Phạm Thu Thủy2 tháng 5 2018 lúc 21:27
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng .
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”
Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân , do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân.
Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ. Bí không vì quả mình dài, mà ganh ghét tị nanh với bầu tròn mà cũng chẳng vì sắc hoa của bí vàng rực rỡ mà chê màu trắng của bầu xấu xí thua hơn.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Chúng ta có chung nhau một quê hương, một nguồn cội vinh nhục của những người khác cũng là vinh nhục của chính ta.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là hãy yêu thương những người anh em ruột thịt họ hành thân thiết của chúng ta. Chúng ta có chung nhau ông bà, bố mẹ dù biết rằng mỗi người một tính không thể lúc nào cũng vui vẻ hòa hợp nhưng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” . Vì vậy, đã là anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau, che trở giúp đỡ nhau.
Không chỉ có anh em, họ hàng thân thiết mà còn có cả những người hàng xóm láng giếng. Họ chính là “bí” khác giống với “bầu” nhưng đã cùng nhau chung hoàn cảnh sống, là những người ngay sát cạnh ta để đỡ đần, cứu giúp ta những lúc nguy khốn. Chúng ta “tắt lửa tối đèn” có nhau vì vậy, phải đoàn kết, yêu thương nhau thì “giàn” của chúng ta mới vững mạnh và ngày càng phát triển. Vì vậy, để nói rõ hơn về tầm quan trọng của những người làng xóm tuy không chung dòng máu nhưng lại vô cùng thân thiết ông bà ta khuyên “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vì thế.
Suy rộng ra của công ca dao trên có nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam đều có chung một nguồn cội đó chính là con “con rồng, cháu tiên” . Chúng ta cùng nhau sống trên một lãnh thổ . Vì vậy, dù trên đất nước ta có 54 dân tộc nhưng đó là 54 danh tộc anh em, là người trong một nhà. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn
Và trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.