Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao tên bài thơ là Viếng lăng bác mà mở đầu bài thơ tác giả lại viết " Con ở miền Nam ra thăm lăng bác"

Câu 1: Tại sao tên bài thơ là Viếng lăng bác mà mở đầu bài thơ tác giả lại viết " Con ở miền Nam ra thăm lăng bác" ?

Câu 2: Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre, kết thúc bài thơ tác giả lại viết Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Việc mở đầu và kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?

 

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.696
9
4
Bill Gates
05/02/2020 21:45:11
 Trong bài thơ, nhà thơ thể hiện rất rõ ý thức của bản thân về việc Bác đã ra đi (điều đó trước hết thể hiện ở tiêu đề bài thơ: “Viếng lăng Bác” - nhà thơ dùng từ “viếng” không, phải từ “thăm” hay “đến”, “vào”,...). Nhưng sau đó, ông lại dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”. Điều đó không hề mâu thuẫn với nhau, nó đã phản ánh đúng quy luật tâm lí tình cảm của nhà thơ nói riêng và mỗi người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế nói chung: dù biết Bác đã mãi mãi đi xa nhưng không ai có thể nhìn thẳng vào sự thật đau đớn ấy. Nhà thơ dùng từ “thăm”, “giấc ngủ” để làm vơi đi nỗi đau mất mát. Không chỉ vậy, từ “thăm” vẫn thể hiện được tình cảm chân thành, yêu kính đối với Bác. Và cụm từ “giấc ngủ bình yên” đã làm đẹp thêm cho hình ảnh tuyệt vời của Bác trong lăng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
10
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 09:13:04
Trong bài thơ, nhà thơ thể hiện rất rõ ý thức của bản thân về việc Bác đã ra đi (điều đó trước hết thể hiện ở tiêu đề bài thơ: “Viếng lăng Bác” - nhà thơ dùng từ “viếng” không, phải từ “thăm” hay “đến”, “vào”,...). Nhưng sau đó, ông lại dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”. Điều đó không hề mâu thuẫn với nhau, nó đã phản ánh đúng quy luật tâm lí tình cảm của nhà thơ nói riêng và mỗi người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế nói chung: dù biết Bác đã mãi mãi đi xa nhưng không ai có thể nhìn thẳng vào sự thật đau đớn ấy. Nhà thơ dùng từ “thăm”, “giấc ngủ” để làm vơi đi nỗi đau mất mát. Không chỉ vậy, từ “thăm” vẫn thể hiện được tình cảm chân thành, yêu kính đối với Bác. Và cụm từ “giấc ngủ bình yên” đã làm đẹp thêm cho hình ảnh tuyệt vời của Bác trong lăng.
5
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 09:13:37

Ý nghĩa

Bài thơ là tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ – người cha già kính yêu của dân tộc.

- Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.

- Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống.

- Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa.

- Trong câu thơ đầu dùng từ thăm là ngụ ý nói giảm. Bác như vẫn còn đang sống trong lòng mọi người đặc biệt là trong lòng nhân dân miền Nam. 

2
1
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 09:13:50

1.Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Một mùa xuân nho nhỏ"

Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề“ Mùa xuân nho nhỏ”.

Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.

2.Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Viếng lăng Bác"

Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ gây xúc động nhất viết về Bác sau ngày Bác đi xa. Bài thơ ra đời trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Bác được hoàn thành sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam có thểthực hiện ước nguyện được ra viếng lăng Bác.Bài thơ là tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ–người cha già kính yêu của dân tộc.-Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.-Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống. -Nhan đềdùng từviếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sựthật: Bác đã đi xa.-Trong câu thơ đầu dùng từ thăm là ngụ ý nói giảm. Bác như vẫn còn đang sống trong lòng mọi người đặc biệt là trong lòng nhân dân miền Nam.

1
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 09:14:04

Tham khảo:

 

  • Mở bài:

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ. Trọn cuộc đời ông sống gắn bó và viết về đời sống và chiến đấu của nhân dân Nam bộ. Ông vận dụng lời ăn, tiếng nói, câu hát, câu hò của người nông dân vào trong thơ ca. Bởi thế, thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy, cường điệu nỗi đau. Ý thơ nền nã, dịu nhẹ như thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Bài thơ Viếng lăng Bác là tác phẩm được biết đến nhiều nhát của Viễn Phương.

  • Thân bài:

Tháng 4/1976, sau khi nước nhà thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, Viễn Phương cùng đoàn khách nam bộ ra thăm lăng Bác. Bài thơ ra đời trong dịp đó. Bài thơ là cảm xúc chân thành và cảm động của nhà thơ đối với lãnh tụ, đối với đất nước.

Mở đầu bài thơ là lời thông báo với Bác đầy yêu thương về sự xuất hiện của nhà thơ: Con ở Miền nam ra thăm lăng Bác

Cách gọi “Bác” xưng “con” thật trìu mến, gần gũi, yêu thương và đầy tự hào. Cách gọi ấy vừa là biểu thị tấm lòng yêu kính vừa tha thiết bày tỏ niềm háo hức mong chờ từ lâu trong lòng tác giả. Lời giới thiệu rưng rưng xúc động về mảnh đất “miền Nam” chịu nhiều đau thương, gian khó. Phép nói giảm, nói tránh từ “thăm” đến “viếng” nhằm bọc lộ niềm thương yêu tiếc nối. Nó khẳng định Bác vẫn mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Sự ngỡ ngàng của nhà thơ khi nhìn thấy lũy tre xanh quanh lăng Bác. Một màu xanh êm dịu, như màu của khắp mọi miền quê trên đất nước:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hình ảnh hàng tre đươc miêu tả qua một loạt các chi tiết cụ thể: tre xanh xanh, tre bát ngát, tre thẳng hàng… Từ cảm thán “ôi” bộc lộ niềm ngạc nhiên thích thú và bâng khuâng xao xuyến của nhà thơ.

Hình ảnh hàng tre vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng khắc sâu ấn tượng tre xanh là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Biện pháp nhân hóa hàng tre “đứng thẳng hàng” như người chiến sĩ canh gác làm ta tự hào về con người Việt Nam dù có “bão táp mưa sa” vẫn luôn hiên ngang, bất khuất.

Bước đến bên lăng Bác, hòa chung trong dòng người, nhà thơ vô cùng xúc động khi nghĩ về Bác, về dân tộc, về tổ quốc thiêng liêng, vĩ đại:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Khổ thơ lặp lại hai lần cấu trúc “ngày ngày mặt trời đi” và ” ngày ngày dòng người đi” là một dụng ý nghệ thuật để khái quát lên qui luật của tình cảm con người. Nếu hình ảnh “mặt trời” ở câu một gơi tả cái rực rỡ của thiên nhiên, là nguồn sáng sưởi ấm cho nhân loại thì hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở câu hai chính là Bác Hồ, có cảm xúc và tâm trạng ngỡ ngàng, thán phục trước vẻ đẹp của mặt trời mọc lên ở chốn trần gian. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ để ngợi ca Bác, đồng thời bày tỏ niềm biết ơn chân thành của cả dân tộc Việt Nam dành cho người.

Cùng dòng người trước lăng, lòng nhà thơ có bao niềm liên tưởng. Dòng người hay dòng hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Tràng hoa hay chính những cuộc đời đẹp nhất, sự cống hiến đẹp nhất của mỗi con người xin dâng như báo công với Bác. Phép hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” lấy mùa đẹp nhất trong năm tính tuổi đời của Bác. Câu thơ kéo dài tha thiết bởi dấu chấm lửng… như cảm xúc kính yêu, xúc động không nói hết thành lời.

Khi bước vào trong lăng, đứng trước linh cữu thiêng liêng của Người, nhà thơ không khỏi ngậm ngùi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Các từ ngữ giản dị miêu tả giấc ngủ của Bác yên bình, thanh thản. Người chỉ thực sự ngủ yên khi vầng trăng, biểu tượng của hòa bình sáng soi hai miền Nam – Bắc. Từ “giấc ngủ bình yên” gợi ta liên tưởng đến bao tháng ngày trằn trọc không ngủ được trong cuộc đời của Người.

Một canh… hai canh… lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chọp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được)

Hay những đêm rừng chiến khu, vì lo cho vận mệnh đất nước mà thao thức thâu đêm:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Qua trang thơ của Bác, chúng ta hiểu hơn về chất thi sĩ trong tâm hồn người chiến sĩ. Nay người đã yên giấc ngàn thu, vầng trăng ấy tìm về hoài niệm, vẫn ở bên người, tiếp tục đồng hành cùng người trong một thế giới siêu nhiên. Dù tin tưởng như thế, nhưng nhà thơ không khỏi xót xa và tiếc thương. Niềm đau sót thể hiện trong sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của nhà thơ.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Cặp quan hệ từ “vẫn biết”, “mà sao” chứa nghịch lý giữa trái tim và lí trí. Vẫn biết và tin rằng Bác còn mãi với non sông như trời xanh vĩnh hằng nhưng không thể là không đau xót. Sự ra đi của Bác là một tổn thương mà ai cũng đau nhói trong tim. Động từ “nhói” và dấu chấm cảm bộc lộ niềm tiếc thương đã trở thành một nỗi đau trước sự ra đi vĩnh viễn của Người.

Cuộc viếng thăm mau chóng đã đến lúc chia rời. Niềm mong nhớ và luyến lưu ngập tràn trong lời chào tạm biệt: Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

Câu thơ như một lời trào thành kính của người miền Nam với Bác. Cách nói mộc mạc, chân thật của người Nam Bộ in dấu trong thơ. Bởi vì chỉ một từ thưong là trọn vẹn bao nhiêu yêu, quí, kính trọng và biết ơn đến vô cùng. Trong tâm trạng ngập tràng niềm yêu kính, nhà thơ bày tỏ những nguyện ước chân thành.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Điệp ngữ “muốn làm” lặp lại ba lần như tha thiết bày tỏ khát khao muốn làm con chim dâng cho đời tiếng hót. Muốn làm đoá hoa để lặng lẽ toả hương. Hình ảnh cây tre được nhân hoá mang phẩm chất con người là hình ảnh những người con trung hiếu luôn trung thành với sự nghiệp Bác để lại cho non sông.

Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy nghĩ, liên tưởng và mở rộng khái quát thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Dù gặp bão táp mưa sa – gặp những thăng trầm trong cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước, vẫn “đứng thẳng hàng”, vẫn đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục.Niềm xúc động và tự hào về đất nước, về dân tộc, về những con người Nam Bộ kiên trung. Nó mở đầu, kết thúc bài thơ là một biểu tượng dân tộc Việt Nam luôn mãi bên Người.

Các hình ảnh trong thơ đơn giản tượng trưng cho những mong ước chân thành muốn được hóa thân thành mộ phần vĩnh hằng của đất nước. Ước nguyện thiêng liêng ấy ta đã một lần bắt gặp trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

  • Kết bài:

Với lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng cảm xúc tha thiết chân thành, hình ảnh thơ đẹp, giàu chất suy tưởng, giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào nhà thơ Viễn phương đã thể hiện thật chân thành và cảm động lòng yêu kính và biết ơn sâu nặng đối với Bác Hồ, đối với đất nước. Bài thơ kết thúc nhưng nỗi niềm luyến lưu hoài vọng cứ còn vang mãi trong tâm khảm của mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×