Dịch viêm phổi cấp do virus nCoV đang diễn ra ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.Trình bày suy nghĩ của em về hậu quả cũng như cách phòng chống dịch bệnh này.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
nCoV không đủ nhẹ để bay lơ lửng trong không khí, cách lây của nó chỉ có thể qua giọt bắn từ người bệnh, tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, nói.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng và Phó Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, giải đáp các câu hỏi của độc giả về dịch viêm hô hấp cấp do virus corona mới.
- Bác sĩ có thể chia sẻ kinh nghiệm điều trị hai ca bệnh ở Chợ Rẫy, cùng với khuyến cáo chung cho người dân trước tình hình dịch. (Trần Minh Nguyệt, 42 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Chào bạn! Như chúng ta biết, hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống về diệt virus và thuốc đặc trị virus. Khuyến cáo chung của các nhà khoa học là điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, điều trị khác nhau ở mỗi nơi dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.
Hai trường hợp ở Bệnh viện Chợ Rẫy, một người trẻ tuổi không bệnh và người bố trên 60 tuổi có rất nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật.
Với người con, chúng tôi đánh giá toàn bộ tình trạng bệnh nhân. Chúng tôi chỉ sử dụng một loại thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó là một số biện pháp triệt để như mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên, 12 luồng không khí tự nhiên mỗi giờ, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời, giảm đời sống virus. Thứ hai, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng bằng dung dịch sát khuẩn. Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt. Trong các khuyến cáo của WHO cũng chưa từng áp dụng. Chỉ sau 4 ngày điều trị, người con đã chuyển biến tốt. Xét nghiệm sau đó chỉ là bước khẳng định âm tính với virus.
Trong khi đó, người cha nhiều bệnh, phải xét nghiệm mỗi ngày để phán đoán chuyện gì có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh lượng thuốc. Một người vừa suy giảm miễn dịch, vừa nhiều bệnh, chỉ cần thay đổi nhẹ cũng ảnh hưởng lớn. Quan trọng nhất là phải theo dõi, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa. Làm sao để giữ sức cho bệnh nhân, cơ thể ổn định, chống lại sự tàn phá của virus.
Với khuyến cáo chung cho người dân, các phương tiện truyền thông đại chúng đã công bố một số phương pháp phòng ngừa như khẩu trang, rửa tay thường xuyên... rất rõ ràng. Mong mọi người tuân thủ các phương pháp để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc trực tiếp với virus.
Thông tin của Bộ Y tế và các ban ngành liên quan đã đưa tin hàng ngày. Người dân nên theo dõi chặt chẽ để nắm bắt sự biến đổi, nhất là với loại virus lạ mà các nhà khoa học chưa có hiểu biết cặn kẽ. Do đó cần theo dõi thông tin liên tục.
Hiện tại, các thông tin tại Việt Nam cũng rất minh bạch, cập nhật nhanh. Bất cứ ca mới nào xuất hiện cũng đã có thông tin cho người dân. Tình hình của từng bệnh nhân cập nhật hàng ngày. Tôi nghĩ đây là thông tin minh bạch không kém các nước phát triển. Do đó, chúng ta không nên tìm đến thông tin không chính thống dẫn đến sai lầm, thất thiệt.
- Phó Giáo sư Phan Trọng Lân:
Đối với TP HCM hiện nay hệ thống giám sát kiểm soát của thành phố tốt, các trường hợp xâm nhập đã được phát hiện kịp thời, xử lý triệt để. Do đó, đối với các cháu chưa đi về từ vùng có dịch có thể đến trường. Bố mẹ nên theo dõi các hướng dẫn của ban chỉ đạo quốc gia thành phố để có các ứng xử kịp thời.
Đối với các bé khi đến trường, các thầy cô giáo phải đảm bảo xử lý môi trường bề mặt bằng các dung dịch sát khuẩn cũng như khuyến cáo mạnh mẽ. Những em đi về từ vùng dịch hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhiễm nCoV phải được cách ly ở nhà.
- Tôi đã đến công tác tại Thượng Hải, Giang Tô từ tháng 9/2019. Gần đây nhất trên chuyến xe đi Nha Trang tôi đi cùng nhiều khách du lịch Trung Quốc, chuyến đi vào ngày 19/1. Tôi không mang khẩu trang khi đi xe và khoảng cách tiếp xúc với các hành khách Trung Quốc trong phạm vi 2 mét. Hiện tôi thấy lo lắng, rất mong nhận được lời khuyên củabác sĩ. (Thiện, 34 tuổi, TP HCM)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Cách lây lan của virus là qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc khi giọt bắn chạm vào vật dụng mà chúng ta chạm phải, khiến virus đi vào đường hầu họng, hô hấp. Bạn lo lắng là đúng nhưng không nên hoảng sợ.
Chúng tôi lấy ví dụ 3 trường hợp mà bệnh viện tiếp nhận: người vợ tiếp xúc với ông chồng trước người con nhưng không phát bệnh. Điều này chứng minh điều gì? Dù khoa học chưa chứng minh yếu tố thuận lợi để nhiễm bệnh, nhưng không phải ai tiếp xúc với người bệnh cũng mắc bệnh. Tôi không nói bạn cứ yên tâm, nhưng vấn đề là trong số những người tiếp xúc có người mắc bệnh và có người không. Với người mắc bệnh, trong vòng 14 ngày, bạn có thể sẽ phát bệnh nếu thực sự nhiễm virus.
Trong vòng 14 ngày này, bạn cần tự theo dõi. Một là xem xem mình có sốt không, ho sổ mũi, đau người hoặc bất cứ bất thường nào, đặc biệt là triệu chứng sốt. Khi khởi phát sốt, có thể là kéo dài, có thể là thành cơn, kèm theo ho, khạc đàm, đau họng, cần phải tới ngay cơ sở y tế để khám bệnh và được theo dõi.
Trong thời gian này, bạn đang lo lắng và nghi ngờ có thể nhiễm bệnh. Do đó, cần tránh đến nơi đông người, để giảm rủi ro phát tán, đặc biệt lưu ý khi tiếp xúc thành viên gia đình. Bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế nhiễm bệnh và tránh làm văng giọt bắn, chất thải qua đường hô hấp có thể đem theo lượng virus lớn ra bên ngoài.
- Xin hỏi bác sĩ virus có lan truyền trong không khí hay không? Làm thế nào để phòng ngừa? (Khánh Anh, 28 tuổi, Quận 8)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Như tôi đã nói có hai con đường lây lan của loại nCoV này. Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn, con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng.
Câu của bạn hỏi liên quan vấn đề virus này có lan truyền trong không khí không, tôi xin trả lời cho bạn rõ, trong y tế chúng tôi phân hai loại: là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ, nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, nó có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.
Với câu hỏi của bạn, tôi hiểu là bạn đang hỏi ở loại thứ hai: Liệu nó có thể bay trong không khí không? Tôi xin khẳng định là không có chuyện đó. Virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được, vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.
- Tôi xin phép được hỏi Phó giáo sư Phan Trọng Lân: hiện nay trường học của các con tôi yêu cầu 100% các học sinh đeo khẩu trang trong suốt thời gian học ở trường để tránh lây nhiễm nCov, như vậy có cần thiết không ạ, vì sao? Cảm ơn ông! (Nguyễn Dung, 34 tuổi, Hà Nội)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Để phân loại chính xác, trong y tế có ba loại khẩu trang: nhân viên y tế thông thường, khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang phòng chống dịch bệnh như nCoV đợt này.
Trong ba loại, chỉ có khẩu trang N95 ngăn ngừa 95% virus vào hầu họng, vì thiết kế khẩu trang này có kích thước lỗ đủ nhỏ để ngăn ngừa virus. Còn hai loại kia không có khả năng phòng chống khi chúng ta tiếp xúc nguồn lây bệnh.
Tuy nhiên các loại khẩu trang khác cũng có tác dụng phòng ngừa. Bởi vì trong các dịch như thế này, trong quá trình chưa phát bệnh, virus có thể vào hầu họng và khi mình ho, hắt hơi sổ mũi, thậm chí nói lớn... giọt bắn có thể mang theo virus ra ngoài. Việc mang khẩu trang giúp ngăn sự phát tán của virus ra ngoài. Cộng hưởng với việc, người chưa bị bệnh cũng đeo khẩu trang thì có thể ngăn cản một phần. Do đó cùng lúc, mình mang khẩu trang cho cả người bệnh lẫn không bệnh, có thể có hiệu quả ngăn ngừa. Vì vậy các bạn vẫn nên sử dụng khẩu trang, kể cả các loại thông thường.
- Bác sĩ cho hỏi: nguy cơ lây nhiễm khi ngồi cùng hàng ghế với hành khách nghi vấn đến từ Trung Quốc trên cùng chuyến bay có cao không? Vào ngày 29/1, tôi có bay chuyến HN-SG được xếp chỗ ngồi cạnh một du khách nói tiếng Trung. Tôi có mang khẩu trang và sử dụng dung dịch nước rửa tay diệt khuẩn trên chuyến bay. Hiện tại cơ thể bình thường không có dấu hiệu sốt, chảy mũi hay viêm họng tuy nhiên do thời gian ủ bệnh có thể lên tới 14 ngày trước khi khởi phát nên rất lo lắng. Bác sĩ có thể tư vấn những bước tiếp theo nên làm (có cần phải đi khám và làm xét nghiệm không, nếu có nên đến đâu). Xin cảm ơn. (Anh Do)
- Phó giáo sư Phan Trọng Lân:
Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus mới này lây nhiễm cao khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như sốt, ho. Nếu chưa ở giai đoạn khởi phát, nguy cơ thấp. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề là người chưa có biểu hiện lâm sàng cũng có thể lây nhiễm. Do đó, tốt nhất theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ 29/1, tránh tiếp xúc với những người thân khi không cần thiết, nếu cần phải đeo khẩu trang và cách 2 m. Khi có biểu hiện sốt ho, cần đến cơ sở y tế.
- Thưa Phó giáo sư Phan Trọng Lân và Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, tôi xin được hỏi có thông tin cho rằng: nCoV không phát triển và sống được ở môi trường nhiệt độ trên 20 độ C có đúng hay không? Xin được giải thích rõ? (Lê Hoài Sơn, 46 tuổi, 06 Trần Nhật Duật, huyện CưMgar , tỉnh Đắk Lắk)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Đặc tính rõ nét của nCoV cho đến nay chưa có thông tin chính thức là ở nhiệt độ nào thì nó bị tiêu diệt. Đây là một chủng trong dòng họ coronavirus, do đó có đặc tính chung của dòng này. Đó là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C, chung cho cả dòng coronavirus.
Nhiệt độ ở Việt Nam, cụ thể TP HCM trên 28 độ C là một sự hạn chế với virus này. Điều này cũng đồng nghĩa với "thiên thời", giúp ngăn dịch bùng phát mạnh hơn. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt bắn của người bệnh, nếu nhiệt độ thấp, thì sức sống của nó rất lâu đến vài giờ. Trong môi trường vừa có nắng, vừa nhiệt độ cao, thì chỉ trong 3-5 phút nó có thể bị tiêu diệt, giúp khả năng lây nhiễm giảm đi nhiều.
- Coronavirus chủng nCoV là gì, nguồn gốc của nCoV? Cơ chế của nCoV lây nhiễm thế nào? (Chu Minh Đức, 24 tuổi, Đông Anh, Hà Nội)
- Phó giáo sư Phan Trọng Lân:
Virus corona là tên gọi chung cho một chủng virus gây bệnh trên cả động vật và con người, với tên gọi đặc biệt corona-vương miện (trong tiếng Latinh) được dựa trên hình thái giống vương miện của virus này dưới kính hiển vi. Trước khi 2019-nCoV xuất hiện, corona virus gây bệnh trên người 6 loại, trong đó nổi bật nhất là SARS-CoV năm 2003 và MERS-CoV năm 2012, 2015 gây ra các vụ dịch lớn trên thế giới. Bốn chủng virus corona khác gây bệnh cảnh nhẹ với các triệu chứng nhẹ tương tự cảm cúm.
2019-nCoV có bộ gene tương đồng 89% với SARS-CoV và tương đồng 96% với loài corona virus trên dơi. Điều này gợi ý virus có thể có nguồn gốc từ dơi và có cơ chế gây bệnh giống SARS, nhưng không phải SARS. Thực tế cho thấy bệnh cảnh gây ra bởi nCoV nhẹ hơn nhiều so với SARS-CoV.
Bằng chứng hiện nay cho thấy 2019-nCoV lây truyền chính người sang người qua các giọt bắn đường hấp (droplets) hoặc qua các tiếp xúc gần, tương tự như bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với người có triệu chứng hô hấp (hắt hơi, ho...) đều có nguy cơ tiếp xúc với các giọt hô hấp bị lây nhiễm. Những người tiếp xúc gần có thể là người trong gia đình, đồng nghiệp, người đi cùng tàu xe, đặc biệt là nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và người chăm bệnh. Sự lây nhiễm qua nhân viên y tế đã được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc (với 16 trường hợp đã báo cáo); và cho đến nay dịch trong cơ sở y tế chưa được ghi nhận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số lây truyền của nCoV là 1,4-2,5, nghĩa là một bệnh nhân có thể lây nhiễm 1,4 đến 2,5 người khác thông qua giọt bắn hoặc tiếp xúc gần.
Ngoài ra, virus cũng có thể bị lây từ việc gián tiếp khi ai đó chạm tay vào một vật như mặt bàn ghế, giường bệnh, vật dụng mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về khả năng tồn tại ở môi trường của 2019-nCoV. Về mặt lý thuyết thì virus corona, ví dụ như SARS-CoV, có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh. SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Virus có thể tồn tại với độ lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày; chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (UV) và các hóa chất khử trùng y tế ở nồng độ thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút.
- Thưa tiến sĩ Hùng, những người mới nghi ngờ nhiễm virus corona đưa vào phòng cách ly thì khả năng chưa nhiễm có thể bị lây từ người đã bị nhiễm. Tôi đang băn khoăn việc này. Cám ơn tiến sĩ. (Loc Vo, 35 tuổi, Q3, TP HCM)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Quy trình của chúng tôi trong một bệnh viện là khi bệnh nhân tới sẽ được nhân viên y tế tiếp nhận và thăm khám từ đầu. Nếu có yếu tố nghi ngờ nhiễm bệnh, ngay lập tức sẽ được đưa vào khu vực sàng lọc. Tại đây, chúng tôi tiến hành phân loại nhanh người nào thực sự có nguy cơ nhiễm bệnh. Sau đó, bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm bệnh sẽ được giải phóng ngay. Còn bệnh nhân nào nghi ngờ thì đưa vào chuyên khoa. Tại các khoa, có các phòng khác nhau, đầu tiên là phòng cho bệnh nhân nghi ngờ.
Đừng quá lo lắng nếu bạn vào phòng cách ly ở cùng người bệnh. Nhân viên y tế của tôi rất hiểu và có cách phòng tránh. Đó là đeo khẩu trang đặc biệt để phòng chống lây lan cho người khác, cung cấp dịch rửa tay liên tục, các bạn sẽ ở cách xa nhau trong khoảng cách cho phép. Với nCoV thì tối thiểu là trên hai mét. Ngoài ra các biện pháp phòng ngừa cá nhân cũng được áp dụng triệt để.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ đưa vào cách ly tuyệt đối. Còn những người còn lại, kết quả âm tính, sẽ được đưa ra khỏi phòng cách ly ngay, dĩ nhiên là các bước khử khuẩn sẽ được áp dụng. Song song, nhân viên y tế cũng sẽ khử trùng phòng liên tục bằng các phương pháp chuyên môn.
Do đó, xin khẳng định việc bị lây nhiễm nếu ở chung phòng với người bệnh, ở trong bệnh viện, là rất khó xảy ra.
- Thưa ông, chủng nCoV giống và khác với virus MERS hoặc SARS như thế nào? (Ngọc Nga, Hà Nội) (Nguyễn Kim Dung, 30 tuổi, Hà Nội
- Phó giáo sư Phan Trọng Lân:
Bước đầu cho chúng ta thấy nCoV có cơ chế xâm nhập tế bào tương tự virus SARS.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự lây truyền bệnh trong khi nCoV hiện nay cho thấy một người có thể lây cho 2 người (2,2) khác thì ở SARS lây truyền từ một người có thể cho gần 3 người (2,7).
Ngoài ra tỷ lệ tử vong cũng có sự khác biệt giữa nCoV và SARS lần lượt là 2,2% so với 10% - chênh lệch gần 5 lần. Nhóm đối tượng nguy cơ tử vong của nCoV là người già và bệnh mạn tính, còn trên SARS là tăng lên dần theo độ tuổi.
Thời gian ủ bệnh cũng là một yếu tố rất được quan tâm và cũng có sự khác biệt rõ ràng. SARS ủ bệnh 5 ngày (dao động 2-10 ngày) còn nCoV 6,1 ngày (dao động 3,8-9,7 ngày).
Điều quan trọng với các bằng chứng bước đầu cho thấy nCoV nhiễm không triệu chứng, có thể lây truyền ngay cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng, trong khi SARS có rất ít trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng. Gene của nCoV cũng được phát hiện ở hệ thống giám hội chứng cúm ILI.
- Dạ cho con hỏi là độ tuổi nào bị chịu tác động của virus corona nhiều nhất. Con xin cảm ơn ạ. (Tranhong an, 30 tuổi, Quận 12)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Từ 15-60 tuổi là nhóm bệnh nhân thường bị mắc bệnh nhất, theo báo cáo trên hơn 400 bệnh nhân ở Vũ Hán. Đây là điều dễ hiểu vì đây là nhóm tuổi lao động, thường xuyên giao lưu tiếp xúc bên ngoài.
Gần đây có một số báo cáo về các ca nhiễm bệnh là em bé nhỏ. Đây là do tăng cường lây lan giữa người sang người. Những người đi làm việc về nhà không tuân thủ biện pháp phòng ngừa cá nhân có thể lân lan cho các em nhỏ.
Lứa tuổi nào có nguy cơ biến chứng nhất? Đương nhiên là trẻ em và người già, nhất là những người có bệnh mạn tính. Vì trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, dễ bị bùng phát mạnh hơn. Người lớn tuổi sức đề kháng lại yếu, khả năng biến chứng mạnh hơn.
Tóm lại, lứa tuổi dễ mắc là nhóm lao động. Nhưng lứa tuổi dễ bị biến chứng là trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là người có các bệnh mạn tính kèm theo.
- Nguy cơ lây nhiễm virus corona của việc sử dụng bát đĩa đũa khi ăn ở hàng quán có thể xảy ra không? Và nếu có thể thì cách phòng tránh như thế nào? (Hien Minh, 32 tuổi, hanoi, Hoang Mai)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Chưa có báo cáo hay bằng chứng cụ thể về virus lây lan qua dụng cụ ăn uống thông thường. Nhưng tôi xin trả lời theo suy luận logic. Khi người bệnh ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng, dụng cụ, bao gồm tô chén đĩa muỗng... Nếu như bạn tiếp xúc phải, rồi chạm lên miệng, mũi... thì khả năng lây nhiễm là có.
Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là việc tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Vật dụng nào các bạn nghi ngờ thì không nên tiếp xúc. Còn lại, vật dụng nấu chín ở nhiệt độ 80-100 độ C trong 5 phút thì có thể diệt được virus.
- Nếu tôi bị nhiễm virus corona thì lấy cách chữa bệnh viêm phổi để chữa được không? Cảm ơn! (Đặng Thị Hoa, 36 tuổi, Huyện Hóc Môn)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Đây là câu hỏi thú vị nhưng khó trả lời. Vì bản thân viêm phổi với y tế chúng tôi có nhiều tác nhân. Thường gặp nhất là do vi trùng, kế đến là do virus và vi nấm. Tất cả tác nhân này đều làm tổn thương niêm mạc phổi, nếu không chữa kịp thời, cơ thể yếu, không có đề kháng, thì nó sẽ tàn phá phổi khiến không thể đảm bảo chức năng hô hấp. Con người ta chết là vì vậy.
Do đó, việc chữa bằng viêm phổi chung chung thì không biết là viêm phổi nào, cần phải nói rõ. Nếu do vi khuẩn thì dùng kháng sinh. Nếu do vi nấm thì dùng kháng nấm. Cỏn nếu do virus thì rất đáng tiếc là phần lớn không có thuốc điều trị. Do đó nếu dùng phương pháp điều trị viêm phổi do vi khuẩn thì kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì với virus. Nếu dùng thuốc kháng nấm cũng không có tác dụng gì cả. Do vậy, việc tự điều trị tại nhà là hoàn toàn không nên. Cần thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân và điều trị.
Xin thông báo thêm cho độc giả, theo thông tin của bài nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học Trung Quốc đăng ngày 30/1, chỉ có 27% người bệnh tới bệnh viện trong vòng 2 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Còn lại, đến ngày thứ 5, thậm chí sau một tuần, họ mới tới bệnh viện. Điều này khiến tỷ lệ tử vong cao. Do đó, tốt nhất, các bạn nên đến cơ sở y tế để họ có đủ chuyên môn xét nghiệm và phân loại.
- Tôi vừa đọc thông tin chó mèo vật nuôi cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh. Có nghĩa là chó mèo vật nuôi tiếp xúc với người bệnh sau đó chó mèo vật nuôi mang virus ấy truyền cho người. Vậy cho hỏi thông tin đó có chính xác không ah? Xin cám ơn! (halynh1987, 32 tuổi, Q3. Tp HCM)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Chó mèo động vật trong môi trường hoang dã mới thường có virus. Tất nhiên vẫn có một tỷ lệ nào đó khiến vật nuôi của chúng ta tiếp xúc với môi trường hoang dã, ví dụ nhà chúng ta sống ở miền núi. Còn nếu ở thành phố thì khả năng lây rất thấp.
Tuy nhiên khi bùng phát dịch như ở Vũ Hán, thì chuyện vật nuôi nhiễm rất có thể và đây cũng có thể là nguồn tiếp tục lây lan. Các nhà y tế dự phòng sẽ điều tra để xác định nguồn lây, nếu nghi ngờ thì lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, từ đó biết có hay không.
Tựu chung lại, tùy thuộc môi trường, địa điểm và hoàn cảnh sống có đang nằm trong vùng dịch hay không. Còn nếu đang trong một thành phố thông thường như TP HCM thì khả năng lây nhiễm vô cùng khó.
- nCoV có sống trong không khí? Tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ tử vong do nCoV. So sánh với các dịch bệnh truyền nhiễm khác. (Nguyễn Thảo Ly, 27 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)
- Phó giáo sư Phan Trọng Lân:
Với lý thuyết chung về virus corona, ví dụ SARS-CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh. SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Virus có thể tồn tại với độ lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày; chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (UV) và các hóa chất khử trùng y tế ở nồng độ thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút. Tuy nhiên, còn nhiều đặc điểm về sự bền vững của virus mới corona chưa được chứng minh trong thực nghiệm.
nCoV gây bệnh trên người với các triệu chứng từ nhẹ như cảm cúm thông thường đến bệnh nặng viêm phổi, suy hô hấp và tử vong. Các dữ liệu giám sát hiện nay cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nặng là 16% và tỷ lệ tử vong là 2,2% - nghĩa là 100 người bệnh có 16 người bệnh nặng và hơn 2 trường hợp tử vong. Những trường hợp tử vong hiện nay do 2019-nCoV tập trung chính trên nhóm đối tượng người già, người có bệnh lý nền mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi, ung thư.
Tỷ lệ tử vong do nCoV cao hơn các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường như cúm mùa (0,15-0,25%). Hiện nay, số ca tử vong liên quan nCoV nhiều một phần do số ca mắc gia tăng rất nhanh. Thực tế khi so sánh với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan nCoV thấp hơn rất nhiều với bệnh do coronavirus khác, thấp hơn gần 5 lần so với dịch SARS-CoV-2003 (10%), 17 lần so với dịch MERS-CoV (34,4%) và thấp hơn 30 lần so với cúm gia cầm A/H5N1 (60%) hay 20-35 lần so với Ebola (40-70%).
- Thưa tiến sĩ Lê Quốc Hùng, chủng virus mới này gây viêm phổi như thế nào và nguy hiểm ra sao? Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những đối tượng có tiền sử bệnh phổi cần phải lưu ý điều gì để phòng tránh tốt nhất, nếu mắc phải họ sẽ được điều trị như thế nào? (Phu Nguyen, 30 tuổi, Bến Cát Bình Dương)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Cũng như những câu hỏi trước, nCoV này thuộc dòng họ coronavirus. Trong họ này, hai vụ dịch trước đây là SARS và MERS đều gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trên bệnh nhân trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mạn tính sẵn. Sự tàn phá của nó bởi nói chung có độc lực khá cao. Số lượng người tăng nhanh, cũng như số người tử vong.
Theo báo cáo gần đây, mức độ độc của nCoV cho đến nay chưa vượt quá độc lực của SARS và MERS-CoV. Đây cũng là một điểm mà chúng ta tạm yên tâm. Tuy nhiên, sự thay đổi của nCoV cũng biến thiên nhanh. Lúc ban đầu, chúng ta thấy WHO đánh giá mức độ nặng của nCoV cho rằng đây chỉ là cảnh báo ở khu vực, sau đó là cảnh báo quốc gia. Chỉ sau một thời gian ngắn, đã chuyển sang cảnh báo toàn cầu. Đến giờ, sự hiểu biết đầy đủ chính xác rõ nét về virus này thì cũng chưa chắc 100%.
Tỷ lệ nhiễm bệnh, lây bệnh là 2,2, tức một người lây cho 2,2 người trong giai đoạn đầu (tháng 12 và đầu tháng 1). Cứ mỗi 7 ngày thì tăng gấp đôi số người bị dịch. Đó là giai đoạn đầu. Nhưng tôi thấy hiện nay không còn chính xác. Theo tôi quan sát, số lượng bệnh tăng gấp nhiều lần mỗi ngày chứ không chỉ mỗi tuần. Chính vì vậy, chúng ta phải rất cảnh giác trong vấn đề virus có thể biến đổi chủng trong khi dịch đang diễn ra.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Tình trạng bệnh nhân hiện như thế nào?
Hai bệnh nhân tại Chợ Rẫy đã hoàn toàn khỏe mạnh. Hai bố con người Trung Quốc âm tính với virus, người bố xét nghiệm âm tính với nCoV hôm 30/1 và cần tiếp tục xét nghiệm lần nữa.
Dấu hiệu ban đầu khi phát hiện bệnh?
Bạn nên nhớ ba triệu chứng quan trọng nhất là sốt, ho và cảm thấy nặng ngực, khó thở.
Khi bệnh, có những dấu hiệu nguy hiểm nào?
Khi bạn có triệu chứng trên thì đã nguy hiểm và cần cách ly điều trị.
Khả năng điều trị là bao nhiêu?
Hiện nay, mỗi nơi sẽ có một mức độ khác nhau. Ví dụ ở Chợ Rẫy tiếp nhận hai ca thì điều trị hết hai ca. Nhưng ở Trung Quốc lượng tử vong lại khá lớn, tỷ lệ chung là không vượt quá 3%. Tuy nhiên sự biến đổi chủng có thể tăng lên rất nhanh, tỷ lệ này có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Còn tùy vào việc người dân hiểu biết thế nào, tới bệnh viện sớm hay muộn. Nếu bạn tự điều trị tại nhà và đến bệnh viện quá trễ thì tỷ lệ tử vong cao.
Khi bị nhiễm bệnh thì có thể kéo dài tới bao lâu?
Từ 7-10 ngày, theo kinh nghiệm điều trị của chúng tôi và các bác sĩ ở Trung Quốc.
- Làm thế nào để phân biệt cúm corona với các bệnh hô hấp khác như hen suyễn, viêm họng...? (Trang Hai Dang, 30 tuổi, 588 tỉnh lộ 10 phường bình trị đông quận Bình Tân)
- Tiến sĩ Lê Quốc Hùng:
Câu hỏi này thuộc vấn đề chuyên môn, tuy nhiên bạn có thể phân biệt đơn giản. Là hen suyễn có thể khó thở nhưng không sốt, còn viêm phổi do nCoV thì có sốt trước rồi sau đó có các triệu chứng khác.
- Ông đánh giá như thế nào về thành công của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị ca nCoV đầu tiên? Tại sao sau thành công này, các chuyên gia ở Pasteur và Chợ Rẫy đã chia sẻ ngay trên tạp chí The New England Journal of Medicine? (Giang Thúy Anh, 40 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
- Phó giáo sư Phan Trọng Lân:
Trước đây, khi đa số ca bệnh có liên quan đến chợ hải sản ở Vũ Hán, nCoV được cho rằng chỉ lây truyền từ động vật sang người, và có rất ít bằng chứng về việc lây từ người sang người. Nay, công bố này của Viện Pasteur TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy trên tạp chí The New England Journal of Medicine đã chứng minh cho việc lây lan người qua người đầu tiên ngoài Trung Quốc. Công bố này đã góp thêm vào bức tranh dịch tễ học về nCoV trên thế giới.
- Ông bố Trung Quốc bay từ Vũ Hán vào Hà Nội, từ Hà Nội vào Nha Trang sau đó mới sốt, từ Nha Trang vào TP HCM, Long An. Nguy cơ lây nhiễm như thế nào cho từng giai đoạn? Giai đoạn ủ bệnh bao lâu, có nguy cơ lây nhiễm không trong giai đoạn này? Trường hợp nào cần cách ly? Người tiếp xúc với người bệnh, nghi bệnh nhưng không có triệu chứng bệnh, có cần cách ly không? (Nguyễn Thị Thương, 24 tuổi, Thanh Hóa)
- Phó giáo sư Phan Trọng Lân:
Bất cứ lúc nào bệnh nhân còn mang virus gây bệnh thì có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao nhất khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng, có dịch xuất tiết.
Trong trường hợp này, những người tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân đều đã được lập danh sách, theo dõi hàng ngày. Đến nay, những người tiếp xúc vẫn còn đang trong thời gian theo dõi và trong tình trạng khỏe mạnh.
Sắp tới, Viện Pasteur TPHCM phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy lấy mẫu xét nghiệm tất cả nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân để theo dõi và nghiên cứu xác định tình trạng lây nhiễm trong nhân viên y tế nếu có.
- Cần bao lâu thời gian để có kết quả xét nghiệm nCoV, có nên xét nghiệm tất cả người nghi nhiễm không? (Nguyễn Mai Anh, 30 tuổi, Lạng Sơn)
- PGS Phan Trọng Lân:
Coronavirus hay nCoV virus được phát hiện năm 1960, đây là một họ virus lớn có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh thông thường. Hầu hết mọi người đều bị nhiễm corona virus tại một thời điểm trong cuộc đời của họ, nhưng các triệu chứng thường nhẹ đến trung bình. Trong một số trường hợp, virus có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm phổi và viêm phế quản.
Những loại virus này phổ biến giữa các loài động vật trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số ít trong số chúng được biết là ảnh hưởng đến con người. Hiếm khi, coronavirus có thể tiến hóa và lây lan từ động vật sang người. Tuy vậy trước đây, nhân loại cũng từng đối diện hai lần vào đại dịch MERS –CoV hay còn gọi là hội chứng hô hấp Trung Đông xảy ra vào năm …… tại Trung Đông và hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS - CoV xảy ra vào năm….. tại Trung quốc. Cả hai đều được biết là gây ra các triệu chứng và tỷ lệ tử vong nghiêm trọng hơn so với dịch viêm phổi do virus Corona xảy ra tại Vũ Hán hiện nay.
2. Sự hiểu biết đúng đắn về virus Corona hay 2019-nCoVĐể tránh hoang mang và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả Corona virus (2019- nCoV, virus Vũ Hán, virus Corona) mỗi người cần hiểu đúng về loại virus mới này:
Coronavirus không sinh sôi nảy nở được bên ngoài môi trườngCoronavirus không sinh sôi nảy nở một cách độc lập hay nhân lên được ở bên ngoài môi trường bởi nó chỉ là một lớp vỏ bọc trong có chứa vật chất di truyền; nó được nhân lên tại cơ thể vật chủ.
Nói một cách cụ thể hơn thì nó sẽ không thể làm gì được cho đến khi xâm nhập vào 1 tế bào sống (thực vật, động vật, người hay hoặc vi khuẩn). Tại tế bào sống nó sẽ được nhân bản lên nhờ có nguyên liệu và bộ máy hoạt động của những tế bào vật chủ này. Cũng vì cơ chế “sống bám” này mà nó có khả năng tốc độ nhân bản siêu nhanh.
Virus Corona rất khó tự lây truyền qua không khíCũng chính vì khả năng sinh sôi như đã nói đến ở trên mà virus Vũ Hán rất khó tự lây truyền qua đường không khí, nó chỉ xâm nhập vào cơ thể sống thông qua các dịch tiết (hắt hơi, đàm, nước bọt) từ nguồn bệnh mà thôi. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi người bình thường tiếp xúc với người mắc bệnh trong vòng 2 mét trở xuống và khi vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với các dịch tiết bám trên các bề mặt, tay, chân, quần áo.
Virus Corona rất khó có thể bị lây nhiễm trong thời gian ủ bệnhTrong thời gian ủ bệnh (khoảng 14 ngày) người bệnh rất khó lây nhiễm virus corona cho người khác bởi lúc này virus chưa bị cơ thể đào thải thông qua các hoạt động ho hay hắt hơi.
Không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus CoronaCấu tạo của virus khác hoàn toàn với vi khuẩn bởi nó không có khả năng nhân lên độc lập nên thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus được. Những trường hợp nếu được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh là do cơ thể lúc đó yếu nên đã bị các loại vi khuẩn khác tấn công hoặc dùng dự phòng đối với các trường hợp có nguy cơ cao bị bội nhiễm vi khuẩn.
Phác đồ điều trị virus Corona chủ yếu làm giảm triệu chứngCác triệu chứng do viêm phổi do virus Corona có thể gây tử vong như sốt cao, ho, khó thở, rối loạn chức năng hô hấp,… nhưng chưa có thuốc đặc trị. Phác đồ điều trị hiện nay chủ yếu để giảm những triệu chứng này từ đó giúp cơ thể vượt qua được tình trạng nguy hiểm, cải thiện và giúp hệ miễn dịch nhận biết được tác nhân gây bệnh rồi loại bỏ virus ra khỏi cơ thể thì mới có thể khỏi bệnh được.
3. Làm gì để tránh lây nhiễm virus Corona?Con đường lây nhiễm của Virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)
Muốn biết được phương pháp phòng tránh lây nhiễm virus Corona một cách hiệu quả ngoài việc hiểu đúng còn cần nắm rõ con đường lây nhiễm của loại virus này:
- Tiếp xúc với giọt bắn hay dịch tiết của người bệnh trong không khí.
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm tay, bắt tay.
- Chạm vào bề mặt hoặc vật thể có chứa virus nhưng sau đó tay chân không được rửa sạch.
- Hiếm khi lây qua phân và máu.
Phương pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona- Nên hạn chế đến nơi đông người. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, nhất là tại những nơi tập trung đông dân cư, tại khu vực nghi ngờ có người nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh chung
- Hạn chế tiếp xúc với người khác khi nghi ngờ đang bị mắc bệnh.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, vứt giấy sau khi lau vào thùng rác có nắp đậy.
- Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Uống đủ nước, ăn thức ăn được nấu chín kỹ, bổ sung nhiều vitaminC và đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Rèn luyện thể lực, tránh để cơ thể suy yếu dễ có khả năng nhiễm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với động vật , các loại thịt động vật phải được xử lý kĩ và nấu chín mới được ăn.
- Sống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ khu vực mình đang sinh sống để không bị mắc bệnh.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm, khám chữa kịp thời. Không được tự ý mua thuốc về uống hoặc tự chữa trị tại nhà sẽ khiến bệnh có nguy cơ nặng hơn, bùng phát lây lan thành dịch.
Ngoài những các phương pháp phòng ngừa dịch viêm phổi do virus Corona gây ra vừa kể trên, yếu tố giữ gìn vệ sinh đóng vai trò quan trọng. Người dân cần nâng có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, rửa mặt thường xuyên để loại bỏ những vi khuẩn, những tạp chất bám trên da.
Tuy nhiên trong thời tiết giao mùa như hiện nay, việc rửa tay, rửa mặt thường xuyên dễ gây ra tình trạng khô da và tuyệt nhiên không hẳn loại sửa rửa mặt nào cũng có tính chất diệt khuẩn. Nếu chúng ta không biết cách chọn loại sữa rửa mặt phù hợp rất dễ gây mài mòn, tổn hại cho da, gây viêm nhiễm tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, vi nấm trú ngụ.
Tâm lý lo lắng của trong thời điểm này là khó tránh khỏi, nhưng lúc này cần gạt tâm lý ấy sang một bên để làm việc quan trọng hơn đó là cập nhật những nguồn tin đáng tin cậy, chủ động phòng ngừa đúng cách. Nâng cao hiểu biết, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phòng chống dịch virus Corona chính là việc làm đúng và tốt nhất tại thời điểm này để đẩy lùi và chiến thắng đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.
Cách phòng và tránh dịch viêm phổi do virus Corona (2019 – nCov)Theo các nhà nghiên cứu, việc điều trị bằng kháng sinh các căn bệnh do virus gây ra là không hiệu quả. Bởi các loại virus khi xâm nhập vào cơ thể có tác động rất nhanh làm suy yếu hệ miễn dịch, mất sức đề kháng, tàn phá cơ thể và có thể dẫn đến tử vong trong một thời gian rất ngắn.
Đối với căn bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, các chuyên gia khuyến cáo đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, không cần phải hoang mang, lo lắng nhiều. Bởi theo thống kê, việc lan truyền dịch bệnh tương đối nhanh, nhưng tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn so với tỷ lệ tử vong do căn bệnh này. Những trường hợp tử vong đa số là đang mắc các bệnh về phổi mãn tính, về hô hấp, huyết áp, và tiểu đường. Điều đó chứng tỏ việc điều trị bệnh viêm phổi do virus Corona chỉ tùy thuộc vào khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể mỗi người.
Tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh khi được triển khai quyết liệt và đồng bộ trong việc nâng cao trách nhiệm cộng đồng, nâng cao ý thức phòng và tránh căn bệnh viêm phổi do virus Corona nói riêng, và các bệnh về hô hấp trong thời điểm giao mùa nói chung là vô cùng quan trọng. Vì khi bản thân biết tự phòng tránh, tự bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn thì sẽ không có môi trường cho các loại dịch bệnh trú ngụ.
Vậy, làm thế nào để tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể để phòng tránh căn bệnh viêm phổi cấp do virus Corona này?
Phòng và tránh bệnh viêm phổi do virus Corona bằng phương pháp ăn uống:Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nước đun sôi để diệt chết và hạn chế mọi virus, vi khuẩn chứa trong nước. Trung bình mỗi ngày, một người trưởng thành có thể kiểm tra khối lượng nước cần thiết, giúp đào thải, thanh lọc các độc tố trong cơ thể theo công thức như sau:
Lấy số kg cân nặng x 3ml = khối lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ví dụ:
Một người nặng 50kg x3ml = 1500ml. Tương đương với việc bạn cần cung cấp tối thiểu 1,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
Khi uống, bạn cũng cần tuân thủ theo quy cách uống nước theo phương pháp khoa học được các chuyên gia khuyến cáo. Cụ thể, vào buổi sáng bạn cần uống 1/3 lượng nước cơ thể cần bổ sung trong ngày ngay sau khi thức dậy và trước khi làm vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh việc sử dụng nước đun sôi để nguội, bạn có thể tăng cường bổ sung các nước trái cây, hoa quả. Đặc biệt là các loại nước trái cây, hoa quả vừa mang tính chất phòng, vừa mang tính chất trị các loại bệnh liên quan về phổi như: viêm phổi, ung thư phổi đó là nước ép của các loại trái cây, hoa quả mọng như: cam, quýt, quất, chanh, bưởi…..Những loại trái cây này chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Chế độ ăn lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Một chế độ ăn lành mạnh đó là cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: Kẽm, Sắt, Kali, Vitamin, và đặc biệt cần bổ sung nhiều chất xơ các axit amin và protein nhằm tăng cường sức đề kháng, kháng thể để chống lại các virus và các tác nhân gây hại cho cơ thể. Dưỡng chất Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau xanh lá như: bó xôi, cải xoăn, suplơ…
Tại thời điểm khí hậu tương đối lạnh và mát mẻ như hiện nay, một người trưởng thành bình thường, khỏe mạnh, không mắc những căn bệnh về tim mạch, huyết áp cần bổ sung 1,2g/1kg trọng lượng cơ thể. ( VD 1 người 50kg thì cần bổ sung 60g Protein). Đối với trẻ em thì cần bổ sung nhiều hơn so với người lớn (1,5g/1kg cân nặng). Công thức trên được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng giúp cho mỗi người tự cân đối và bổ sung đầy đủ cho một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được những căn bệnh cấp và mãn tính. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát như hiện nay, phòng bệnh là cách trị bệnh từ xa.
Phòng và tránh bệnh viêm phổi do virus Corona bằng phương pháp tập luyện.Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng là một hình thức tăng cường sức đề kháng, sự miễn dịch của cơ thể giúp cho khí huyết được lưu thông, giảm sự căng thẳng mệt mỏi, đem lại một tinh thần sảng khoái, phấn khởi.
Bạn hãy duy trì chế độ tập luyện thường xuyên các môn thể thao như: đi bộ, chạy bộ, GYM, bóng chuyền, bóng đá. Và một phương pháp tập luyện được nhiều người, nhiều giới lựa chọn hiện nay đó là môn YoGa - Thiền. Đây là một bộ môn tập luyện dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở, điều chỉnh khí huyết giúp thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật, sự căng thẳng, giúp duy trì sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống cho người luyện tập.
Phòng và tránh bệnh viêm phổi do virus Corona bằng phương pháp tâm lý.Hiện nay, các nhà khoa học, các chuyên gia y tế chưa lý giải được những dưỡng chất đặc biệt được sản sinh ra từ một tinh thần thoải mái. Những căn bệnh do virus gây ra có sức tàn phá rất mạnh vào ý thức của người dân, gây tâm lý hoang mang, lo sợ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát khi đối diện với dịch bệnh nhất là ở các vùng trọng điểm, vùng trung tâm dịch. Nếu dành một chút quan sát, bạn sẽ nhận ra được tỷ lệ giữa một người khi mắc một số căn bệnh nan y rơi vào tình trạng hoang mang, tuyệt vọng tột độ thường tử vong sớm hơn những người có lối sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ, thoải mái. Vì vậy, muốn có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, bạn cần tránh những suy nghĩ tiêu cực, không nên hoang mang, ổn định tâm lý. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả mà bất kỳ ai cũng đều có thể làm được.
Riêng đối với những trường hợp bản thân người mắc phải hoặc nghi ngờ mình có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh viêm phổi do virus Corona cũng đừng có hoang mang và lo lắng. Việc cần thiết nhất là thông báo cho các cơ quan y tế để có hướng theo dõi, chữa trị và ngăn ngừa lây nhiễm. Đồng thời, bản thân người bệnh cần có lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện điều độ, suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Bản thân mỗi người cần phải nâng cao hiểu và biết cách để phòng và trị các căn bệnh này thì chắc chắn đại dịch viêm phổi do virus Corona rồi cũng sẽ trôi vào quên lãng như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng(SARS)
Tham khảo một số cách cơ bản nhằm phòng và chống bệnh viêm phổi cấp do virus Corona:- Rửa tay sạch nhiều lần mỗi ngày, nhất là khi tiếp xúc với các vật dụng tại nơi công cộng như: cầu thang, lancan, trạm xe bus…
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhằm làm sạch nơi ẩn nấp của các tạp khuẩn bám vào lông mũi.
- Rửa hốc mắt bằng các loại dung dịch chứa tinh chất diệt khuẩn phù hợp cho mắt.
- Dùng nước súc miệng nhằm làm sạch và loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong miệng.
- Ăn tỏi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Rửa mặt sạch, và bảo vệ da mặt bằng tinh chất rửa kháng khuẩn đặc trị Penta Gel cao cấp từ Italy.
- Đội nón khi ra đường, gội đầu thường xuyên để giữ cho tóc sạch sẽ cũng là một cách phòng tránh nơi trú ngụ cho các tạp khuẩn gây hại.
- Thay và giặt sạch quần áo, phơi ở nơi nắng gắt hoặc sấy khô nhằm diệt khuẩn và tránh ủ quần áo bẩn quá lâu sẽ giúp cho vi khuẩn có nơi trú ngụ, rình rập tấn công làm suy giảm hệ hô hấp của chúng ta.
- Giày dép, mền gối, phòng ốc cũng cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đem lại một không gian thoáng đãng, một môi trường sống trong lành.
2019-nCoV – hay còn gọi là coronavirus mới - đã thống trị các tiêu đề gần đây. Mặc dù nó đang lan nhanh trên khắp các vùng của Châu Á và hơn thế nữa, có những biện pháp phòng ngừa đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây truyền.
Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nó có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Nó có thể nghiêm trọng hơn đối với một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở và suy nội tạng. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh từ trước có vẻ dễ bị nhiễm virus nặng hơn.
Có nên đeo khẩu trang y tế?Mặc dù đeo mặt nạ y tế có thể giúp hạn chế sự lây lan của một số bệnh bao gồm cả 2019-nCoV, nhưng một mình nó sẽ không ngừng nhiễm trùng. Rửa tay và tránh tiếp xúc với những người có khả năng bị nhiễm bệnh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Trẻ em có nguy cơ không?Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm virut, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là cho đến nay vẫn chưa có báo cáo về trường hợp tử vong ở trẻ em có liên quan đến coronavirus. Virus gây tử vong trong những trường hợp hiếm gặp, chủ yếu là với những người lớn tuổi mắc bệnh từ trước.
Tuy nhiên, có những tác động thứ yếu đáng kể đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở khu vực thành thị nghèo. Những tác động này cũng bao gồm đóng cửa trường học, gần đây đã chứng kiến ở Mông Cổ.
Coronavirus này đang lan truyền với tốc độ chóng mặt và điều quan trọng là phải đưa tất cả các tài nguyên cần thiết vào để ngăn chặn nó. Chúng tôi có thể không biết đủ về tác động của Virus đối với trẻ em hoặc có bao nhiêu người có thể bị ảnh hưởng - nhưng chúng tôi biết rằng việc theo dõi và phòng ngừa chặt chẽ là chìa khóa. Thơi gian không ở cạnh chúng ta."
Coronavirus hay nCoV virus được phát hiện năm 1960, đây là một họ virus lớn có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh thông thường. Hầu hết mọi người đều bị nhiễm corona virus tại một thời điểm trong cuộc đời của họ, nhưng các triệu chứng thường nhẹ đến trung bình. Trong một số trường hợp, virus có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm phổi và viêm phế quản.
Những loại virus này phổ biến giữa các loài động vật trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số ít trong số chúng được biết là ảnh hưởng đến con người. Hiếm khi, coronavirus có thể tiến hóa và lây lan từ động vật sang người. Tuy vậy trước đây, nhân loại cũng từng đối diện hai lần vào đại dịch MERS –CoV hay còn gọi là hội chứng hô hấp Trung Đông xảy ra vào năm …… tại Trung Đông và hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS - CoV xảy ra vào năm….. tại Trung quốc. Cả hai đều được biết là gây ra các triệu chứng và tỷ lệ tử vong nghiêm trọng hơn so với dịch viêm phổi do virus Corona xảy ra tại Vũ Hán hiện nay.
2. Sự hiểu biết đúng đắn về virus Corona hay 2019-nCoVĐể tránh hoang mang và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả Corona virus (2019- nCoV, virus Vũ Hán, virus Corona) mỗi người cần hiểu đúng về loại virus mới này:
Coronavirus không sinh sôi nảy nở được bên ngoài môi trườngCoronavirus không sinh sôi nảy nở một cách độc lập hay nhân lên được ở bên ngoài môi trường bởi nó chỉ là một lớp vỏ bọc trong có chứa vật chất di truyền; nó được nhân lên tại cơ thể vật chủ.
Nói một cách cụ thể hơn thì nó sẽ không thể làm gì được cho đến khi xâm nhập vào 1 tế bào sống (thực vật, động vật, người hay hoặc vi khuẩn). Tại tế bào sống nó sẽ được nhân bản lên nhờ có nguyên liệu và bộ máy hoạt động của những tế bào vật chủ này. Cũng vì cơ chế “sống bám” này mà nó có khả năng tốc độ nhân bản siêu nhanh.
Virus Corona rất khó tự lây truyền qua không khíCũng chính vì khả năng sinh sôi như đã nói đến ở trên mà virus Vũ Hán rất khó tự lây truyền qua đường không khí, nó chỉ xâm nhập vào cơ thể sống thông qua các dịch tiết (hắt hơi, đàm, nước bọt) từ nguồn bệnh mà thôi. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi người bình thường tiếp xúc với người mắc bệnh trong vòng 2 mét trở xuống và khi vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với các dịch tiết bám trên các bề mặt, tay, chân, quần áo.
Virus Corona rất khó có thể bị lây nhiễm trong thời gian ủ bệnhTrong thời gian ủ bệnh (khoảng 14 ngày) người bệnh rất khó lây nhiễm virus corona cho người khác bởi lúc này virus chưa bị cơ thể đào thải thông qua các hoạt động ho hay hắt hơi.
Không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus CoronaCấu tạo của virus khác hoàn toàn với vi khuẩn bởi nó không có khả năng nhân lên độc lập nên thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus được. Những trường hợp nếu được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh là do cơ thể lúc đó yếu nên đã bị các loại vi khuẩn khác tấn công hoặc dùng dự phòng đối với các trường hợp có nguy cơ cao bị bội nhiễm vi khuẩn.
Phác đồ điều trị virus Corona chủ yếu làm giảm triệu chứngCác triệu chứng do viêm phổi do virus Corona có thể gây tử vong như sốt cao, ho, khó thở, rối loạn chức năng hô hấp,… nhưng chưa có thuốc đặc trị. Phác đồ điều trị hiện nay chủ yếu để giảm những triệu chứng này từ đó giúp cơ thể vượt qua được tình trạng nguy hiểm, cải thiện và giúp hệ miễn dịch nhận biết được tác nhân gây bệnh rồi loại bỏ virus ra khỏi cơ thể thì mới có thể khỏi bệnh được.
3. Làm gì để tránh lây nhiễm virus Corona?Con đường lây nhiễm của Virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)
Muốn biết được phương pháp phòng tránh lây nhiễm virus Corona một cách hiệu quả ngoài việc hiểu đúng còn cần nắm rõ con đường lây nhiễm của loại virus này:
- Tiếp xúc với giọt bắn hay dịch tiết của người bệnh trong không khí.
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như chạm tay, bắt tay.
- Chạm vào bề mặt hoặc vật thể có chứa virus nhưng sau đó tay chân không được rửa sạch.
- Hiếm khi lây qua phân và máu.
Phương pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona- Nên hạn chế đến nơi đông người. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, nhất là tại những nơi tập trung đông dân cư, tại khu vực nghi ngờ có người nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh chung
- Hạn chế tiếp xúc với người khác khi nghi ngờ đang bị mắc bệnh.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, vứt giấy sau khi lau vào thùng rác có nắp đậy.
- Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Uống đủ nước, ăn thức ăn được nấu chín kỹ, bổ sung nhiều vitaminC và đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Rèn luyện thể lực, tránh để cơ thể suy yếu dễ có khả năng nhiễm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với động vật , các loại thịt động vật phải được xử lý kĩ và nấu chín mới được ăn.
- Sống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ khu vực mình đang sinh sống để không bị mắc bệnh.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm, khám chữa kịp thời. Không được tự ý mua thuốc về uống hoặc tự chữa trị tại nhà sẽ khiến bệnh có nguy cơ nặng hơn, bùng phát lây lan thành dịch.
Ngoài những các phương pháp phòng ngừa dịch viêm phổi do virus Corona gây ra vừa kể trên, yếu tố giữ gìn vệ sinh đóng vai trò quan trọng. Người dân cần nâng có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, rửa mặt thường xuyên để loại bỏ những vi khuẩn, những tạp chất bám trên da.
Tuy nhiên trong thời tiết giao mùa như hiện nay, việc rửa tay, rửa mặt thường xuyên dễ gây ra tình trạng khô da và tuyệt nhiên không hẳn loại sửa rửa mặt nào cũng có tính chất diệt khuẩn. Nếu chúng ta không biết cách chọn loại sữa rửa mặt phù hợp rất dễ gây mài mòn, tổn hại cho da, gây viêm nhiễm tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, vi nấm trú ngụ.
Tâm lý lo lắng của trong thời điểm này là khó tránh khỏi, nhưng lúc này cần gạt tâm lý ấy sang một bên để làm việc quan trọng hơn đó là cập nhật những nguồn tin đáng tin cậy, chủ động phòng ngừa đúng cách. Nâng cao hiểu biết, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phòng chống dịch virus Corona chính là việc làm đúng và tốt nhất tại thời điểm này để đẩy lùi và chiến thắng đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.
Cách phòng và tránh dịch viêm phổi do virus Corona (2019 – nCov)Theo các nhà nghiên cứu, việc điều trị bằng kháng sinh các căn bệnh do virus gây ra là không hiệu quả. Bởi các loại virus khi xâm nhập vào cơ thể có tác động rất nhanh làm suy yếu hệ miễn dịch, mất sức đề kháng, tàn phá cơ thể và có thể dẫn đến tử vong trong một thời gian rất ngắn.
Đối với căn bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, các chuyên gia khuyến cáo đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, không cần phải hoang mang, lo lắng nhiều. Bởi theo thống kê, việc lan truyền dịch bệnh tương đối nhanh, nhưng tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn so với tỷ lệ tử vong do căn bệnh này. Những trường hợp tử vong đa số là đang mắc các bệnh về phổi mãn tính, về hô hấp, huyết áp, và tiểu đường. Điều đó chứng tỏ việc điều trị bệnh viêm phổi do virus Corona chỉ tùy thuộc vào khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể mỗi người.
Tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh khi được triển khai quyết liệt và đồng bộ trong việc nâng cao trách nhiệm cộng đồng, nâng cao ý thức phòng và tránh căn bệnh viêm phổi do virus Corona nói riêng, và các bệnh về hô hấp trong thời điểm giao mùa nói chung là vô cùng quan trọng. Vì khi bản thân biết tự phòng tránh, tự bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn thì sẽ không có môi trường cho các loại dịch bệnh trú ngụ.
Vậy, làm thế nào để tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể để phòng tránh căn bệnh viêm phổi cấp do virus Corona này?
Phòng và tránh bệnh viêm phổi do virus Corona bằng phương pháp ăn uống:Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nước đun sôi để diệt chết và hạn chế mọi virus, vi khuẩn chứa trong nước. Trung bình mỗi ngày, một người trưởng thành có thể kiểm tra khối lượng nước cần thiết, giúp đào thải, thanh lọc các độc tố trong cơ thể theo công thức như sau:
Lấy số kg cân nặng x 3ml = khối lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ví dụ:
Một người nặng 50kg x3ml = 1500ml. Tương đương với việc bạn cần cung cấp tối thiểu 1,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
Khi uống, bạn cũng cần tuân thủ theo quy cách uống nước theo phương pháp khoa học được các chuyên gia khuyến cáo. Cụ thể, vào buổi sáng bạn cần uống 1/3 lượng nước cơ thể cần bổ sung trong ngày ngay sau khi thức dậy và trước khi làm vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh việc sử dụng nước đun sôi để nguội, bạn có thể tăng cường bổ sung các nước trái cây, hoa quả. Đặc biệt là các loại nước trái cây, hoa quả vừa mang tính chất phòng, vừa mang tính chất trị các loại bệnh liên quan về phổi như: viêm phổi, ung thư phổi đó là nước ép của các loại trái cây, hoa quả mọng như: cam, quýt, quất, chanh, bưởi…..Những loại trái cây này chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Chế độ ăn lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Một chế độ ăn lành mạnh đó là cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: Kẽm, Sắt, Kali, Vitamin, và đặc biệt cần bổ sung nhiều chất xơ các axit amin và protein nhằm tăng cường sức đề kháng, kháng thể để chống lại các virus và các tác nhân gây hại cho cơ thể. Dưỡng chất Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau xanh lá như: bó xôi, cải xoăn, suplơ…
Tại thời điểm khí hậu tương đối lạnh và mát mẻ như hiện nay, một người trưởng thành bình thường, khỏe mạnh, không mắc những căn bệnh về tim mạch, huyết áp cần bổ sung 1,2g/1kg trọng lượng cơ thể. ( VD 1 người 50kg thì cần bổ sung 60g Protein). Đối với trẻ em thì cần bổ sung nhiều hơn so với người lớn (1,5g/1kg cân nặng). Công thức trên được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng giúp cho mỗi người tự cân đối và bổ sung đầy đủ cho một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được những căn bệnh cấp và mãn tính. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát như hiện nay, phòng bệnh là cách trị bệnh từ xa.
Phòng và tránh bệnh viêm phổi do virus Corona bằng phương pháp tập luyện.Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng là một hình thức tăng cường sức đề kháng, sự miễn dịch của cơ thể giúp cho khí huyết được lưu thông, giảm sự căng thẳng mệt mỏi, đem lại một tinh thần sảng khoái, phấn khởi.
Bạn hãy duy trì chế độ tập luyện thường xuyên các môn thể thao như: đi bộ, chạy bộ, GYM, bóng chuyền, bóng đá. Và một phương pháp tập luyện được nhiều người, nhiều giới lựa chọn hiện nay đó là môn YoGa - Thiền. Đây là một bộ môn tập luyện dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở, điều chỉnh khí huyết giúp thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật, sự căng thẳng, giúp duy trì sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống cho người luyện tập.
Phòng và tránh bệnh viêm phổi do virus Corona bằng phương pháp tâm lý.Hiện nay, các nhà khoa học, các chuyên gia y tế chưa lý giải được những dưỡng chất đặc biệt được sản sinh ra từ một tinh thần thoải mái. Những căn bệnh do virus gây ra có sức tàn phá rất mạnh vào ý thức của người dân, gây tâm lý hoang mang, lo sợ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát khi đối diện với dịch bệnh nhất là ở các vùng trọng điểm, vùng trung tâm dịch. Nếu dành một chút quan sát, bạn sẽ nhận ra được tỷ lệ giữa một người khi mắc một số căn bệnh nan y rơi vào tình trạng hoang mang, tuyệt vọng tột độ thường tử vong sớm hơn những người có lối sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ, thoải mái. Vì vậy, muốn có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, bạn cần tránh những suy nghĩ tiêu cực, không nên hoang mang, ổn định tâm lý. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả mà bất kỳ ai cũng đều có thể làm được.
Riêng đối với những trường hợp bản thân người mắc phải hoặc nghi ngờ mình có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh viêm phổi do virus Corona cũng đừng có hoang mang và lo lắng. Việc cần thiết nhất là thông báo cho các cơ quan y tế để có hướng theo dõi, chữa trị và ngăn ngừa lây nhiễm. Đồng thời, bản thân người bệnh cần có lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện điều độ, suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Bản thân mỗi người cần phải nâng cao hiểu và biết cách để phòng và trị các căn bệnh này thì chắc chắn đại dịch viêm phổi do virus Corona rồi cũng sẽ trôi vào quên lãng như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng(SARS)
Tham khảo một số cách cơ bản nhằm phòng và chống bệnh viêm phổi cấp do virus Corona:- Rửa tay sạch nhiều lần mỗi ngày, nhất là khi tiếp xúc với các vật dụng tại nơi công cộng như: cầu thang, lancan, trạm xe bus…
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhằm làm sạch nơi ẩn nấp của các tạp khuẩn bám vào lông mũi.
- Rửa hốc mắt bằng các loại dung dịch chứa tinh chất diệt khuẩn phù hợp cho mắt.
- Dùng nước súc miệng nhằm làm sạch và loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong miệng.
- Ăn tỏi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Rửa mặt sạch, và bảo vệ da mặt bằng tinh chất rửa kháng khuẩn đặc trị Penta Gel cao cấp từ Italy.
- Đội nón khi ra đường, gội đầu thường xuyên để giữ cho tóc sạch sẽ cũng là một cách phòng tránh nơi trú ngụ cho các tạp khuẩn gây hại.
- Thay và giặt sạch quần áo, phơi ở nơi nắng gắt hoặc sấy khô nhằm diệt khuẩn và tránh ủ quần áo bẩn quá lâu sẽ giúp cho vi khuẩn có nơi trú ngụ, rình rập tấn công làm suy giảm hệ hô hấp của chúng ta.
- Giày dép, mền gối, phòng ốc cũng cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đem lại một không gian thoáng đãng, một môi trường sống trong lành.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.12.2024 |
Bảng xếp hạng |