hội khoa học – kỹ thuật, các xưởng phim, nhà hát quốc gia của các bộ môn nghệ thuật tập trung rất nhiều tại đây. Về số lượng nhà bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp hát, chiếu bóng, hiệu sách,… di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc và cách mạng, Hà Nội đứng hàng đầu. Vốn nghệ thuật dân gian truyền thống  cũng đang được quan tâm bảo tồn và phát huy. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới.

Đã có nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nhiếp ảnh… nước ngoài đến với Hà Nội. Ấn tượng tốt đẹp về một “Thủ đô phẩm giá của con người”, một “Thành phố vì hòa bình” đã lấp lánh trong những tác phẩm của họ.

Có thể nói,  văn hoá Hà nội với các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đã trở thành một biểu tượng của văn hoá Việt Nam.

Hà nội – trái tim của đất nước, thành phố hoà bình – đã được biết đến với những tinh hoa văn hoá ngàn năm.

Đó là, Khu phố cổ – nơi lưu giư dấu ấn của một “Hà Nội băm sáu phố phường” thủa xưa. Khu “36 phố phường” Hà Nội  nằm ở phía đông bắc thành cổ trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng; văn hoá ẩm thực phong phú …Những tên gọi Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Chuối…không giản đơn chỉ là tên phố mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc sắc, một hoài niệm của lịch sử. Hàng Bài xưa là nơi chuyên làm ra những Bài lá, Tam cúc, Tổ tôm…phục vụ thú vui chơi giải trí bình dị không thể thiếu trong mỗi gia đình, làng quê những ngày vui Tết hay hội hè, đình đám. Tên gọi Hàng Bạc gợi về  bao thế hệ những người thợ tài hoa chạm vàng, đậu bạc làm sang trong cho cung vua, phủ chúa, làm tôn thêm vẻ đẹp kiêu sa của các cô gái Hà Thành…

Chợ đêm trên phố cổ

Đó là Thành cổ Thăng Long vừa mới phát lộ trong cuộc khai quật khảo cổ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI này. Hoành tráng về quy mô, độc đáo về kiến trúc, lộng lẫy về nghệ thuật, Hoàng Thành chính là một biểu tượng sống động của một kinh đô được xây dựng cách đây hàng ngàn năm, là di tích độc nhất vô nhị, mang tính biểu tượng cho cộng đồng người dân Hà Nội, có giá trị lịch sử đứng vững trước thời gian, không gian. Ngày 28/12/2007, Bộ VH – TT – DL đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia, công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật với Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Và đó là thành Cổ Loa, một trong những toà thành cổ nhất ở các nước Đông Nam Á. Gắn với truyền thuyết thần Kim Quy nổi tiếng, Cổ loa là minh chứng về một nhà nước Âu Lạc hùng mạnh, một bài học về bảo mật quốc gia, một bi kịch mất nước, một tiếng lòng cảm thông trước số phận tình yêu giữa hai con người trẻ tuổi vừa là kẻ có tội vừa là nạn nhân của những mưu đồ đen tối.

 

Đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa

Đó còn là chùa Một Cột thanh thoát như đoá hoa sen. Sự độc đáo trong kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn.

 Trường đại học lâu đời nhất Việt Nam – Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Đây chính là biểu tượng của nền học vấn quốc gia, truyền thống hiếu học, thái độ trân trọng, tôn vinh người hiền tài của dân tộc.

 

Quảng trường Ba Đình

Là Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử; là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trang nghiêm mà bình dị như bài ca vĩnh cửu bằng đá, tắm mình trong màu xanh hoa lá từ mọi miền đất nước tụ về, toả hương, che mát, giữ yên lành cho giấc ngủ của Người giữa lòng dân tộc.

 Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long thành với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh của Hà Nội. Thời Lý – Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy Hoa thời Lý, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa thời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện Thuỵ Chương thời Lê nay là khu trường Chu Văn An.

 

 Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, Tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn lung linh bóng nước đã đi vào sử sách, thơ ca…Và còn rất nhiều, rất nhiều những di tích lịch sử, những ngôi chùa, ngôi đình, những cổng làng Hà nội…. đã tạo nên một quần thể các di sản văn hoá vật thể đặc sắc của Hà nội .

Tinh hoa văn hoá của đất kinh kỳ còn là những di sản văn hoá phi vật thể có trữ lượng khá lớn, phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long – Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.

Đó là hệ thống các  lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội. Lễ hội cổ truyền Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành. Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội. Thông qua lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau. Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, do đó được nâng lên một trình độ cao hơn so với những ngày thường, và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sàng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niểm phấn khởi hào hứng cho mọi người.

Đó là những tục lệ, hương ước của  những làng cổ ở chốn kinh kỳ xưa.  Hà Nội tuy là Kinh Đô, là đô thị lớn nhất của cả nước nhưng vẫn là “Kẻ Chợ” của “Kẻ Quê”, ở đó có các thôn làng phố phường đan xen và cùng nhau tồn tại qua thời kỳ lịch sử. Gắn với mỗi làng xã là những tục lệ, hương ước riêng rất tiêu biểu và đặc trưng cho mỗi nơi. Hiện nay theo số liệu điều tra, Hà Nội còn lưu giữ được hàng trăm bản hương ước bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà Nội các giá trị về văn hoá ẩm thực chiếm một vị trí đáng kể. Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội.

Những món ăn đặc sản như Phở Hà nội, Nem, Bún chả, Giò chả Ước Lễ, Chả cá Lã Vọng, Xôi lúa Tương Mai, cốm Vòng, Bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ”, dưa La, cà Láng”…mỗi món ăn là một hương vị quyến rũ không nơi nào bắt chước nổi. Tất cả đã tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của Hà nội, góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới nơi đây. Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hoá và con người Hà Nội.

Còn là những danh nhân, nhân cách lớn đã làm rạng danh cho Hà Nội và dân tộc. Đó là Lý Công Uẩn – vị Vua anh minh đã chọn vùng đất này làm nơi định đô cho muôn đời con cháu; Đó cũng là những con người như Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi…Có những Danh nhân sinh ra ở Hà Nội, cũng có những Danh nhân không sinh ra ở Hà Nôi, song tên tuổi, sự nghiệp của họ mãi bất tử với Hà Nội trở thành những di sản văn hoá thiêng liêng của văn hiến Thăng Long.

…Cho một Hà Nội của hôm nay và của ngày mai, những giá trị văn hoá ngàn năm của Hà Nội đã và đang được bảo tồn, phát triển, trở thành thế mạnh để Hà nội thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu. Chính vì vậy, trong những năm qua Hà Nội luôn giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất. 


CHIA SẺ
  •  
2
0
Winer Senan
11/01/2020 19:55:36

Quảng Bình là danh xưng thiêng liêng của một vùng đất có diện tích tự nhiên là 8.065 km2 nằm ở Miền Trung Việt Nam, nơi hội tụ giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của cả hai miền Nam - Bắc, đã có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Với vị trí địa lý cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Bắc. Phía Đông có bờ biển dài 116,04  km, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 201,87 km, có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, lại nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, Quảng Bình có vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng của cả nước.

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Toàn bộ diện tích được chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Khí hậu Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8.

Tài nguyên đất được chia làm hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi, núi với 15 loại và các nhóm chính như nhóm đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng. Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về khoáng sản như vàng, pyrít, sắt, kẽm, mangan, titan. Một số khoáng sản phi kim loại như mỏ đất sét, cao lanh, đá vôi, các mỏ nước nóng thiên nhiên, có trữ lượng lớn để phát triển công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng và sản xuất nước khoáng quy mô lớn. Vùng ven biển có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng như titan, cát thạch anh, đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thủy tinh cao cấp.

Quảng Bình có hệ thống hang động kỳ vĩ, hoành tráng của khu vực Di sản thiên nhiên thế giời Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nước đến với Quảng Bình. Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt là hệ sinh học đa dạng ở Quảng Bình nằm ở vùng núi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, có nhiều loài quý hiếm như Vọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, gà Lôi lam đuôi trắng, gà Lôi lam mào đen, Trĩ... Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống, loài, có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huynh và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình có vùng biển rộng, bờ biển dài hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế. Dọc bờ biển có 5 cửa sông chính và vùng đầm phá thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản. Bờ biển Quảng Bình có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng với trữ lượng lớn. Nguồn lợi hải sản biển đa dạng, phong phú về loài (1.650 loài), có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hô quý. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên các cảng biển nước sâu cho phép Quảng Bình phát triển kinh tổng hợp về biển.

Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi Tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vận tải đường biển và đường sông là một lợi thế của tỉnh, với 05 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng Hòn La. Đặc biệt, cảng biển Hòn La là nơi có mực nước sâu, mặt nước rộng lớn, xung quanh là quần thể đảo che chắn gió, tàu trọng tải lớn ra vào, neo đậu rất thuận lợi. Sân bay Đồng Hới đã được nâng cấp hiện đại để đón được các máy bay hạng nặng. Các dịch vụ viễn thông, truyền hình, điện lực, cấp nước, hệ thống ngân hàng phát triển đồng bộ, hiện đại đã góp phần mạnh mẽ vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Dân số Quảng Bình năm 2014 có 868.174 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc 02 nhóm chính là Chứt (Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng) và Bru - Vân Kiều (Vân Kiều, Khùa, Trì, Ma Coong), sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đồng đều, 84,80% sống ở vùng đồng bằng; nguồn lao động lớn, dồi dào chiếm 52,26% dân số. Lực lượng lao động đến năm 2015 đã qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua dào tạo nghề đạt 36%.

Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tương đối đồng bộ. Các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đang được đầu tư cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lượng đáp ứng được nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sư, công nhân lành nghề... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di sản văn hóa Bàu Tró, nhiều di tích lịch sử như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành cổ của thời Trịnh - Nguyễn... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như ''Bát danh hương'' Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim. Nhiều danh nhân tiền bối, tướng lĩnh tài ba, học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa, xã hội như Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Không chỉ vậy, Quảng Bình còn là nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nhiều điểm dừng chân, nghỉ dường kỳ thú như bãi tắm Đá Nhảy, Biển Nhật Lệ, Vũng Chùa - Đảo Yến, vịnh Hòn La, suối nước nóng Bang, Núi Thần Đinh, di tích Bàu Tró, Sun Spa resort Bảo Ninh và hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích đường Hồ Chí Minh huyền thoại, với các địa danh đáng nhớ là Cha Lo, Cổng Trời, Bến phà Xuân Sơn, Long Đại, Sông Gianh... Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ, trong đó Sơn Đoòng được cho là hang động lớn nhất và đẹp nhất thế giới.

Mảnh đất Quảng Bình như một bức tranh thuỷ mặc, vừa có biển, đảo vừa có rừng, với tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị lịch sử văn hóa độc đáo riêng có của vùng đất Quảng Bình, cùng với con người Quảng Bình thông minh, cần cù, chịu khó, đang nỗ lực hết mình để xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp, góp phần cùng cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư