LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả Tạ Duy Anh muốn gửi tới người đọc nhữnh thông điệp gì

Qua truyện Bức tranh của em gái tôi ,tác giả Tạ Duy Anh muốn gửi tới người đọc nhữnh thông điệp gì

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.406
14
1
Detective Pikachu
01/03/2020 07:31:27
Thông điệp : Đừng do ganh tị mà tình cảm của anh em bị mờ nhạt, đáng lý người anh phải vui khi người em đoạt giải nhất cuộc thi vẽ, nhưng vì người anh cứ nghĩ minh đã bị bỏ rơi(không có tài năng nào nổi bật), còn ba mẹ thì lại yêu thương em gái hơn, chính vì vậy người anh đã bắt đầu gắt gỏng với em và tình cảm anh em bị mờ nhạt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
︵✿ℒâℳ‿✿
01/03/2020 07:59:49

Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kị trong cuộc sống. Câu chuyện xoanh quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.

   Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình: con mèo, bát múc cám,… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?” “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn” . Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc tình cảm của người anh trai với em rạn nứt, người anh sinh đố kị, ghen ghét và không còn yêu thương em như trước. Người anh thất vọng, cảm thấy bản thân mình chẳng có chút tài năng nào “tôi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài” . Cả gia đình chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa em gái tài năng còn người anh tự đẩy mình trở thành người ngoài cuộc. Bởi vậy, bất cứ hành động nào trước đây là đáng yêu của em gái thì hiện tại lại làm người anh “gắt um lên” “chỉ thấy nó chọc tức” ,… Bản thân người anh tự cô lập mình, tự đẩy mình ra xa gia đình hơn. Phải chăng chính điều ấy càng làm tăng thêm thói ghen ghét, đố kị của người anh với cô em gái nhỏ Kiều Phương.

Dù nhận lại thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí tức giận của anh trai nhưng Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi đi thi. Không phải bố, không phải mẹ, mà chính là người anh trai mà cô bé hằng yêu quý. Nhìn bức tranh ấy ta không thấy một người anh hay mắng mỏ, quát nạt, đố kị với tài năng của em, mà là một người anh hoàn hảo, đang “ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà con rất mơ mộng nữa” . Đó là hình ảnh một người anh yêu thương em hết mực, tâm hồn trong sáng, đầy suy tư, đây là chân dung người anh hoàn hảo trong suy nghĩ của Kiều Phương. Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư? Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kị và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình, bởi vậy mà cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” . Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.

Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỉ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của từng nhân vật.

   Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.



 
2
0
︵✿ℒâℳ‿✿
01/03/2020 08:00:03

Nhà văn Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế hệ nhà văn trước đây. Văn của ông giàu cảm xúc và làm lay động lòng người bằng tính chân thực, bằng những trải nhiệm và cảm xúc thật sự của con người. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chính là “Bức tranh của em gái tôi”. Tác phẩm đã làm lay động người đọc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ đã khơi gợi lên tình thương trong lòng của người anh trai.

   Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh của Kiều Phương, một cô bé có năng khiếu về hội họa nhưng lại rất thích lục lọi đồ và làm bôi bẩn lên mặt nên đã được người anh trai đặt biệt danh là Mèo. Câu chuyện bắt đầu bằng lời kể của người anh trai để tạo ra tâm lý gần gũi, chân thực hơn với cuộc sống đời thường. Thông qua những lời bộc bạch, tâm sự của người anh trai, người đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ, những cách đánh giá và những tâm sự thầm kín trong lòng của người anh trai.

Khi thấy em tự sáng tạo ra màu vẽ thì người anh trai luôn cho mình là người lớn và những việc làm của em làm bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên: đó là những trò chơi của những đứa trẻ con vẫn hay làm, vậy nên sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu em mình làm như vậy. Tuy nhiên, khi người họa sĩ Lê Tiến phát hiện được tài năng thực sự của đứa em gái thì người anh trai bắt đầu cảm nhận được sự mặc cảm, tự ti và có chút ghen tị, thua thiệt hơn so với chính đứa em gái thân thiết của mình. Qua những lời kể của người anh trai, trước những lời tự bộc bạch của người anh trước việc tự xem lén những bức tranh của em gái vẽ rồi trút tiếng thở dài. Tiếng thở dài đó là tiếng thở dài của sự thất vọng, của sự chán nản và sự kém cỏi của chính bản thân mình. Phải chăng người anh cảm nhận được lãng quên mình, khi mà mọi sự chú ý đều tập trung vào người em gái, mọi sự quan tâm và những lời ngợi khen luôn được dành cho người em trong khi về phần mình thì người anh luôn cảm giác mình bị đẩy ra ngoài và không ai để ý đến mình chỉ vì mình không có tài năng giống em? Và cứ như thế, tâm trạng của người anh dần dần rơi vào tuyệt vọng để rồi sau đó lại luôn đối xử tệ với chính đứa em gái ruột thân thương nhất của mình.

Những lý do không tên, những điều không đáng để tức giận thì bây giờ nó như cái cớ để người anh trút giận lên em và ngày càng xa lánh em của  mình hơn. Cứ tưởng như  khi người em gái nhận được sự đối xử như vậy sẽ ghét anh trai của mình hơn, nhưng không, thực sự là không phải như vậy, em vẫn yêu quý và kính trọng anh trai của mình như trước kia và điều đó được thể hiện thông qua bức vẽ của em: “Anh trai tôi”. Một bức tranh thấm đẫm tình cảm mà em dành cho anh, Không phải là những lần anh cáu gắt hay ghen tị với em mà trong bức tranh ấy, hình ảnh của người anh lại hiện lên đẹp đến như vậy. Đó là một người anh trai luôn yêu thương em, luôn hoàn hảo trong mắt của em gái mình. Khi nhìn thấy bức tranh đó, niềm tự hào mãnh liệt được dâng lên trong lòng người anh trai – đó là sự tự hào, niềm hãnh diện mà người anh trai không thể thốt lên bằng lời và đó cũng chính là sự xấu hổ đối với em gái và đối với chính bản thân mình bởi vì những hành động dại dội và nông nổi của mình. Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.

Những suy nghĩ trong đầu của người anh trai cứ nhưng muốn bùng lên mà không thể nào có thể thốt lên bằng lời: “"Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Bằng những giọt nước mắt của người anh, đã cho người anh nhận ra được một bài học cho chính bản thân mình, người anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh và anh cũng đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Nếu như trước đây chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây nó lại là vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Và chính sự nhân hậu và bao dung đó đã làm thức tỉnh tình cảm của người anh trai.

   Khép lại câu chuyện, tác giả đã cho chúng ta thấy, nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Thông qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một bài học sâu sắc về lòng bao dung và tình cảm yêu thương sâu sắc của con  người.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư