Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn sau: Suy nghĩ của em, lời khuyên của nhân dân trong câu ca dao sau: "Bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn sau :Suy nghĩ của em, lời khuyên của nhân dân trong câu ca dao sau:
               "Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

4 trả lời
Hỏi chi tiết
887
1
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:47:05
I. MB:
_ Giới thiệu về kho tàng ca dao tục ngữ từ xưa đến nay của ông cha ta.
_Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_Chuyển ý.
II.TB:
1.Giải thích:
_Bầu:cây trồng ở vườn nhà, leo bằng tua cuốn, phân nhánh, lá mềm rộng phủ lông mịn, hoa to trắng, quả dùng để nấu ăn, lúc non quả có hột nhỏ, vỏ mỏng, mềm, ngọt.
_Bí: loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, hoa màu vàng, quả dùng để nấu canh hoặc làm mứt.
*Nghĩa đen:
Bầu và bí tuy là hai loại cây khác nhau về màu sắc, hình dáng, nhưng đều ở trên một giàn, cùng chịu những tác động tốt lẫn xấu từ thiên nhiên,...lại cùng một họ, mối liên hệ giữa bầu và bí lại càng dc thắt chặt hơn.
*Nghĩa bóng:
Trong đời sống, không ai giống ai, mỗi ng có một hoàn cảnh, một xuất thân khác nhau, tiếng nói đôi khi cũng khác nhau, nhưng đừng vì vậy mà khinh miệt, chia rẽ, phân biệt đối xử với nhau. Chúng ta điều là con người, đều cùng một loài, chúng ta phải biết yêu thương, chia sẽ, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau, như vậy thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.
2. Bình:
_yêu thương là một điều ko thể thiếu trong cuộc sống.
_Yêu thương sẽ tạo ra một sức mạnh kì diệu giúp con ng` có thể vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
_Yêu thương, chia sẽ là những đức tính tốt đẹp, giúp hoàn thiện nhân cách của một con người.
_Phê phán những kẻ ko biết yêu thương mọi ng, luôn sống ích kỉ,...
Nêu những câu ca dao, tục ngữ tương tự:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng."
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
...
3. Phương hướng phấn đấu cho bản thân:
_Yêu thương, giúp đỡ mọi ng xung quanh.
_Sống vì mọi ng, ko tính toán, vụ lợi cho bản thân.
_Tự hoàn thiện bản thân trong cách sống hằng ngày.
**Nêu thêm đẫn chứng trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh câu ca dao trên.
III. Kết bài:
Khẳng định câu ca dao trên là đúng.
Nêu suy nghĩ của bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:47:22
I. Mở bài:
Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
"Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
"
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

III. Kết bài:
Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:47:40

Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

 

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

1
0
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 08:47:54
Vệt Nam ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú. Mỗi một câu đều có ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, chứa đựng những tình cảm yêu thương tha thiết. Trong đó, tình yêu thương đồng bào, nhân loại, tình cảm giữa người với người luôn được cha ông ta đặt lên hàng đầu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chúng ta ai cũng biết cây bầu và cây bí là hai loại cây khác nhau. Chúng cho hoa và trái hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng chung một họ, đều là những cây thân leo. Vì thế nhân dân ta hay trồng bầu và bí chung một giàn, chăm sóc bón phân, tưới nước cho chúng như nhau. Do cả hai cùng sống chung trong một điều kiện môi trường nên nếu khi gặp mưa gió hay nắng hạn thì cả hai cùng chung cảnh ngộ. Có lẽ vì vậy mà bầu và bí trở nên gắn bó thân thiết như hai anh em. Nhắc đến bầu người ta luôn nghĩ đến bí và ngược lại.

Những hình ảnh của bầu và bí thật gần gũi, thân thương và giản dị. Mượn hình ảnh sống động ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu về tình yêu thương con người, đồng loại.

Đầu tiên, dễ thấy nhất đó là anh em trong một gia đình. Dù tính cách, vẻ bề ngoài mỗi người có khác nhau nhưng tất cả cùng chung một cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên trong một mái nhà, sướng vui hay buồn khổ đều có nhau. Vì vậy, anh em phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cho nên, ông cha ta cũng có câu:

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tuy nhiên, nếu người ngoài là người hàng xóm, láng giếng của mình thì cũng là "chung một giàn". Những người hàng xóm với nhau, dù mỗi nhà mỗi cảnh nhưng lại sống chung trong một ngôi làng, cùng đi chung trên một con đường, thậm chí nhiều nhà còn dùng chung một giếng nước. Họ "tối lửa tắt đèn có nhau". Và lỡ như có kẻ bên ngoài nào xâm phạm hay gây mất trật tự, họ đoàn kết, bảo vệ nhau. Cho nên ông bà ta cũng thường khuyên bảo nhau rằng: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" để thấy sự cần thiết phải yêu thương nhau giữa những người hàng xóm, láng giềng.

Mở rộng ra cho cả tình thành, cả đất nước thì tất cả chúng ta cũng đều là những người cùng chung một cộng đồng dân tộc, cùng là người mang quốc tịch Việt Nam, cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nhiều máu lửa bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Vì vậy, càng phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau:

Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Như vậy, có thể nói rằng dù xét trong phạm vi nào, chúng ta cũng đều là những cá nhân gắn kết trong một tập thể. Chúng ta không thể tách rời khỏi tập thể, cộng đồng. Khi đã nhận thức được rằng mỗi cá nhân là một tế bào của gia đình, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, chúng ta sẽ biết sống đoàn kết, yêu thương, bao bọc nhau hơn vì "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết".

Cuộc sống thực tế của chúng ta cho thấy chính sự thương yêu, đoàn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Khi đất nước ta bị bọn ngoại lai xâm phạm, tất cả nhân dân ta cùng chung một nỗi đau mất nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà chúng ta mới chiến thắng được kẻ thù, đem ấm no, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Còn ngày nay, dù chiến tranh không còn, nhưng thiên tai, bão lũ xảy ra hàng năm cũng gây ra bao cảnh bi thương cho nhiều gia đình. Cùng với tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", cả nước cùng nhau hướng về một phía, cùng kêu gọi, quyên góp giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần cho những gia đình bị thiệt hại, mất mát. Đã có bao nhiêu những mạnh thường quân, những nhà hảo tâm đã cùng nhau đóng góp, chia sẻ với nỗi đau của đồng bào, của dân tộc. Và không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế, khi quốc gia nào bị thiên tai, nghèo đói, các nước khác đều cứu trợ thuốc men, lương thực, thực phẩm...để giúp họ vượt qua khó khăn.

Rõ ràng tình yêu thương nhân loại thời nào cũng cần, cũng quý. Câu ca dao là lời dạy sâu sắc, ấm áp tình người. Nó giúp ta từ bỏ những tị hiềm cá nhân mà sống yêu thương, gần gũi nhau hơn. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu mỗi người đều biết sống chia sẻ, yêu thương, đoàn kết cùng nhau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo