Câu rút gọn là gì
Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.
Ví dụ câu rút gọn– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
Tác dụng câu rút gọn
Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:
– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.
– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.
Cách dùng
Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:
– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ:
– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
– 7 điểm
Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Phân biệt giữa câu đặc biệt & câu rút gọn
Rất nhiều học sinh nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu này. Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.
– Câu đặc biệt:
+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.
+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp
– Câu rút gọn:
+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.
+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.
+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.
Ví dụ:
– Lại gió ! cơn gió rét buốt.
“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.
– Đi học không ?
Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”