LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết cho đề  văn " Chớ nên tự phụ ". Chọn 1 ý trong phần thân bài triển khai thành 1 đoạn văn khoảng 12 câu

Lập dàn ý chi tiết cho đề  văn " Chớ nên tự phụ ". Chọn 1 ý trong phần thân bài triển khai thành 1 đoạn văn khoảng 12 câu

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.510
1
0
Trần Thị Huyền Trang
21/02/2020 18:46:14

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
_Rin Rin_
21/02/2020 18:59:03
DÀN Ý CHI TIẾT CHO ĐỀ VĂN: CHỚ NÊN TỰ PHỤ.

I.Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là phải trở thành một người biết khiêm tốn. Mỗi chúng ta từ ngày bé đều đã được dạy rằng “chớ nên tự phụ”. Dù chỉ có bốn chữ ngắn gọn xúc tích, nhưng đây quả thực là một bài học quý giá đối với mỗi người.

II.Thân bài:

1. Giải thích vấn đề cần bàn luận:

  • Tự phụ là một thói xấu mà nhiều người mắc phải
  • Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác, kể cả những người ở trên mình
  • Như vậy, câu nói là một lời khuyên nhắc nhở chúng ta không nên quá tự cao, tự đại về bản thân mình

 2. Bàn luận về tính đúng đắn của ý kiến:

a. Tự phụ khiến chúng ta không biết được bản thân mình là ai

  • Khi chúng ta quá coi trong bản thân mình, chúng a sẽ cho rằng bản thân mình là nhất, là số một, cái gì cũng giỏi hơn người khác
  • Thực tế, kiến thức là một đại dương bao la, rộng lớn, và những gì chúng ta có trong tay chỉ như một giọt nước trong đó mà thôi
  • Chúng ta có thể giỏi hơn người này nhưng sẽ luôn luôn có và thậm chí là có rất rất nhiều những người khác tài giỏi hơn chúng ta, và cũng chẳng có ai trở thành người giỏi nhất, bởi mỗi người có một tài năng riêng
  • Quá coi trọng bản thân mình khiến chúng ta không tự ý thức được những hạn chế, những khuyết điểm của chính mình bởi sự tự cao đã che mờ mắt ta rồi.
  • Chính vì thế mà chúng ta không biết được vị trí thực sự của mình, sẽ trở thành một cái “thùng rỗng kêu to”, giống như con ếch trong truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”, nó nghĩ rằng ông trời chỉ bé bằng cái vung và nó là kẻ lớn nhất, quyền lực nhất bởi vì tầm nhìn của nó quá hạn hẹp và nó đã phải trả giá đắt cho sự tự phụ của mình

b. Tự phụ khiến ta có thói xấu coi thường người khác:

  • Trong mắt kẻ tự phụ, người khác luôn thấp kém hơn họ bởi họ cho mình là hơn người, là giỏi giang không ai có thể sánh được
  • Quá tự tin vào khả năng của bản thân khiến chúng ta coi thường những khả năng, tài năng của người khác, không dễ dàng chấp nhận việc mình kém hơn họ
  • Trong những cuộc thi, những kẻ tự phụ thường coi thường đối thủ, chắc mẩm rằng mình sẽ giành phần thắng, sinh ra chủ quan và kết cục thất bại

c. Tự phụ khiến chúng ta bị mọi người xa lánh, không nhận được sự tôn trọng từ mọi người:

  • Quá tự cao, tự đại không coi ai ra gì khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường. Chính vì thế, mọi người thường xa lánh những kẻ tự phụ
  • Do đó, những kẻ tự phụ thường bị cô lập trong xã hội, không anh muốn hợp tác, muốn chia sẻ, làm việc gì cũng sẽ chỉ có một mình, không có sự hỗ trợ giúp đỡ của người khác khi cần thiết dẫn đến công việc sẽ không thể thành công và đạt được kết quả tốt nhất

III.Kết bài:

  • Nêu bài học của bản thân rút ra từ câu nói:

“Chớ nên tự phụ” là bài học đắt giá mà mỗi cúng ta cần khắc ghi, không chỉ là để trở thành một người tốt, dễ dàng hơn trên con đường đi đến thành công mà còn là để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

2
0
_Rin Rin_
21/02/2020 19:00:36
Viết đoạn văn nghị luận với đề bài “Chớ nên tự phụ”.

   Cuộc sống là một cuộc đấu tranh bất tật mà ở đó tài nghệ của mỗi người chỉ là một giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Chính vì vậy, ta cần biết được vị trí của mình ở đâu để sống biết mình, hiểu mình thay vì kiêu căng, ngạo mạn và “chớ nên tự phụ”. Tự phụ là việc tự cho mình là tài giỏi, tỏ ra kiêu căng, hống hách ra oai với thiên hạ. Kì thực cuộc sống là một trường đua dài mà ở đó bạn cần có bản lĩnh và một cái đầu lạnh. Có nghĩa bạn cần tỉnh táo để nhận ra mình ở vị trí nào để hiểu rõ hành trình đích đến của bản thân thay vì cố tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn khinh thường người khác. Mỗi người là một cá thể độc lập, có một thái độ sống riêng, nhưng chúng ta không thể nào sống đơn lẻ và vì thế cần học cách tôn trọng người khác và biết yêu thương mọi người. Con người vừa mạnh mẽ mà cũng rất yếu đuối, chúng ta như những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la, vì thế cũng như giọt nước phải biết hòa mình vào biển cả mới mong tồn tại vững bền. Khi ta tự phụ cũng đồng nghĩa với việc ta không trân trọng cộng đồng, không tôn trọng mọi người xung quanh như vậy dẫn đến sự chia sẻ, mất đoàn kết, làm ta mất đi sợi dây liên kết với tập thể. Như vậy sự tồn tại cá nhân còn ý nghĩa gì khi biến mất và dần dần không có cộng đồng. Cuộc sống phong phú kia là trường đại học chân chính nhất của con người, và một trong những bài học ấy là: chớ nên tự phụ. Đó là chìa khóa để thành công, là cách để bạn tồn tại vững bền trong trái tim mọi người.

0
0
_Rin Rin_
21/02/2020 19:01:34
- Chúc bạn học tốt và nhớ chấm điểm giùm Rin nhaa! ><
1
0
Ni Lin
07/06/2021 20:16:07
+1đ tặng

“Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xa lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiêm nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt. Hãy học cách khiêm tốn, và “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư