LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu họa sỹ trường phái hội họa Dã thú. Vì sao gọi là hội họa Dã thú

2.Tìm hiểu họa sỹ trường phái hội họa Dã thú.
? Vì sao gọi là hội họa Dã thú.
? Đặc điểm trường phái hội họa Dã thú.
?Tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu. 

3.Tìm hiểu họa sỹ trường phái hội họa Lập thể.
? Vì sao gọi là trường phái hội họa Lập thể.
? Ai là người có công sáng lập ra trường phái hội họa Lập thể.
? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái này. 

9 trả lời
Hỏi chi tiết
1.328
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:50:17

Họa sĩ và phong cách

Bên cạnh Matisse và Derain, những họa sĩ theo trường phái này gồm có Albert Marquet, Charles Camoin, Louis Valtat, họa sĩ Bỉ Henri Evenepoel, Jean Puy, Maurice de Vlaminck, Alfred Maurer, Henri Manguin, Raoul Dufy, Othon Friesz, Georges Rouault, họa sĩ Hà Lan Kees van Dongen, họa sĩ người Thụy Sĩ Alice Bailly và Georges Braque (sau đó trở thành cộng tác viên với Picasso trong trường phái Lập thể).[1]

Trường phái này có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước[cần dẫn nguồn]. Sự cần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt[cần dẫn nguồn].

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:51:37

Chủ nghĩa Dã thú là một trào lưu nghệ thuật tiên phong xuất hiện ở Pháp và chỉ tồn tại vào những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phái Dã thú đối với sự phát triển hội họa hiện đại nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung là rất lớn. Những tìm tòi của các họa sĩ phái Dã thú chính là tiền đề cho sự ra đời của nghệ thuật Lập thể và Trừu tượng sau này.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa Dã thú

Các tác phẩm Dã thú xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong triển lãm “Salon mùa thu” lại Paris năm 1905.Những tác phẩm này được sáng tác bởi nhóm họa sĩ trẻ, có cá tính mạnh với quan điểm nghệ thuật táo bạo, mới mẻ chống lại đường lối nghệ thuật kiểu học việc khô cứng. Một số nhà phê bình cho rằng, triển lãm của Van Gogh tại Paris năm 1903 chính là yếu tố thúc đầy sự thay đổi của nhóm họa sĩ trẻ này. Cách biểu hiện dữ dội và có phần thô ráp cùng những tông màu mạnh trong tranh của Van Gogh đã hé lộ con đường sáng tạo cho họ. Ngoài ra còn một danh họa có ảnh hưởng rõ nét đến nhiều họa sĩ phái Dã thú, đó là Paul Gauguin. Ông từng phát biểu: ”Tôi tiến đến một phong cách kết hợp giữa trực cảm và chối bỏ hoàn toàn sự trung thành với tự nhiên bằng việc sử dụng những màu phi biểu tả” (“Những cuộc cách mạng của hội họa thế kỷ XX – Veronique Prat – Tuyển tập các bài viết trên Le Figaro”). Quan điểm đó của Paul Gauguin đã tác động mạnh mẽ đến những sáng tác của các họa sĩ phái Dã thú sau này.

1
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:52:05

Đặc điểm nghệ thuật

Đặc trưng hội họa phái Dã thú là ở cách sử dụng màu sắc mạnh bạo và cách tạo hình thoát ly khỏi tư tưởng kinh viện. Về màu sắc, đó là sự nổi loạn với những sắc đỏ, xanh cobalt, xanh lá cây, vàng nguyên chất rực rỡ. Chủ nghĩa Dã thú đẩy mạnh vai trò của màu sắc, dùng màu với cường độ cao nhất để tạo ra sức mạnh biểu cảm. Về tạo hình, hội họa Dã thú không còn lệ thuộc triệt để vào nguyên tắc giải phẫu, vào phối cảnh, vào tỉ lệ thực và tả chân, thậm chí đôi khi cả sự hợp lý của ánh sáng mà chủ trương giải phóng hình thức bằng những nét bút mạnh mẽ, kích động và dữ dằn; đơn giản hóa đường nét để tìm kiếm cá tính, bộc lộ tối đa tình cảm của họa sĩ. Những nhân vật chủ chốt của trường phái này bao gồm Henri Matisse (1869-1954), Maurice Vlaminck (1876-1958), André Deran (1880-1954), George Rouault (1871-1958), Albert Marquet (1875-1947), Kees van Dongen (1877-1968)… những người đã cùng nhau đột phá ở “Salon mùa thu” , cùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Van Gogh và Gauguin.

Họa sĩ và tác phẩm tiêu biểu

Thủ lĩnh của chủ nghĩa Dã thú là Henri Matisse (1869-1954). Về hình thức thể hiện, Matisse không tìm cách ghi lại hình ảnh vật thể theo thực tế mà chú trọng đến diễn tả tình cảm bộc phát qua các nét bút mạnh, thô, có cảm tưởng như phá vỡ rào cản hình thức. Tranh của ông chỉ biểu hiện một sự sắp xếp các yếu tố hội họa khác nhau. Matisse sử dụng các diện phẳng và dùng hiệu quả tương phản của các tông màu nóng lạnh, của cường độ ánh sáng mạnh giữa các diện để tạo ra cảm giác về không gian, hình khối. Ông cũng học tập được các kỹ thuật từ nghệ thuật Arab vùng Trung Đông và nghệ thuật thổ dân châu Phi – dùng các tuyến đơn tạo hình lẫn tổ hợp tuyến kết hợp với các mảng màu chia thành module để tạo hoa văn, chất cảm vật liệu. Bút pháp của Matisse cũng khác hoàn toàn cách làm cổ điển khi không giấu nét bút hoặc dùng để vờn khối mà phô diễn hẳn ra nét thô mạnh, lộ rõ trên mặt tranh.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:53:00

Bức chân dung "Vị vua già", bên cạnh "Gương mặt thần thánh" vẽ chúa Jesus, cho thấy thêm về ảnh hưởng của tôn giáo và mỹ thuật Thiên chúa giáo đến quan điểm hội họa của Georges Rouault. Ông dùng nét và phương pháp vẽ như vẽ tranh kính trong các nhà thờ thời Trung cổ, nhất là những màu đỏ trầm và màu lam có ánh tím. Về tạo hình, Rouault miêu tả vị vua già bằng nhiều mảng phẳng chắc khỏe, tĩnh tại, sắp xếp ngay ngắn, tạo ra một không khí cổ kính và nghiêm trang cho bức tranh.

Tạm kết

Chủ nghĩa Dã thú xuất hiện như một ngôi sao băng trong bầu trời nghệ thuật, hiện lên rực rỡ rồi nhanh chóng lụi tàn trong một khoảng thời gian ngắn. Chủ nghĩa Dã thú ra đời năm 1905, thu hút dư luận để đạt đến đỉnh cao năm 1907, 1908 rồi dần thoái trào và gần như không còn tồn tại từ sau năm 1920. Khi mới xuất hiện và phát triển bước đầu, hội họa Dã thú không nhận được nhiều sự ủng hộ của giới sưu tập, bị các nhà phê bình và công chúng xa lánh. Nhưng giới họa sĩ lại nhìn thấy ở đó nguồn cảm hứng cho những sáng tạo mới. Hội họa Dã thú chính là một trong những trường phái đầu tiên đưa đến sự tiếp cận hiện đại của nghệ thuật tạo hình. Bằng việc từ bỏ các nguyên tắc cổ điển một cách thành công, chủ nghĩa Dã thú đã góp phần mở ra một con đường mới cho nghệ thuật thế kỷ XX.

1
0
0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:54:43
nhớ tick

Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.

Trong tác phẩm của họa sĩ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sĩ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh.

Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartre của kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.

Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh từ "lập thể" lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần và cuối cùng trở thành tên gọi chính thức.

Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sĩ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể. Tuy nhiên, một số họa sĩ khác cũng tự coi là họa sĩ lập thể khi đi theo các khuynh hướng khác với Braque và Picasso.

Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sĩ vào thập niên 1910 và khơi dậy một vài trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện.

Các nghệ sĩ thiên tài, Braque và Picasso mở ra phương pháp mới trong cách diễn đạt và thể hiện không gian trong hội họa nhưng chính họ lại bị ảnh hưởng của các nghệ sĩ khác như Paul Cezanne, Georges Seurat, điêu khắc Iberi, nghệ thuật điêu khắc châu Phi và như sau này Braque thừa nhận, họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dã thú.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:55:24
nhớ tick

Picasso và Braque sát cạnh bên nhau để mở đường cho ý tưởng tiền lập thể vào những năm 1906-1909 sau đó là "chủ nghĩa lập thể phân tích" (1909-1912). Vào thời kỳ này, hội họa của họ là nhiều bề mặt gần như đơn sắc, những đường thẳng không hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau.


Juan Gris, Still Life with Fruit Dish and Mandolin, 1919, tranh dầu trên vải bố.

Bức họa Les Demoiselles d'Avignon (Những cô nàng ở Avignon) của Picasso không được coi là lập thể nhưng nó lại được coi là cột mốc quan trọng để tiến đến trường phái lập thể. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Picasso thể hiện các hướng nhìn khác nhau cùng một lúc của vật thể ba chiều trên không gian hai chiều của bức tranh. Dựa trên ý tưởng này, Braque khai triển thêm nhiều khía cạnh khác và hai người này đã tạo ra trường phái lập thể.

Một số nhà sử học còn gọi giai đoạn này của chủ nghĩa lập thể là giai đoạn bí hiểm vì các công trình được vẽ theo lối đơn sắc và khó có thể hiểu được. Người họa sĩ chỉ để lại một chút dấu vết trên bức tranh để có thể nhận ra đối tượng của họ. Lúc này, chủ nghĩa lập thể rất gần với chủ nghĩa trừu tượng. Một số chữ cái cũng được đưa vào các bức tranh để làm đầu mối gợi ý ý nghĩa của các bức tranh.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:56:07
nhớ tick

Lập thể tổng hợp

Giai đoạn tiếp theo của lập thể phân tích là "lập thể tổng hợp", bắt đầu vào năm 1912.

Trong lập thể tổng hợp, bố cục của bức tranh gồm các chi tiết chồng chất lên nhau, những chi tiết này được tô sơn hoặc được trát sơn lên nền vải, chúng có màu sắc sặc sỡ hơn. Không giống như lập thể phân tích (ở đó vật thể bị bẻ gãy làm nhiều mảnh), lập thể tổng hợp cố gắng kết hợp nhiều vật thể với nhau để tạo nên các hình khối mới.

Thời kỳ này còn đánh dấu sự ra đời của tranh dán và tranh dán giấy. Picasso đã phát minh ra tranh dán với bức tranh nổi tiếng của ông là Tĩnh vật với chiếc mây trong đó ông đã dán những miếng vải dầu lên một phần của chiếc ghế mây. Braque cũng lấy cảm hứng từ bức tranh này để tạo ra tác phẩm Đĩa hoa quả và cốc thủy tinh. Tranh dán giấy cũng gồm các vật liệu dùng để dán nhưng có điều khác là các mẩu giấy dán chính là các vật thể. Ví dụ, cốc thủy tinh trong bức tranh Đĩa hoa quả và cốc thủy tinh chính là một mẩu giấy báo được cắt thành hình chiếc cốc.

Trước đó Braque đã sử dụng chữ cái nhưng các tác phẩm của thời kỳ lập thể tổng hợp đã đưa ý tưởng này đến một tầm cao mới. Các chữ cái trước đây dùng để gợi ý cho chủ đề thì này chúng chính là chủ đề. Các mẩu giấy báo là các vật dụng được các họa sĩ dùng nhiều nhất. Họ còn đi xa hơn nữa là dùng giấy với hình khắc gỗ. Sau đó còn đưa thêm các mẩu quảng cáo trên báo vào tác phẩm của họ và điều này làm cho các công trình của các nhà lập thể có thêm phần màu sắc.

0
0
︵✿ℒâℳ‿✿
14/02/2020 09:56:51
nhớ tick
Các họa sĩ lập thể nổi tiếng
  • Georges Braque
  • Marcel Duchamp
  • Juan Gris
  • Fernand Leger
  • Jacques Lipchitz
  • Louis Marcoussis
  • Marie Marevna
  • Jean Metzinger
  • Francis Picabia
  • Pablo Picasso
  • Liubov Popova
  • Marie Vassilieff
  • Fritz Wotruba

Các nhà phê bình (Andre Salamon, Guillaume Apollinaire), các nhà thơ (Max Jacob, Pierre Reverdy, Gertrude Stein) và những người khác Jacques Lipchitz, các nhà điêu khắc Raymond Duchamp-Villon và Elie Nadelman.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Mỹ thuật Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư