Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau

Câu 2 (5 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào,
vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi
yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như
thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo
động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng
tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều
cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:

“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

(Sài Gòn tôi yêu - Minh
Hương)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
224
0
0
Akako[]~đỏ
24/02/2020 10:27:26

B. Bài văn mẫu
Văn thơ xưa viết rất nhiều về chiến tranh để tố cáo chế độ xã hội gây ra cho con người bao nỗi đau, không chỉ về thể xác mà cả nỗi đau tinh thần. Trong đó không ai khổ hơn người phụ nữ khi đất nước loạn lạc. Đoạn trích “Sau phút chia li” trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” là một lời tố cáo chiến tranh tiêu biểu nhất và qua đó thể hiện nỗi khổ của người chinh phụ thật sâu sắc.

Sau khi tiễn chồng ra mặt trận, người chinh phụ âu sầu, ảo não và nghĩ về những tháng ngày vất vả sắp tới của mình sẽ không có người chồng bên cạnh đỡ đần, chăm sóc. Nỗi cô đơn xâm chiếm lòng người phụ nữ. Từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ thứ hai, nỗi sầu ấy được nâng lên rõ rệt và đến khổ thơ cuối thì nỗi sầu của người chinh phụ đã kết thành khối, thành núi. Nỗi sầu được tác giả khéo léo thế hiện qua các biện pháp tu từ rất đặc sắc.

"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Tiếp tục sử dụng biện pháp đối, điệp ngữ, điệp ý như những khổ thơ trên, tác giả bộc lộ nỗi sầu của người chinh phụ đến tận cùng. Âm điệu trong câu thơ dường như day dứt hơn rất nhiều khi cuộc chia li đã dâng lên cực độ. Nghệ thuật đối “Cùng trông lại cùng chẳng thấy” để chỉ cái tận cùng của không gian xa cách. Nếu như khổ thơ trên vẫn còn có cột mốc để chỉ khoảng cách xa xôi giữa hai người là Hàm Dương, Tiêu Tương thì ở đây đã không còn ý niệm về khoảng cách nữa. Không gian dường như mất hút vào khoảng không vô tận. Nỗi sầu chia li hai hướng nghịch nhau tăng lên đến cực điểm rồi. Điệp từ “cùng” để chỉ sự đồng hướng của hai người xa nhau, cả hai cùng trông về một phía nhưng chẳng thể nhìn thấy nhau được nữa chỉ “thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu”. Điệp ngữ vòng “thấy, ngàn dâu” ở đây được sử dụng rất hay. Nó nhấn mạnh thêm độ xa cách đã mất hút vào ngàn dâu xanh. Màu “xanh xanh” của ngàn dâu ở câu trên đã nhanh chóng chuyển sang màu “xanh ngắt” ở câu dưới, không phải màu xanh của niềm tin, hi vọng mà dường như là nỗi u sầu của người chinh phụ đọng lại thành khối. Màu xanh dày đặc ấy như quấn lấy, cuốn đi sự khao khát được nhìn thấy nhau của hai người.

Người chồng đi xa đến nơi trận ải nhưng còn người chinh phụ chỉ có một mình vò võ với nỗi đợi mong. Nỗi buồn ấy đã lan tỏa, thấm dần vào không gian cảnh vật, cuối cùng chúng kết lại thành khối sầu, núi sầu mà mãi mãi sẽ không tan trong lòng người phụ nữ. Chữ “sầu” cuối bài thơ có sức mạnh ghê gớm, nó thả vào lòng người đọc một dư âm sâu sắc như để cùng cảm nhận nỗi sầu ấy với người chinh phụ.

Câu thơ cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” là câu hỏi tu từ đầy ý xót xa. Không phải một câu oán trách, không phải một lời hờn giận hay dùng để cân đo đong đếm, so sánh giữa hai nỗi sầu, câu thơ chỉ làm rõ hơn nữa nỗi sầu của người chinh phụ mà thôi. Nó đã ở đỉnh điểm và dường như uất nghẹn, nồi sầu ấy chẳng chia sẻ được cùng ai. Chỉ có mình em chăn đơn gối chiếc, vò võ một mình, chỉ còn lại mình em xa lạ trong chính căn phòng của chúng ta, niềm vui hay nỗi buồn cũng chỉ mình em biết đến, tiếng cười hay tiếng khóc cũng một mình em hay... Chàng nơi xa chắc cũng hiểu lòng em như em biết ý chàng. Nhưng ngặt một nỗi đôi ta muốn gần mà chẳng được. Thảm thương thay....

Chỉ với bốn câu thơ với những biện pháp tu từ độc đáo, có chọn lọc, khổ thơ mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác giả đã quan tâm đến số phận con người nhất là người phụ nữ, họ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội xưa. Từ đó, giá trị tố cáo chiến tranh càng mạnh mẽ. Không trực tiếp lên tiếng nhưng nỗi sầu người chinh phụ đọng lại thành khôn thành núi cũng đà đủ sức đè bẹp chế độ xã hội thối nát bấy giờ. Và chính nó có sức tố cáo ghê gớm, chân thực nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×