Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu chủ trương và kế hoạch của ta trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972( 12 ngày đêm)?

Nêu chủ trường và kế hoạch của ta trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972( 12 ngày đêm)? 
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
448
0
0
Tran Huu Hai Hai
11/02/2020 11:06:14
Cho đến tháng 10-1972, cuộc tiến công chiến lược của quân, dân ta ở miền Nam đã diễn ra hơn nửa năm và giành được một số thắng lợi to lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Trên miền Bắc, kể từ tháng 4-1972, quân, dân ta đã đánh bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân và hải quân Mỹ; không ngừng tăng cường sức người, sức của vào tiền tuyến lớn, cùng quân, dân miền Nam phát triển cuộc tiến công chiến lược. Tại Paris, cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ kéo dài đã bốn năm. Ngày 8-10-1972, Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hai bên đã thỏa thuận hầu hết các nội dung trong văn kiện, ấn định ngày 20-10-1972 sẽ ký tắt tại Hà Nội và ngày 31-10-1972 sẽ ký chính thức tại Paris. Nhưng chính quyền Nixon cố tình dây dưa, muốn đợi qua cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời chuẩn bị bước phiêu lưu quân sự mới, nhằm giành lại thế mạnh cả về quân sự và ngoại giao, ép ta phải nhân nhượng theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.

Phân tích những âm mưu và hành động của đối phương, Bộ Chính trị nhận định, Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, có nhiều khả năng, chúng sẽ dùng máy bay B52 đánh ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng... Nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không - Không quân là tập trung mọi khả năng, nhắm trúng máy bay B52 mà tiêu diệt. Kế hoạch chuẩn bị đánh trả và phòng tránh máy bay B52 được quân và dân ta triển khai khẩn trương, tích cực, chủ động, kiên quyết; trong đó, lực lượng nòng cốt là quân chủng Phòng không - Không quân.

Thực tế là, không phải đến cuối năm 1972, mà ngay từ 7 năm trước đó - năm 1965, khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 trên chiến trường, trong một lần đến thăm bộ đội phòng không Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa, ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”(1).

Để chuẩn bị đánh B52, trước tiên là phải tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp. Nhằm thực hiện đầy đủ mục đích trên, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 5-1966, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 17-9-1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), tiểu đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B52, với phương châm là vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch.

Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”(2).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bill Gates
11/02/2020 11:07:39
Cho đến tháng 10-1972, cuộc tiến công chiến lược của quân, dân ta ở miền Nam đã diễn ra hơn nửa năm và giành được một số thắng lợi to lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường. Trên miền Bắc, kể từ tháng 4-1972, quân, dân ta đã đánh bại một bước quan trọng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân và hải quân Mỹ; không ngừng tăng cường sức người, sức của vào tiền tuyến lớn, cùng quân, dân miền Nam phát triển cuộc tiến công chiến lược. Tại Paris, cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ kéo dài đã bốn năm. Ngày 8-10-1972, Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hai bên đã thỏa thuận hầu hết các nội dung trong văn kiện, ấn định ngày 20-10-1972 sẽ ký tắt tại Hà Nội và ngày 31-10-1972 sẽ ký chính thức tại Paris. Nhưng chính quyền Nixon cố tình dây dưa, muốn đợi qua cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời chuẩn bị bước phiêu lưu quân sự mới, nhằm giành lại thế mạnh cả về quân sự và ngoại giao, ép ta phải nhân nhượng theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.

Phân tích những âm mưu và hành động của đối phương, Bộ Chính trị nhận định, Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, có nhiều khả năng, chúng sẽ dùng máy bay B52 đánh ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng... Nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không - Không quân là tập trung mọi khả năng, nhắm trúng máy bay B52 mà tiêu diệt. Kế hoạch chuẩn bị đánh trả và phòng tránh máy bay B52 được quân và dân ta triển khai khẩn trương, tích cực, chủ động, kiên quyết; trong đó, lực lượng nòng cốt là quân chủng Phòng không - Không quân.

Thực tế là, không phải đến cuối năm 1972, mà ngay từ 7 năm trước đó - năm 1965, khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 trên chiến trường, trong một lần đến thăm bộ đội phòng không Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa, ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”(1).

Để chuẩn bị đánh B52, trước tiên là phải tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp. Nhằm thực hiện đầy đủ mục đích trên, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 5-1966, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 17-9-1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), tiểu đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B52, với phương châm là vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch.

Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”(2).

0
0
Tran Huu Hai Hai
11/02/2020 11:07:49
F

Từ chỗ dám đánh, biết đánh rồi biết thắng, trong 12 ngày đêm chiến đấu chống cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã giành được một thắng lợi to lớn chưa từng thấy.

Với yêu cầu tập trung, bắn rơi tại chỗ nhiều B52, thì vấn đề cơ bản nhất là phải tách cho được B52 ra khỏi nền nhiễu và ra khỏi khối liên kết với các loại máy bay chiến thuật làm nhiệm vụ hộ tống, gây nhiễu trong đội hình chiến đấu để nâng cao hiệu quả tiêu diệt. Một công việc thật không dễ dàng chút nào nhưng đây lại là vấn đề sáng tạo nhất trong cách đánh của ta.

Việc đưa B52 ra khỏi nền nhiễu là một vấn đề rất khó khăn, nhưng cuối cùng, mọi biện pháp kỹ thuật hiện đại của đối phương đều bị các chiến sĩ phòng không phát hiện trên màn hiện sóng. Trong việc vạch nhiễu, tìm thù, đâu là máy bay B52, đâu là máy bay cường kích, tiêm kích, hay tiêm kích làm giả B52, đều được phơi trần trước cặp mắt tinh tường của bộ đội ra đa và bộ đội tên lửa.

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm cán bộ tiểu đoàn trinh sát nhiễu của Quân chủng Phòng không - Không quân lại phát hiện được một hiện tượng khá đặc biệt là trong số ra đa quân ta đang sử dụng, có một loại mà máy bay B52 không phát hiện được. Trên cơ sở đó, cuối năm 1971, tổ cán bộ nghiên cứu đã đề xuất một công trình cải tiến kỹ thuật: dùng loại ra đa không bị máy bay B52 gây nhiễu, ghép với đài điều khiển, phục vụ bộ đội tên lửa đánh B52. Bộ khí tài mới này mang ký hiệu là KX. Tháng 1-1972, bộ khí tài đưa ra ứng dụng, đã thu được kết quả tốt và được đánh giá là đủ khả năng chỉ ra chính xác mục tiêu, giúp đài điều khiển tên lửa phát hiện máy bay B52 để tiêu diệt.

Vì vậy, trong 12 ngày đêm, cùng với bộ khí tài KX, phối hợp với các lực lượng phòng không ba thứ quân, bộ đội tên lửa đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay B52. Đêm 22-12-1972, trung đoàn tên lửa 257 đã phóng 4 quả đạn, diệt 2 chiếc B52. Trong 7 ngày đêm (từ 18 đến 24-12-1972), với chỉ dẫn mục tiêu của bộ khí tài KX, tiểu đoàn 57, trung đoàn 261 cũng đã bắn rơi 4 máy bay B52.

Trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12-1972, để bảo đảm an toàn cho B52 vào đánh phá, các nhà quân sự Mỹ đã sử dụng một lực lượng hùng hậu, gồm các loại máy bay tiêm kích, bay phía trước, phía sau, bay hai bên sườn, làm nhiệm vụ hộ tống (chặn đánh gần); các máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ thả nhiễu và chặn đánh xa; máy bay chế áp hệ thống phòng không ở mặt đất; máy bay tạo giả B52; các máy bay tác chiến điện tử phát nhiễu, tạo một vùng nhiễu rộng, ngụy trang cho lực lượng máy bay vào đánh phá.

Thực chất của cách tổ chức đội hình này là sự liên kết chặt chẽ chức năng và phát huy tối đa tính ưu việt của từng loại máy bay, với những trang bị kỹ thuật hiện đại, tạo thành một cơ cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho B52 trong quá trình làm nhiệm vụ rải thảm bom hủy diệt mục tiêu. Như vậy, sức mạnh của B52 chỉ có thể phát huy tác dụng khi duy trì được khối liên kết chặt chẽ giữa B52 với các loại máy bay khác trong đội hình chiến dấn. Nếu sự liên kết đó bị phá vỡ, B52 khó lọt qua được lưới lửa phòng không của ta (đặc biệt là tên lửa và máy bay MIG). Đây là điểm yếu chí mạng của phương pháp liên kết chức năng và cũng là mắt xích quan trọng nhất.

Quân đội ta xác định, muốn giành được thắng lợi cho chiến dịch, vấn đề đặt ra là phải chuyển hóa lực lượng, tập trung mọi nỗ lực, vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt, liên tục phá hỏng sự liên kết giữa các thành tố trong đội hình bay của địch, làm bộc lộ lực lượng, tách B52 ra để tiêu diệt. Cùng với việc tổ chức lực lượng đánh trả, phá hỏng sự liên kết của đối phương từ xa, bộ đội tên lửa thực hiện đánh tập trung, đánh hiệp đồng liên tiếp trên đường bay của chúng, làm rối loạn đội hình, tạo điều kiện thuận lợi để bắn trúng B52.

Để giữ vững và phát huy sức mạnh đánh địch trong quá trình chiến dịch, việc giữ gìn lực lượng ta cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì sức mạnh của ta cũng dựa trên cơ sở xây dựng thế trận và sự liên kết chức năng của các lực lượng, các binh chủng. Lực lượng nào bị sứt mẻ cũng đều ảnh hưởng đến sức mạnh của cả chiến dịch. Vì vậy, ngay sau khi các sân bay của ta bị đánh hỏng, quân, dân ta đã kịp thời khôi phục lại, tạo điều kiện để không quân xuất kích chiến đấu cùng với các lực lượng khác. Đặc biệt, việc huy động sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân đối phó với những thủ đoạn nham hiểm của địch tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng đã góp sức cho thắng lợi của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm này.

Sau những đêm đầu bị giáng trả quyết liệt, nhiều B52 bị bắn rơi, địch phát hiện ra đối thủ nguy hiểm nhất chính là tên lửa và tìm mọi cách tập trung đánh phá. Để tiêu diệt lực lượng nòng cốt của cuộc tập kích, ta cũng chủ trương chỉ tập trung tên lửa đánh B52. Do đó, việc bảo vệ an toàn cho tên lửa là rất bức thiết. Một số đơn vị pháo cao xạ, từ Thanh Hóa, Nam Định được điều về bảo vệ tên lửa ở Hà Nội. Mặt khác, ta cũng tập trung không quân, pháo cao xạ tiêu diệt máy bay cường kích để bảo vệ tên lửa. Nhờ cách tổ chức lực lượng, bố trí thế trận hợp lý, khoa học, ta đã duy trì được sức mạnh đánh địch liên tục, rộng khắp trên những địa bàn trọng điểm và đã giành được chiến thắng lớn, đặc biệt là trong các đêm 20 và 26-12-1972.

Chiến thắng của quân và dân ta đối với cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12-1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời này đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, hao người tốn của của một đạo quân viễn chinh. Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. “Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo