Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về hoang sa trường sa

thuyết minh về hoang sa trường sa

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
675
0
0
Tran Huu Hai Hai
30/01/2020 21:09:10

Dưới triều vua Minh Mạng, nho sĩ Lý Văn Phức được cử đi sứ Trung Hoa bằng đường biển.  Thuận buồm xuôi gió Tây Nam, thuyền chở phái đoàn sứ giả từ Huế hướng về Phúc Kiến qua ngả Hoàng SA.  Chứng kiến những cảnh  đắm thuyền vì mắc cạn hay vì bảo tố, Lý văn Phức có lời cảm khái:

 

Vạn Lý Trường Sa dường tuyệt hiểm

Thất Châu sóng cuộn hận anh đào

 

Sứ giả Lý Văn Phức đã lầm lẫn giữa Hoàng Sa và Trường Sa.  Ðể có một ý niệm tổng quát, chúng ta có thể hình dung Hoàng Sa gồm 13 đảo tí hon tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông khu Trị, Thiên, Nam, Ngãi; Trường Sa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Cà Mau; và ngang từ thềm lục địa Việt Nam qua thềm lục địa Phi Luật Tân.  Trường Sa chiếm một miền biển rộng tới 180 ngàn dậm vuông (350 hải lý mỗi bề).  Hàng trăm đảo, cồn, đá bãi nhỏ síu nằm rải rác trên biển cả, không dân cư, không nước ngọt, không cây cối, dưới trời nắng gắt với gió lốc và bão lớn.

 

Thực tế mà xét, trong số 500 đảo cồn, đá, bãi chỉ có khỏang 30 cao địa có địa danhvà 20 đơn vị đá chìm và bãi ngầm.  Số đơn vị này là đối tượng tranh chấp của 7 quốc gia: Trung Cộng và Ðài Loan; Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Nam Dương.

 

Từ 1974 Trung Cộng đã chiếm đóng tòan thể khu hải phận Hòang Sa gồm 13 đảo thuộc hai nhóm:

 

Có 7 đảo về phía Ðông Bắc, Nhóm An Vĩnh/Tuyên Ðức (Amphitrite, tên một tàu Pháp bị đắm), như Ðảo Phú Lâm (Woody Island) do Bộ Chỉ Huy Trung Cộng trú đóng.  Ðảo hình bầu dục, diện tích 1.3 km2.  Nếu là hình chữ nhật, bề dài sẽ là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ).  Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sa.  So với Phú Quốc (diện tích 568 Km2), Phú Lâm bằng 1/400 Phú Quốc.

 

6 đảo về phiá Tây Nam thuộc nhóm Lưỡi Liềm (Crescent, tiếng Pháp là Croissant), gồm có các Ðảo Hoàng Sa (Pattel Island) nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam Cộng Hòa trú đóng trước kia.  Hoàng Sa đo được 0.56km2 bằng 1/2 Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc.  Nếu có hình chữ nhật Hoàng Sa sẽ có chiều dài 800m và chiều ngang 700m (bằng một khuôn viên trường tiểu học).  Ðảo Trí Tôn tọa lạc gần bờ biển Quãng Ngãi, cách Cù Lao Ré 123 dậm.

 

Vùng biển Trường Sa rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảọ  Việt Nam hiện chiếm 3 đảo:   Ðảo Trường Sa (Spratley Island), nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam trú đóng,  Ðảo Nam Yết (Namyit Island) và  Ðảo Sinh Tôn (Sincowe Island).

 

Phi Luật Tân chiếm 5 đảo là:  Ðảo Bình/Nguyên (Flat Island), Ðảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), Ðảo Bến Lộc (West York Island), Ðảo Loạ.i Tá (Loaita Island) và Ðảo Thị Tứ (Thitu Island).

 

Ðài Loan chiếm Ðảo Ba Bình/Thái Bình (Itu Aba Island), Ðảo Trường Sa diện tích 0.13km2 (400mx350m), nhỏ bằng 1/10 Phú Lâm, và bằng 1/4000 Phú Quốc.  Cuối năm l999, Ðài Loan đã rút quân khỏi đảo Thài Bình, hòn đảo lớn nhất tại Trường Sa.   Ngòai ra Việt Nam còn chíêm 3 cồn là An Bang (Amboyna Cay), Song Tử Tây (SouthWest Cay) và Sơn Ca (Sand Cay), cộng với 7 đá nổi, 9 đá chìm  và bãi ngầm.

 

Phi Luật Tân chiếm thêm 3 cồn, 2 đá nổi và 8 đá chìm.

 

Tại Trường Sa, Trung Cộng chỉ chiếm 2 đá nổi là Ðá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Ðá Ga Ven (Gaven Reef), và 6 đá chìm.

 

Trong số 28 cao địa, Việt Nam chiếm 13 cao địa (cao hơn mặt nước), Phi chiếm 10 và Trung Cộng chíêm 2 (đá nổi).

 

Trong số 53 đơn vị có địa danh, Việt Nam chiếm 22, Phi chiếm 18, và Trung Cộng chiếm 8.  Ðây là những hòn đảo tí hon.  So với chiều dài bờ biển Việt Nam, mật độ dân cư và sinh hoạt ngư nghiệp tại đất liền, các đảo này quá nhỏ bé, chỉ được gọi là tiểu đảo (islet).

 

Câu hỏi đặt ra là:  Tại sao từ 1974 khi Trung Cộng chiếm cả Hoàng Sa và nhất là từ 1988 khi Trung Cộng xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam hay Phi Luật Tân, mà phải lấy một hòn đá (Ðá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy.

 

Thực ra, những hòn đảo tí hon này không phải là đối tượ.ng tranh chấp của Trung Cộng.  Bắc Kinh còn muốn lưu lại chút nhân tình, không dám cạn tàu ráo máng.  Họ chỉ muốn thương thảo với các quốc gia duyên hải, đề nghị phương thức khai thác chung dầu khí.  Không phải khai thác chung tạI các hải đảo ngòai khơi (biển quá sâu, không đủ kỹ thuật thăm dò, quá tốn kém mà chưa biết có bao nhiêu dầu), mà là khai thác chung tại thềm lục địạ  Do đó, họ chủ trương đàm phán song phương thay vì đa phương.  Ðiều mằ họ lo ngại nhất là các quốc gia Ðông Nam Á (như Việt Nam hay Phi Luật Tân) đưa nội vụ ra Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×